Phương pháp chọn hộ điều tra

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện thu hồi đất, giao đất để xây dựng dự án sân golf và khu công viên công nghệ thông tin trên địa bàn quận long biên thành phố hà nội (Trang 46)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn hộ điều tra

Hai dự án nghiên cứu có đặc điểm nổi bật là chủ yếu thu hồi và giao đất đối với hộ sử dụng đất nông nghiệp. Do đó ta cần tập trung điều tra sự tác động của thu hồi đất, giao đất và bồi thường, hỗ trợ đối với các hộ nông nghiệp này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

2.2.2. Phương pháp điu tra th cp

Thu thập, xử lý số liệu có sẵn tại các cơ quan (Ban Quản lý dự án, các phòng có liên quan như Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Thống Kê ...).

2.2.3. Phương pháp điu tra sơ cp

Được thu thập qua phương pháp điều tra ngoại nghiệp và khảo sát thực tế. Khảo sát thực tế nhằm kiểm chứng các thông tin, số liệu đã thu thập được từ điều tra nội nghiệp; phỏng vấn trực tiếp 100 hộ dân bị thu hồi đất để phục vụ 2 dự án nghiên cứu.

2.2.4. Phương pháp thu thp thông tin, s liu, tài liu

- Thu thập và nghiên cứu tài liệu trong và ngoài nước, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các chương trình, dự án, đề tài khoa học liên quan tới vấn đề nghiên cứu.

- Thu thập dữ liệu về chính sách pháp luật và quá trình đổi mới. - Thu thập tài liệu về các kinh nghiệm, kết quả thử nghiệm.

- Phỏng vấn những người có liên quan tới công tác thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo mẫu phiếu có sẵn.

- Thu thập và đánh giá các phiếu điều tra xã hội học đối với những người liên quan tới cơ chế Nhà nước thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi (thực hiện điều tra 100 hộ bị thu hồi đất nhằm đánh giá ảnh hưởng của công tác thu hồi đất đối với cuộc sống của người dân).

2.2.5. Phương pháp phân tích và x lý s liu

- Phân tích lôgic định tính về dữ liệu. - Phân tích số liệu thống kê định lượng.

- Xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm Microsoft Office Exel. Hệ thống kết quả được thể hiện qua bảng số liệu, biểu đồ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Long Biên

3.1.1. Điu kin t nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cnh quan môi trường

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Long Biên là quận nội thành Hà Nội mới được thành lập theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ trên cơ sở các xã, thị trấn cũ của quận Gia Lâm và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004, với qui mô 14 phường gồm: Phường Ngọc Lâm, Bồ Đề, Đức Giang, Gia Thụy, Ngọc Thụy, Thượng Thanh, Giang Biên, Sài Đồng, Việt Hưng, Phúc Đồng, Cự Khối, Thạch Bàn, Long Biên, Phúc Lợi.

Quận Long Biên có tổng diện tích tự nhiên là 5.993,0288 ha, mật độ dân số bình quân 3.320 người/km2. Quận nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, là một trong 9 quận nội thành của Thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp với quận Đông Anh - Phía Đông giáp với quận Gia Lâm - Phía Nam giáp quận Hoàng Mai - Phía Tây giáp quận Hoàn Kiếm

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Quận Long Biên nằm trong phạm vi hai tuyến đê sông Hồng và đê sông Đuống với địa hình lòng máng cao ven theo đê 2 sông. Địa hình Quận tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình vùng đồng bằng Bắc Bộ và theo hướng của dòng chảy sông Hồng.

3.1.1.3. Khí hậu

Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, quận Long Biên mang sắc thái đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, mưa nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông lạnh, thời kỳ đầu thường hanh khô nhưng đến nửa cuối của mùa đông lại thường ẩm ướt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 nhiệt độ chung của toàn Thành phố. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23- 24oC. Biên độ nhiệt trong năm khoảng 12 – 13oC, biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm khoảng 6- 7oC.

Độ ẩm trung bình hàng năm của Quận và của thành phố Hà Nội nói chung là khoảng 82%, ít thay đổi theo các tháng, thường chỉ dao động trong khoảng 78- 87%. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.600 - 1.800 mm.

3.1.1.4. Thủy văn

Quận Long Biên chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn của sông Hồng và sông Đuống: lưu lượng trung bình nhiều năm là 2.710 m3/s, mực nước mùa khô thường từ 2,5 - 3,5m, mùa lũ thường cao từ 9 - 12 m (độ cao trung bình mặt đê là 14 - 14,5 m). Nhìn chung, điều kiện khí hậu và thuỷ văn không ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội của Long Biên. Tuy vậy, sự chênh lệch lớn về mực nước giữa mùa khô và mùa lũ cũng ảnh hưởng nhất định đến khả năng phát triển du lịch và nông nghiệp sinh thái ở các vùng bãi.

