Đánh giá kết quả thực hiện giao đất của hai dự án

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện thu hồi đất, giao đất để xây dựng dự án sân golf và khu công viên công nghệ thông tin trên địa bàn quận long biên thành phố hà nội (Trang 84)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.3.3. Đánh giá kết quả thực hiện giao đất của hai dự án

3.3.3.1. Đánh giá kết quả công tác giao đất của dự án xây dựng sân golf Long Biên

* Đánh giá công tác giao đất của dự án xây dựng sân golf Long Biên ở giai đoạn đầu (đợt 1)

Công tác giao đất của dự án xây dựng sân golf Long Biên (đợt 1) đã hoàn thành theo kế hoạch đề ra. Diện tích giao đất của dự án cũng đạt 100% kế hoạch tại Quyết định số 200/QĐ-UB ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Diện tích của dự án đã được thu hồi hoàn toàn giao cho chủ đầu tư (Công ty Cổ phần đầu tư Long Biên) để triển khai các công đoạn tiếp theo với tổng diện tích đã giao là 386.782 m2.

Bảng 3.11. Kết quả thực hiện giao đất (đợt 1) của dự án xây dựng sân golf Long Biên

Hạng mục ĐVT Diện tích đất đã thu hồi đDiã giao (ện tích đợđất 1) t T(%) ỷ lệ Tổng diện tích đất m2 386.782 386.782 100 + Đất nông nghiệp m2 317.002 317.002 100 + Đất ở m2 + Đất tổ chức m2 69.780 69.780 100

Có thể nói công tác thu hồi và giao đất cho dự án đã đạt những thành tích đáng khích lệ. Ta thấy được những cách làm hay của chủ đầu tư đã linh hoạt khi tiến hành bồi thường, giải phóng mặt bằng để công tác giao đất đúng tiến độ, giúp cho dự án có “mặt bằng sạch” để triển khai một cách nhanh chóng. Tuy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76 nhiên so với phương án tổng thể của chủ đầu tư lập thì dự án chậm gần một năm, điều này cho thấy công tác quản lý nhà nước về đất đai còn rườm rà, chồng chéo, dẫn đến làm chậm tiến độ các dự án.

* So sánh công tác giao đất kết quả thực hiện đợt 1 của dự án xây dựng sân golf Long Biên với diện tích cần giao của toàn bộ dự án.

Bảng 3.12. So sánh kết quả thực hiện giao đất (đợt 1) của dự án xây dựng sân golf Long Biên so với toàn bộ dự án

Hạng mục ĐVT cDiủệa toàn bn tích cộầ dn giao ự án Diện tích đất đã giao đợt 1 (thực hiện đến năm 2013) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất m2 1.206.128 386.782 32,07 + Đất nông nghiệp m2 1.131.000 317.002 28,03 + Đất ở m2 5.348 0,00 + Đất tổ chức m2 69.780 69.780 100,00

Khi so sánh diện tích cần được giao của toàn dự án xây dự án xây dựng sân golf Long Biên với diện tích đã được giao đợt 1 của dự án, ta thấy tỷ lệ thực hiện giao đất của toàn dự án mới chỉ đạt 32,07%. Trong các loại đất được giao thì đất của tổ chức là được thực hiện nhanh chóng và triệt để nhất đạt 100%. Đất nông nghiệp của dự án mới chỉ thực hiện được 28,03% so với diện tích cần được giao. Đặc biệt trong các nhóm đất cần giao, đất ở là loại đất chưa được tiến hành thu hồi để giao đất. Điều này có thể dễ dàng lý giải xuất phát từ sự phức tạp trong việc giải phóng mặt bằng của đất ở mà chủ đầu tư đã đưa ra phương án và giải pháp thu hồi đất ở trong giai đoạn kế tiếp.

Như vậy có thể nói, tuy diện tích đất đã giao của dự án xây dựng sân golf Long Biên so với kế hoạch đạt 100% nhưng so với toàn bộ dự án mới chỉ đạt 32,07%. Điều này sẽ đặt ra những thách thức to lớn trong việc giải quyết bài toán thu hồi đất nhằm đạt được mục tiêu giao đất của toàn bộ dự án.

