- Lợi ích khi được vay vốn của hội CCB để phát triển kinh tế.
6 Nghiệm thu, thanh quyết toán 5-7 ngày UBND xã và Ban quản lý Hội CCB
4.2.5. Tham gia trong việc phát triển kinh tế xã hộ
a. Kết quả sự tham gia của CCB trong phát triển kinh tế - xã hội Kết quả sự tham gia của CCB trong phát triển kinh tế
Những năm gần đây, nền kinh tế ở huyện Gia Lâm có bước tăng trưởng mạnh, thể hiện ở đời sống của người dân được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, hộ giàu và khá ngày càng tăng.
Qua điều tra chúng ta thấy, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã khá thấp (bình quân chiếm 3,76% ), tỷ lệ hộ khá chiếm tới 43%. Tuy nhiên theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới thì tỷ lệ hộ nghèo trong xã phải dưới 3% đối với khu vực đồng bằng Sông Hồng, vì vậy Ban quản lý xây dựng nông thôn mới đại diện tiêu biểu là Hội CCB huyện cùng với người dân trên địa bàn cần lên kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao thu nhập của hội, phát triển kinh tế của địa phương. Dưới đây là một số
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71
Bảng 4.5. Số lượng Hội viên cựu chiến binh các xã tham gia tập huấn, chuyển giao KHKT, tín chấp vay vốn sản xuất
TT Lớp tập huấn Địa điểm Dạy nghề, tư vấn Vay vốn tín dụng do CCB quản lý Chuyển giao KHKT Dạy nghề (Lớp) Tư vấn (người) Số hội viên (người) Số tiền (trđ) Tập huấn (lớp) Số người 1 Kỹ thuật gieo cấy, phòng trừ
bệnh cho lúa lai, lúa xuân
Xã Yên Thường, Kim Sơn,
Lệ Chi, Dương Xá, Đa Tốn 5 350 31 558,5 4 290
2
Kỹ thuật nuôi, phòng và trị
bệnh cho gia súc gia cầm
Xã Văn Đức, Phù Đổng, Trung Mầu, Dương Hà 4 240 24 582,1 6 310 3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh Xã Phù Đổng, Lệ Chi, Đa Tốn, Kiêu Kỵ 4 300 32 343,3 3 460 4 Kỹ thuật trồng, chăm sóc rau an toàn Xã Lệ Chi, Văn Đức, Yên Viên 3 220 27 282,7 4 250 Tổng cộng 16 1.100 114 1.766,6 17 1.310
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72 Dựa vào tình hình thực tế của địa phương, Hội CCB đã phối kết hợp với phòng Kinh tế huyện, trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật, các công ty vật tư
kỹ thuật nông nghiệp tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật gieo cấy và phòng trừ
bệnh cho lúa lai, lúa xuân; kỹ thuật nuôi, phòng và trị bệnh cho gia súc gia cầm; kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa, cây cảnh đồng thời vận động người dân tích cực tham gia. Việc chuyển giao khoa học kỹ thuật này gắn liền với hoạt động sản xuất của cán bộ, hội viên và người dân xuất phát từ những khâu đơn giản: Kỹ
thuật chăn nuôi, chọn giống, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch. Qua số liệu bảng 4.5 ta thấy nhờ có chính sách chuyển giao KHKT, chính sách vay vốn, nhiều mô hình kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình làm ăn có hiệu quảđược hình thành, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhiều lao động
Tuy nhiên, trong quá trình đào tạo tư vấn nếu cán bộ kết hợp giữa lý thuyết đi đôi với thực hành thì các hội viên sẽ dễ nhớ hơn, biết cách làm và áp dụng vào thực tế tốt hơn. Và mong muốn của họ là các cấp sẽ mở nhiều lớp tập huấn hơn với những vấn đề sâu rộng và thiết thực hơn gắn với nhu cầu của họ. Bên cạnh đó, vẫn còn một số hội viên còn biểu hiện bảo thủ, mang tính công thần, chưa hăng hái, chưa tích cực tham gia vào các lớp tập huấn, các phong trào của địa phương. Do đó, chính quyền địa phương và Hội CCB cần phải nâng cao nhận thức, vị trí vai trò của các lớp tập huấn đối với từng hội viên trong hội.