3.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản

Quận Long Biên không có nhiều khoáng sản, quặng. Tuy nhiên, với hệ thống sông Hồng và sông Đuống có thể làm cơ sở cho phát triển công nghiệp khai thác cát, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn quận, đặc biệt trong những năm quận đang phát triển xây dựng. Vì vậy, cần phải có quy hoạch và quản lý khai thác để tránh ảnh hưởng đến dòng chảy và sụt lở ở bờ sông.

3.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi ca qun Long Biên

3.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Quận Long Biên có nhiều yếu tố thuận lợi: nằm ở cửa ngõ phía Đông và Đông Bắc của Thủ đô, có các đường giao thông huyết mạch đi qua đó là Quốc lộ số 1A, 1B, Quốc lộ số 5, Quốc lộ 3 và tuyến đường vành đai 3 của Thành phố. Bên cạnh đó với các cây cầu quan trọng của Thành phố, nối thành phố trung tâm với khu vực phía Đông và Đông Bắc là Cầu Long Biên, Chương Dương, Thanh Trì, Vĩnh Tuy và cầu Đông Trù trong tương lai sẽ được xây dựng, là điều kiện rất thuận lợi phát triển kinh tế của Quận, đặc biệt là việc giao lưu mở rộng thị trường phát triển kinh doanh dịch vụ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 đầu tư lập xưởng sản xuất, là động lực cho sự phát triển của quận. Bên cạnh đó với nhiều khu đô thị mới được xây dựng mới và mở rộng: Thượng Thanh, Sài Đồng, Việt Hưng sẽ tạo ra diện mạo mới cho sự phát triển kinh tế của Quận. Quá trình này sẽ thu hẹp các hoạt động sản xuất nông nghiệp và thay vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Xu hướng này đã và đang bộc lộ một cách rõ nét. Nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp trên địa bàn đã phát triển và có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế: Hàng may mặc, ti vi, nhựa…; một số dịch vụ mới phát triển khá nhanh như: ngân hàng, tài chính, cho thuê nhà, giải trí, khám chữa bệnh, đào tạo…

Các thành phần kinh tế phát triển khá đồng đều, kinh tế nhà nước hiện vẫn giữ tỷ trọng lớn và đang được cổ phần hoá; kinh tế tập thể được chuyển đổi hoạt động theo Luật và từng bước chuyển hướng kinh doanh; số doanh nghiệp thành lập theo Luật và hộ kinh doanh cũng tăng nhanh với đa dạng các ngành nghề và rộng khắp trên địa bàn. Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển thuận lợi, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển trên địa bàn. Khi mới thành lập quận năm 2004 trên địa bàn có 598 doanh nghiệp, đến nay đã phát triển 1.955 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Chỉ tính riêng khu vực Quận quản lý đã có khoang 1.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; khoảng 9.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ với gần 40.000 lao động hoạt động trên khắp 14 phường trên địa bàn. Kinh tế khu vực ngoài nhà nước có tốc độ tăng trưởng cao, kể cả về qui mô và chất lượng.

Kinh tế trên địa bàn chuyển dịch nhanh từ cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế: Dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái.

Giá trị tổng sản lượng các ngành kinh tế năm 2013 của quận Long Biên đạt trên 11.903,157 tỷ đồng. Trong đó:

- Công nghiệp đạt 7.104,046 tỷ đồng, chiếm 59,68%;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 - Nông nghiệp đạt 45,396 tỷ đồng, chiếm 0,38% (UBND quận Long Biên, 2013).

a) Về công nghiệp

Công nghiệp của quận luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, giá trị sản xuất năm 2013 đạt 7.104,046 tỷ đồng, tăng 46,41% so với năm 2009. Tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm 59,68% trong cơ cấu kinh tế.

Nhìn chung giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận hàng năm đều tăng nhanh, chủ yếu tập trung ở hai thành phần kinh tế cá thể và kinh tế hỗn hợp. Trên địa bàn quận ngành nghề sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh khá đa dạng và phong phú. Nhưng chủ yếu vẫn là các ngành thuộc khối công nghiệp chế biến tập trung chủ yếu vào các ngành: Sản xuất thực phẩm, đồ uống, trang phục, hoá chất, đồ gỗ và các sản phẩm sản xuất từ kim loại. Quận chủ trương phát triển công nghiệp có chọn lọc, khuyến khích phát triển công nghiệp mới với hàm lượng chất xám cao, có chọn lọc, hướng ưu tiên vào những ngành sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, ít gây ô nhiễm môi trường, có khả năng cạnh tranh cao (điện, điện tử, công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy...).

b) Ngành thương mại, dịch vụ

Ngành thương mại dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của quận Long Biên. Cùng với quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng và đời sống nhân dân ngày một nâng cao, ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn Quận đang phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt tại một số phường Đức Giang, Ngọc Lâm, Bồ Đề.