3.3.3.2. Đánh giá công tác giao đất của dự án khu công viên công nghệ thông tin Hà Nội

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77 * Đánh giá công tác giao đất thực hiện dự án khu công viên công nghệ thông tin Hà Nội giai đoạn 1

Diện tích giao đất của dự án khu công viên công nghệ thông tin đã được đạt đúng tiến độ theo kế hoạch tại Quyết định số 5172/QĐ-UND ngày 12/11/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, tức là đã thực hiện giao xong 100% diện tích đất đã thu hồi (259.836 m2). Diện tích thu hồi giai đoạn 1 của dự án đã được giao cho chủ đầu tư (Công ty Cổ phần Him Lam) để triển khai các công đoạn tiếp theo. Diện tích giao đất giai đoạn 1 của dự án được thể hiện ở bảng 3.13.

Bảng 3.13. Kết quả thực hiện giao đất (đợt 1) của dự án khu công viên công nghệ thông tin Hà Nội

Hạng mục ĐVT Diện tích hồi đã thu Diệđn tích ã giao đất Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất m2 259.836 259.836 100,00

+ Đất nông nghiệp m2 155.077 155.077 100,00

+ Đất ở m2

+ Đất tổ chức m2 104.759 104.759 100,00

Qua bảng 3.13 ta có thể nhận thấy công tác thu hồi và giao đất có sự đồng bộ rất cao, những diện tích đã được thu hồi thì đã nhanh chóng thực hiện giao đất cho chủ đầu tư trong thời gian sớm nhất, để thực hiện các công đoạn tiếp theo nhằm đảm bảo tiến độ dự án. Ở đây ta thấy được sự kết hợp khá chặt chẽ của chủ đầu tư và các đơn vị quản lý đất đai nhằm hướng tới mục tiêu bàn giao “mặt bằng sạch” cho đơn vị thi công theo đúng kế hoạch.

* So sánh công tác giao đất kết quả thực hiện đợt 1 của dự án khu công viên công nghệ thông tin Hà Nội với diện tích cần giao của toàn bộ dự án.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78

Bảng 3.14. So sánh kết quả thực hiện giao đất (đợt 1) của dự án khu công viên công nghệ thông tin Hà Nội so với toàn bộ dự án

Hạng mục ĐVT Dicủa toàn bện tích cộầ dn giao ự án Diđấện tích giao t (đợt 1) T(%) ỷ lệ

Tổng diện tích đất m2 295.640 259.836 87,89

+ Đất nông nghiệp m2 155.077 155.077 100,00

+ Đất ở m2 18778 0,00

+ Đất tổ chức m2 121.785 104.759 86,02

Qua bảng 3.14 ta thấy diện tích đã giao đất của dự án khu công viên công nghệ thông tin Hà Nội đợt 1 chiếm tỷ lệ khá cao chiếm 87,89% diện tích đất cần giao của toàn bộ dự án. Những diện tích đất còn lại cần thu hồi để giao cho chủ đầu tư là phần lớn là đất ở. Đây là nhóm đất rất phức tạp trong giải phóng mặt bằng đòi hỏi kinh nghiệm và cách tổ chức khoa học mới có thể thực hiện hiệu quả.

Như vậy từ việc thu hồi và giao đất của dự án khu công viên công nghệ thông tin Hà Nội ta có thể thấy được sự linh hoạt và cách làm hay trong giải phóng mặt bằng của dự án nhằm đem lại hiệu quả công việc cao nhất, đảm bảo tiến độ đề ra.

3.3.4. Đánh giá người dân v vic thc hin chính sách thu hi, bi thường, h tr 2 d án nghiên cu

Trong quá trình thưc hiện giải phóng mặt bằng, có nhiều ý kiến khác nhau của hộ dân về vấn đề này. Trên cơ sở điều tra 100 hộ bị thu hồi đất của 2 dự án xây dựng sân golf Long Biên và dự án khu công viên công nghệ thông tin Hà Nội, kết quả điều tra này được thể hiện trong bảng 3.12.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79

Bảng 3.15. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợở 2 dự án nghiên cứu.

