Hiện trạng sử dụng đất năm 2013

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện thu hồi đất, giao đất để xây dựng dự án sân golf và khu công viên công nghệ thông tin trên địa bàn quận long biên thành phố hà nội (Trang 60)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013

3.2.2.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013 (tính đến ngày 01/01/2014) tổng hợp từ cấp phường cho thấy tổng diện tích tự nhiên của quận là 5.993,03 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 1.975,01 ha chiếm 32,96% tổng diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp 3876,9123 ha chiếm 64,69% tổng diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng 141,1060 ha chiếm 2,35% tổng diện tích tự nhiên.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất chính năm 2013 quận Long Biên STT Chỉ tiêu Diệ(ha) n tích C(%) ơ cấu Tổng diện tích 5993,0288 100 1 Đất nông nghiệp NNP 1975,0105 32,96 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1878,7176 31,35 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1810,9511 30,22 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 1070,9648 17,87

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 1,9500 0,03 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 738,0363 12,31

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 67,7665 1,13 1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 96,2929 1,61

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3876,9123 64,69

2.1 Đất ở OTC 1035,4594 17,28

2.1.1 Đất ở tại đô thị ODT 1035,4594 17,28

2.2 Đất chuyên dùng CDG 1587,6160 26,49

2.2.1 Đấnghit trệp ụ sở cơ quan, công trình sự CTS 33,2625 0,56 2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 346,5451 5,78 2.2.3 Đấnghit sệảp n xuất kinh, doanh phi nông CSK 472,8873 7,89 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 734,9211 12,26 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 13,7621 0,23 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 36,6424 0,61 2.5 Đấdùng t sông suối và mặt nước chuyên SMN 1202,1506 20,06 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 1,2818 0,02

3 Đất chưa sử dụng CSD 141,1060 2,35

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 141,1060 2,35

32,96% 2,35%

64,69%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Hình 3.1. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất năm 2013 của quận Long Biên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn quận là 5993,0288 ha, phân bổ ở 14 đơn vị hành chính phường. Đây là quận có diện tích lớn nhất trong số các quận nội thành Hà Nội. Do đặc điểm tự nhiên của Quận, trong tổng số 14 phường trên địa bàn, có 05 phường Việt Hưng, Gia Thuỵ, Đức Giang, Phúc Đồng, Sài Đồng hoàn toàn nằm trong đê; 09 phường còn lại đều có ranh giới hành chính đất cả trong đê và ngoài đê. Trong phần diện tích ngoài đê, có nhiều khu vực là đất ở làng xóm, tập trung đông dân cư ở các phường Ngọc Thuỵ, Bồ Đề, Giang Biên, Cự Khối, hàng năm chịu lụt của sông Hồng, sông Đuống nên điều kiện sống của dân cư ở những khu vực này gặp nhiều khó khăn.

Diện tích nhóm đất nông nghiệp là 1975,0105 ha, chiếm 32,96%; diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 3876,9123 ha, chiếm 64,69% và diện tích nhóm đất chưa sử dụng là 141,1060 ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên. (Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên, 2014)

Cơ cấu nhóm đất nông nghiệp và chưa sử dụng chiếm 35,31% tổng diện tích tự nhiên của Quận, điều này cho thấy yếu tố phát triển kính tế ở đây phần lớn là phát triển kinh tế nông nghiệp, tuy nhiên đây cũng là thế mạnh của Quận vì diện tích đất này sẽ chuyển đổi cơ cấu, mục đích sử dụng để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Quận như dự án đường 5 kéo dài, dự án mở rộng đường Ngô Gia Tự, khu tái định cư Giang Biên. Việc thu hồi đất sẽ ảnh hưởng không ít đến đời sống của nhân dân nằm trong diện GPMB như giá đất bồi thường, nghề nghiệp, thu nhập, mức sống ra sao, đó là việc hiện nay UBND Quận hết sức quan tâm và vận dụng các chính sách bồi thường làm sao có lợi cho người dân nhất.

3.2.3. Thc trng công tác thu hi đất, bi thường, h tr và giao đất ti mt s d án trên địa bàn qun Long Biên

3.2.3.1 Trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện theo quy định tại các Điều 29, 30 và 31 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP và thể hiện qua các bước sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 quyền cho UBND quận thông báo chủ trương thu hồi đất.