Bảng 4.6 Phong trào cựu chiến binh thi đua sản xuất kinh doanh giỏi năm 2012 – 2013
Chỉ tiêu Năm 2012 (CCB) Năm 2013 (CCB) So sánh 13/12 (%) Số CCB đạt SXKD giỏi 192 266 138,54 Trong đó:- Cấp Trung ương 7 13 185,71 - Cấp thành phố 43 58 134,88 - Cấp huyện 60 77 128,33 - Cấp xã 82 118 143,90
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73 Kể từ khi địa phương phát động chương trình xây dựng nông thôn mới, các hội, bà con nông dân tham gia nhiệt tình hơn trong các phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi. Qua 3 năm, số hội viên CCB tham gia các phong trào thi đua ngày càng tăng, 226 lượt CCB được các cấp biểu dương khen thưởng,…
Qua phong trào, Hội CCB đã vận động hội viên và người dân khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương và nội lực của từng gia đình về đất đai, lao
động, vốn để phát huy có hiệu quả, hướng vào thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, đẩy mạnh phát triển ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp,...
Kết quả sự tham gia của Hội CCB trong giữ gìn an ninh, trật tự xã hội
Do nhận thấy việc giữ gìn trật tự xã hội, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên nhiều đoạn đường ởđịa bàn còn hạn chế. Nhiều hộ gia đình còn vứt rác bừa bãi, cơi nới, lấn chiếm vỉa hè để sản xuất, buôn bán. Trước thực trạng trên, hội viên Hội CCB trên địa bàn huyện đã thống nhất đăng ký nội dung Hội sẽđảm trách với Ban chấp hành Đảng uỷ, tập trung vào nhiệm vụ “Vận động hội viên cùng gia
đình đẩy mạnh các hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường trong gia đình, khu dân cư, thôn xóm, tổ dân phố”, “bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn dân cư”. Thực hiện nhiệm vụ này, Hội CCB phối hợp với Đoàn Thanh niên cùng đăng ký với Ban chỉ đạo các xã nhận tự quản những đoạn đường ở khu dân cư;…đồng thời triển khai
đến đã triển khai đến các thôn, xóm xây dựng quy chế hoạt động thực hiện “Đoạn
đường tự quản”. Trong đó, các đoàn viên, hội viên là hạt nhân, tiên phong gương mẫu, tuyên truyền, động viên gia đình và quần chúng nhân dân thực hiện và làm theo; theo dõi, vận động nhân dân không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi họp chợ buôn bán, trông giữ xe; tham gia giải quyết ách tắc giao thông khi cần. Từ khi có “Đoạn đường tự quản”, ý thức chấp hành về giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn trật tự an toàn giao thông của người dân được cải thiện rõ rệt. Thứ bảy hoặc chủ
nhật hàng tuần, hội viên Hội CCB tổ chức vận động người thân trong gia đình và nhân dân quét dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, các chi hội tổ chức đăng ký thi đua thực hiện sạch, đẹp, văn minh khi tham gia xây dựng mô hình “Đoạn đường tự
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 quản”. Chỉ sau một thời gian ngắn, toàn huyện đã có gần 2,7 nghìn người dân tham gia làm vệ sinh đường làng ngõ xóm, 45 chi hội làm tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm hàng tháng, 33 chi hội nhận một cánh đồng không rác thải, có hơn 150 đoạn
đường nông thôn được Hội CCB đăng ký trông coi;…
Bảng 4.7. Kết quả công tác vệ sinh môi trường, giữ vững an ninh, trật tự xã hội của cựu chiến binh huyện Gia Lâm
Đoạn đường tự quản Mô hình CLB phòng chống ma túy Phát quang hành
lang, vỉ hè Nạo vét kênh mương
Vệ sinh môi trường Số cây được trồng mới Số lượng Số CCB tham gia Số lượng Số CCB tham gia Tổng số (km) Số CCB tham gia Ngày công Tổng số (km) Số CCB tham gia Ngày công Sổ buổi vệ sinh đường làng ngõ xóm CCB tham gia 150 520 02 32 55 400 2.680 25 1.300 26.800 458 2.700 4.100
(Nguồn: Báo cáo hội CCB huyện Gia Lâm)