Hạng mục

Dự án xây dựng sân golf Long

Biên

Dự án khu công viên công nghệ thông tin Hà Nội Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1. Hình thức bồi thường khi thu hồi đất

- Bằng tiền 50 100,00 50 100,00 - Giao đất mới 2. Mục đích sử dụng tiền bồi thường - Đầu tư vào sản xuất 25 50,00 28 55,00 - Đầu tư xây dựng, sửa chữa nhà cửa 19 37,50 20 40,00 - Mua đồ dùng sinh hoạt 32 64,00 29 57,50 - Đầu tư học nghề 9 17,50 9 18,00 - Gửi tiết kiệm 35 70,00 38 76,00 - Mua đất 15 30,00 20 40,00

3. Sự thay đổi kinh tế gia đình sau khi thu hồi đất

- Tăng lên 23 46,00 24 48,00

- Không thay đổi 22 44,00 23 46,00

- Giảm đi 5 10,00 3 6,00

4. Tình hình hỗ trợ việc làm sau khi thu hồi

- Có hỗ trợ

- Không có sự hỗ trợ 50 100,00 50 100,00

5. Tình trạng việc làm sau khi thu hồi đất

- Việc làm tốt hơn 23 45,00 24 47,50

- Không thay đổi 24 47,50 24 47,50

- Việc làm giảm đi 4 7,50 3 5,00

6. Đánh giá chung về chính sách bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư - Đồng ý 47 93,33 35 69,33 - Không đồng ý 3 6,67 15 30,67 7. Kiến nghị của người dân - Hỗ trợđào tạo nghề bằng tiền 43 85,00 39 77,50 - Đào tạo nghề trực tiếp 5 10,00 4 7,50

- Cho vay vốn ưu đãi 29 57,50 29 57,50

- Tăng giá đất đền bù 50 100,00 50 100,00

* Hình thức bồi thường của 2 dự án chủ yếu là bằng tiền mặt. Tuỳ từng giai đoạn khác nhau mà có mức giá bồi thường khác nhau. Việc lựa chọn hình thức bồi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80 thường hỗ trợ bằng tiền mặt phù hợp. Đối với những hộ bị thu hồi đất ở, sau khi nhận được tiền bồi thường, các hộ sẽ được bố trí mua nhà ưu đãi trong các khu đô thị phục vụ tái định cư nằm ngay trên địa bàn phường. Đối với những hộ bị thu hồi đất nông nghiệp thì sau nhận được tiền đền bù và hỗ trợ người dân sẽ không nằm trong diện mua nhà với giá ưu đãi. Cũng giống như nhiều dự án GPMB khác, hai dự án nghiên cứu thì việc đền bù và hỗ trợ bằng tiền mặt, người dân chủ động sử dụng nên họ hưởng ứng nhiệt tình. Tuy nhiên, việc đền bù và hỗ trợ đối với nhóm hộ bị thu hồi đất nông nghiệp thực hiện thuận lợi hơn là nhóm hộ bị thu hồi đất ở do những thắc mắc của người dân về vấn đề giá bồi thường.

* Mục đích sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của người dân bị thu hồi đất

Đánh giá theo từng dự án triển khai ta có được kết quả so sánh qua hình 3.7 50.00 37.50 64.00 17.50 70.00 30.00 55.00 40.00 57.50 18.00 76.00 40.00 0 20 40 60 80 100 đơ n v ị %

Dự án sân golf Long Biên Dự án công viên CNTT Hà Nội

Đầu tư vào sản xuất Đầu tư xây dựng, sửa chữa nhà cửa Mua đồ dùng sinh hoạt Đầu tư học nghề

Gửi tiết kiệm Mua đất

Hình 3.7 Biểu đồ mục đích sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của hộ bị thu hồi đất theo 2 dự án nghiên cứu

Đối với 2 dự án nghiên cứu (dự án xây dựng sân golf Long Biên và dự án khu công viên công nghệ thông tin Hà Nội) ta thấy tiền đền bù các hộ đầu từ không đồng đều cho các mục đích sử dụng nhưng có sự tương đồng về mục đích sử dụng khi các hộ tập trung đầu tư cho gửi tiết kiệm ( dự án sân golf Long Biên là 70%, dự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81 án khu công viên CNTT là 76%), mua đồ sinh hoạt (dự án khu sân golf Long Biên là 64,00% và dự án khu công viên CNTT là 57,5%) trong khi đầu tư cho sản xuất chỉ chiếm từ 50% đến 55%. Điều này có thể lý giải cho việc sử dụng tiền bồi thường của người dân còn hạn chế, họ chưa phát huy hết hiệu quả tiền bồi thường cho sản xuất kinh doanh, hướng tới phát triển và tạo ra việc làm.

* Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến kinh tế gia đình - Đánh giá tổng hợp cả hai dự án ảnh hưởng đến kinh tế gia đình

Trong tất cả các đối tượng điều tra ta thấy nhóm hộ có kinh tế tăng lên chiếm tỷ lệ lớn nhất từ 46% đến 48%, trong khi đối tượng có kinh tế giảm đi chiếm tỷ lệ khá thấp là 6% ÷ 10%.

Nguyên nhân có những đánh giá khác nhau về ảnh hưởng đến kinh tế gia đình của các đối tương điều tra do nền kinh tế nông nghiệp không còn chiếm vai trò chủ đạo trong kinh tế các hộ gia đình, ngay cả những hộ bị thu hồi đất ở thì chưa thấy có sự thay đổi về kinh tế khi bị thu hồi đất.

- Đánh giá từng dự án ảnh hưởng đến kinh tế gia đình

46,00 48,00 44,00 46,00 10,00 6,00 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Dự án sân golf Long Biên Dự án công viên CNTT Hà Nội Tăng lên Không thay đổi Giảm đi

Hình 3.8 Biểu đồđánh giá của người dân vềảnh hưởng của việc thu hồi đất đến kinh tế hộ gia đình của dự án nghiên cứu

Qua hình 3.8, ta dễ dàng nhận thấy các hộ điều tra có sự tương đồng về ảnh hưởng khi thu hồi đất. Phần đa các hộ có nhận xét là kinh tế có sự tăng lên (dao động trong khoảng 46% - 48%, các hộ có kinh tế giảm đi chiếm tỷ lệ khá nhỏ ở cả hai dự án (dự án sân golf Long Biên là 10% và dự án khu công viên CNTT chỉ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82 chiếm 6% trong tổng số các hộ điều tra). Điều này cho thấy kinh tê hộ gia đình của hai dự án không phụ thuộc nhiều vào việc thu hồi đất. Hơn nữa, các hộ gia đình đã biết tận dụng giá trị bồi thường của đất đai để phát triển kinh tế gia đình.

* Theo đánh giá của các hộ về sự hỗ trợ việc làm sau khi thu hồi đất, tất cả các hộ điều tra trong các nhóm hộ đều đánh giá họ không nhận được sự hỗ trợ việc làm sau khi thu hồi đất. Đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự ổn định đời sống của người dân khi bị thu hồi đất, đặc biệt là những hộ bị thu hồi nhiều đất nông nghiệp và lao động trong gia đình chủ yếu làm nông nghiệp. Nhiều hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, giảm diện tích sản xuất trong khi nhân khẩu không thay đổi nên ảnh hưởng thu nhập của người dân, một số lao động chính trong gia đình phải đi tìm việc làm khác để cải thiện thu nhập của gia đình. Tuy nhiên việc tìm kiếm việc làm gặp nhiều khó khăn do họ không được đào tạo nghề nghiệp. Chính vì vậy cần có chính sách hỗ trợ việc làm thông qua các lớp đào tạo nghề nghiệp để họ có cơ hội tìm kiếm việc làm.

* Đánh giá của người dân về tình hình việc làm sau khi bị thu hồi đất. - Đánh giá tổng hợp của người dân về tình hình việc làm sau khi bị thu hồi của cả 2 dự án

Tình trạng việc làm của cả hai dự án nghiên cứu có sự biến chuyển khá tốt. Nhóm hộ có việc làm tốt hơn chiếm tỷ lệ khá cao từ 45% đến 47,5%, nhóm hộ có việc làm giảm đi chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 4% ÷ 5%. Điều này có thể giải thích một cách đơn giản thông qua sự phát triển kinh tế của địa phương và sự năng động của người dân trong việc tìm và tạo việc làm mới cho bản thân và cộng đồng. Các hộ dân khi bị thu hồi đất đã rất chủ động trong công tác chuyển đổi nghề nghiệp và tìm hướng đầu tư mới.

- Đánh giá của người dân về tình hình việc làm sau khi bị thu hồi của từng dự án

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83 45,00 47,50 47,50 47,50 7,50 5,00 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Dự án sân golf Long Biên Dự án công viên CNTT Hà Nội Việc làm tốt hơn Không thay đổi Việc làm giảm đi

Hình 3.9 Biểu đồđánh giá của người dân vềảnh hưởng của việc thu hồi đất

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện thu hồi đất, giao đất để xây dựng dự án sân golf và khu công viên công nghệ thông tin trên địa bàn quận long biên thành phố hà nội (Trang 84)