Bước 2. Khảo sát lập dự án đầu tư: Chủ đầu tư tiến hành khảo sát, đo đạc lập bản đồ khu vực dự án và trình duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, thu hồi đất và lập phương án bồi thường tổng thể, hỗ trợ, tái định cư.

Bước 3. Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC (do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất cấp quận thực hiện):

- Nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm: Tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất; Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại; Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội; Số tiền bồi thường, hỗ trợ; Việc bố trí tái định cư; Việc di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư; Việc di dời mồ mả.

- Lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (trong vòng 20 ngày) tại trụ sở UBND cấp xã và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi để người bị thu hồi đất và những người có liên quan tham gia ý kiến.

- Hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sau khi hết thời hạn niêm yết và xử lý các ý kiến đóng góp.

Bước 4. Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất: do cơ quan tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan thực hiện.

Bước 5. Ra Quyết định thu hồi đất:

- UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài.

- UBND cấp quận quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Trường hợp thu hồi đất thuộc thẩm quyền của một cấp thì việc thu hồi đất được thực hiện trong cùng một quyết định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

Bước 6. Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

- Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất liên quan từ hai quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên;

- Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp quận phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất chỉ liên quan đến một đơn vị hành chính cấp quận.

Bước 7. Công bố công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC.

Bước 8. Chi trả bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư: do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất cấp quận thực hiện.

Bước 9. Lập hồ sơ giao đất và bàn giao đất đã bị thu hồi: Thẩm quyền giao đất do UBND tỉnh ra Quyết định giao đất và uỷ quyền cho Hội đồng GPMB cấp quận bàn giao đất tại thực địa cho chủ đầu tư.

Bước 10: Cưỡng chế thu hồi đất (nếu có).

Bước 11: Giải quyết khiếu nại đối với Quyết định thu hồi đất và Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc Quyết định cưỡng chế thu hồi đất.

3.2.3.2 Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

* Quy định chung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án:

1. Trường hợp sử dụng đất do mua lại của người khác thuộc diện đủ điều kiện bồi thường nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với nhà nước theo quy định của pháp luật thì hộ đó phải nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định.

2. Bồi thường đối với đất phi nông nghiệp là đất ở:

- Trường hợp diện tích đất ở còn lại của người sử dụng đất sau khi Nhà nước thu hồi mà tiếp giáp với đường giao thông có mặt cắt ngang (kích thước bề mặt) nhỏ hơn 3 m, đồng thời diện tích đất ở còn lại nhỏ hơn 15m2 hoặc chiều sâu của lô đất ở còn lại nhỏ hơn 5 m; đối với phần diện tích của thửa đất nhỏ hơn 30m2 kích thước cách cạnh của thửa đất không đủ chiều rộng mặt tiền 3 m và chiều sâu thửa đất so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 3 m thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi hết phần diện tích còn lại và thực hiện bồi thường theo quy định đối với trường hợp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 không hợp được khối với hộ liền kề.

3. Phương án bố trí tái định cư:

- Diện tích đất bồi thường bằng giao đất ở mới cho người có đất bị thu hồi cao nhất bằng hạn mức giao đất ở tại địa phương là 90 m2; trường hợp đất ở bị thu hồi có diện tích lớn hơn hạn mức giao đất ở thì UBND tỉnh căn cứ vào quỹ đất của địa phương và số nhân khẩu của hộ gia đình bị thu hồi đất, xem xét, quyết định giao thêm một phần diện tích đất ở cho người bị thu hồi đất, nhưng không vượt quá diện tích của đất bị thu hồi. Diện tích đất để xây dựng nhà ở trong khu TĐC được thực hiện theo nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với mức bồi thường và khả năng chi trả của người được TĐC:

Khu vực đô thị (phường, thị trấn): Suất đất tái định cư tối thiểu có diện tích không nhỏ hơn 40 m2; chiều rộng lô đất không nhỏ hơn 3,0 m;

- Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều thế hệ (nhiều cặp vợ chồng) cùng chung sống đủ điều kiện tách hộ hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất bị thu hồi toàn bộ thì được xem xét giao thêm 01 suất đất tái định cư tối thiểu hoặc được mua nhà tái định cư bằng chung cư, nhưng tổng diện tích được giao không lớn hơn hạn mức công nhận đất ở, không lớn hơn tổng diện tích bị thu hồi.