Tỷ trọng thương mại dịch vụ tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2009, tổng mức lưu chuyển hàng hóa đạt 2.292,494 tỷ đồng, năm 2013 đạt 4.753,716 tỷ đồng, tăng 107,36% so với năm 2009, cơ cấu ngành dịch vụ chiếm 39,94%.

Đối với các doanh nghiệp, loại hình kinh doanh thương mại phổ biến trên địa bàn quận Long Biên là kinh doanh tổng hợp. Các doanh nghiệp mặc dù khi đăng ký kinh doanh đều xác nhận mặt hàng kinh doanh, nhưng trên thực tế các doanh nghiệp đều kinh doanh tổng hợp nhiều loại mặt hàng hàng hoá, mặt hàng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 nào có khả năng thu lợi nhuận là tiến hành kinh doanh, rất ít các doanh nghiệp kinh doanh 01 loại hàng hoá. Các doanh nghiệp có thể chuyên doanh vào một nhóm hàng như: vật liệu xây dựng, động cơ…

Mạng lưới chợ tại 14 phường được sắp xếp củng cố, đưa vào quản lý sử dụng có hiệu quả, thu hút được nhiểu tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh, thúc đẩy lưu chuyển hàng hoá, tạo việc làm, ổn định thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang dịch vụ.

Nhìn chung, ngành thương mại - dịch vụ phát triển theo hướng vừa chú trọng các loại hình dịch vụ phổ thông vừa khuyến khích tạo điều kiện từng bước phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng ngày càng đa dạng yêu cầu sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

c) Ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp của quận trong những năm gần đây do sự phát triển nhanh về công nghiệp và đô thị của Thành phố cùng với những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên, nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng lớn. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp và đô thị cũng làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Quận uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân quận Long Biên về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nên diện tích đất trũng đó được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây ăn quả, chăn nuôi kết hợp… Đến nay, trên địa bàn quận hình thành một số trang trại có diện tích lớn như: Khu Hồ Miễu (phường Thượng Thanh); khu Hồ Thạch Bàn, khu Tầm Dâu (phường Phúc Đồng); khu Bể, khu Vườn Trũng (phường Giang Biên). Về quy mô, số trang trại có diện tích lớn hơn 3 ha chiếm tỷ lệ nhỏ (20,5%), còn lại chủ yếu có diện tích từ 1 đến 2,5 ha, tập trung tại các phường có diện tích ao, hồ lớn thuộc vùng trũng của quận như Thạch Bàn, Phúc Lợi, Phúc Đồng.

Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp hàng năm trên địa bàn quận đạt 1,0%; giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác bình quân 4,6% năm. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp năm 2013 là 45,396 tỷ đồng, chiếm 0,38% tổng giá trị sản xuất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 theo hướng nông nghiệp- đô thị - sinh thái đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững.

3.1.2.2 Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng

Quận có đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp thoát nước, đáp ứng được những yêu cầu phát triển của các ngành, các lĩnh vực, đặc biệt cho sự phát triển của các khu công nghiệp, khu thương mại, dịch vụ. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp Phúc Lợi, Sài Đồng, quận sẽ tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thiện một số chợ, trung tâm thương mại, giải trí, tuyến phố văn minh đô thị. Quận là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng với nhiều đường giao thông lớn như đường sắt, đường quốc lộ, đường thuỷ nối liền các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Đông Bắc. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự liên kết kinh tế giữa quận với các tỉnh và thành phố lân cận, mở rộng thị trường. Trên địa bàn quận có 3 tuyến đường giao thông quan trọng đi qua: Đường quốc lộ số 1A, 1B và quốc lộ 5. Đây là ba tuyến đường huyết mạch đi qua các tỉnh phía Bắc và nối liền tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Lạng Sơn. Hệ thống giao thông của quận có hơn 323 km đường giao thông, trong đó đường nhựa và đường bê tông có tổng chiều dài 243 km. Hệ thống điện có 97 trạm biến áp với 66 km đường dây cao thế, 324 km đường dây hạ thế, 100% hộ đó sử dụng điện lưới quốc gia. Hệ thống cấp thoát nước với trên 100 km đường ống cấp nước, 88 km đường ống dẫn truyền tải với trên 90% số hộ dùng nước sạch.

3.1.2.3 Về y tế, giáo dục

- Về y tế: Trên địa bàn Quận có 01 bệnh viện, 01 trung tâm y tế, 14 trạm y tế. Nhìn chung, cơ sở vật chất ở bệnh viện, TTYT của quận hiện nay còn có nhiều trang thiết bị y tế đã quá cũ, lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu khám

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện thu hồi đất, giao đất để xây dựng dự án sân golf và khu công viên công nghệ thông tin trên địa bàn quận long biên thành phố hà nội (Trang 46)