* Đơn giá hỗ trợ, bồi thường khi thu hồi đất:

Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/09/2009 của UBND thành phố Hà Nội Ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng hợp pháp tại thời điểm có Quyết định thu hồi đất do UBND thành phố quyết định công bố công khai vào ngày 01/01 hàng năm. Trong quá trình thực hiện 2 dự án xây dựng sân Golf Long Biên và xây dựng khu công viên công nghệ thông tin Hà Nội trên địa bàn quận Long Biên đã áp dụng những Quyết định sau: Quyết định số 50/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2012; Quyết định số 51/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND thành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 phố Hà Nội về việc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2013.

3.2.3.3. Trách nhiệm của các cấp, các ngành

Vai trò của tổ chức Đảng và đoàn thể trong việc tổ chức thực hiện các dự án: - Các cấp uỷ Đảng đã tổ chức triển khai quán triệt luật và các văn bản dưới luật của Trung ương và địa phương về đất đai.

- Quận uỷ đã có nhiều văn bản chỉ đạo cùng với các tổ chức Đảng cơ sở xử lý kiên quyết nhiều vấn đề quan trọng trong việc thực hiện bồi thường, thường vụ Quận uỷ thường xuyên trực tiếp nghe báo cáo và chỉ đạo UBND và các ngành giải quyết nhiều vụ khiếu kiện trong quá trình thực hiện bồi thường.

- Các tổ chức đoàn thể như: Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên phải phát huy vai trò trong việc tuyên truyền giáo dục các hội viên, đoàn viên, tổ chức vận động thực hiện chính sách pháp lụât đất đai.

Trách nhiệm của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC:

- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC giúp UBND lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC; Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến của Chủ tịch hội đồng.

- Trách nhiệm của các thành viên hội đồng:

+ Chủ tịch hội đồng chỉ đạo các thành viên Hội đồng lập trình duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC.

+ Chủ đầu tư có trách nhiệm giúp Chủ tịch hội đồng lập phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC; đảm bảo đủ kinh phí để chi trả kịp thời bồi thường, hỗ trợ và TĐC.

+ Đại diện của những người bị thu hồi đất có trách nhiệm phản ánh nguyện vọng của người bị thu hồi đất, người phải di chuyển chỗ ở; vận động những người bị thu hồi đất thực hiện di chuyển GPMB đúng tiến độ.

+ Các thành viên khác thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công và chỉ đạo của Chủ tịch hội đồng phù hợp với trách nhiệm của ngành.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 - Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của số liệu kiểm kê, tính pháp lý của đất đai, tài sản được bồi thường hỗ trợ hoặc không được bồi thường hỗ trợ trong phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC.

Trách nhiệm của UBND các cấp: - UBND thành phố có trách nhiệm:

+ Chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC và thực hiện GPMB theo đúng quyết định thu hồi của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

+ Chỉ đạo các Sở, ban ngành và UBND cấp quận lập dự án TĐC, khu tái định cư để phục vụ cho việc thu hồi đất; lập phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC theo thẩm quyền.

+ Phê duyệt hoặc phân cấp cho UBND cấp quận phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC.

+ Phê duyệt giá đất; ban hành bảng giá tài sản tính bồi thường, quy định các mức hỗ trợ và các biện pháp hỗ trợ theo thẩm quyền; phương án bố trí TĐC, phương án đào tạo chuyển đổi nghề theo thẩm quyền được giao.

+ Chỉ đạo các cơ quan có liên quan thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ và TĐC theo thẩm quyền pháp luật quy định.

+ Bảo đảm sự khách quan, công bằng khi xem xét và quyết định việc bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất theo thẩm quyền quy định.

+ Quyết đinh hoặc phân cấp cho UBND cấp quận cưỡng chế đối với các

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình thực hiện thu hồi đất, giao đất để xây dựng dự án sân golf và khu công viên công nghệ thông tin trên địa bàn quận long biên thành phố hà nội (Trang 60)