Những năm qua, Hội cựu chiến binh đã phối hợp chặt chẽ với Công an các xã trên địa bàn huyện đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, Hội CCB huyện đã xây dựng được hơn 20 mô hình an ninh trật tự, phòng chống ma túy ở cơ sở và hoạt động có hiệu quả. Con số cho thấy sự vào cuộc của quần chúng nhân dân và sự vào cuộc tích cực của các thành viên trong Hội cựu chiến binh. Các bác luôn phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” gương mẫu trong công việc, không quản ngại khó khăn, vất vả cùng lực lượng Công an đến từng xã trong huyện tuyên truyền cho cán bộ hội cựu chiến binh và người dân ở những xã có liên quan đến ma túy. Tính đến thời điểm này, Cựu chiến binh huyện Gia Lâm đã xây dựng được 2 câu lạc bộ phòng chống ma túy ở các xã Đa Tốn và Văn Đức. Câu lạc bộ là nơi sinh hoạt, tuyên truyền
đến từng người dân trong xã để họ hiểu được tác hại của ma tuý đến mỗi gia
đình và xã hội để từ đó đẩy lùi ma tuý ra khỏi địa bàn. Đặc biệt, thông qua Câu lạc bộ đã vận động được người nghiện đi cai nghiện tự nguyện ở các trung tâm cai nghiện. Những nguồn thông tin về tội phạm ma tuý của nhân dân được gửi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75 lượng Công an giải quyết 12 tụ điểm phức tạp về ma túy. Bên cạnh đó, nhân tháng an toàn giao thông, các cấp Hội cựu chiến binh trên địa bàn huyện đã thành lập 46 tổ tự quản an toàn giao thông và an ninh trật tự tại các thôn, xóm. Đồng thời phối hợp với lực lượng Công an tuần tra giữ gìn trật tự an toàn giao thông. Bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả trong công tác tham gia giữ gìn an toàn giao thông Hội cựu chiến binh xã Dương Xá, Hội chiến binh xã Đa Tốn đã được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố và nhiều Bằng khen, giấy khen khác. Bằng những việc làm thiết thực có hiệu quả, Hội cựu chiến binh cùng với lực lượng Công an ở cơ sởđã phát hiện và ngăn chặn nhiều vụ việc.
Có thể nói, bằng nhiều hình thức, công việc và cách làm khác nhau, hoạt động của Hội CCB đã góp phần làm cho diện mạo xóm làng trở lên khang trang sạch đẹp, thay đổi ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng của bà con, đóng góp quỹ dành cho hoạt
động của đội vệ sinh môi trường, không còn hiện tượng vứt rác thải bừa bãi; tình hình an ninh chính trị cũng được đảm bảo, có nhiều khả quan so với trước đây;…
b. Đánh giá sự tham gia của CCB trong phát triển kinh tế - xã hội
Đánh giá sự tham gia của CCB trong phát triển kinh tế
Nghiên cứu khảo sát sự thay đổi về kinh tế của chính gia đình CCB,người dân trước và sau khi được vay vốn của Hội CCB để phát triển sản xuất với các mức độ: rất nghèo, nghèo, trung bình, khá, giàu; kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại bảng số liệu 4.8 cho thấy.
Bảng 4.8. Đánh giá sự thay đổi về kinh tế của chính gia đình mình trước và sau khi
được vay vốn của Hội cựu chiến binh để phát triển sản xuất
Trước/sau Đối tượng
Tiêu chí đánh giá (%)
Rất
nghèo Nghèo Trung bình Khá Giàu
Trước khi được vay
vốn
1.Lãnh đạo CCB các xã 0,0 7,5 35,0 37,5 20,0 2. Hội viên CCB các thôn 5,6 13,9 61,1 14,4 5,0 3. Người dân các thôn 6,7 12,8 57,8 18,9 3,9
Sau khi được vay
vốn
1.Lãnh đạo CCB các xã 0,0 2,5 37,5 37,5 22,5 2. Hội viên CCB các thôn 3,3 6,7 67,2 17,2 5,6 3. Người dân các thôn 2,8 7,8 65,0 18,9 5,6
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 Qua bảng 4.8 ta thấy sau khi được vay vốn tỷ lệ gia đình lãnh đạo CCB, hội viên CCB và người dân các thôn nằm trong diện hộ nghèo giảm đáng kể, thay vào đó các hộ trung bình, khá và giàu tăng lên rõ rệt so với trước khi
được vay vốn cụ thể:
- Đối với lãnh đạo CCB các xã: Trước khi được vay vốn, tỷ lệ hộ rất nghèo và nghèo chiếm 7,5%, sau khi được vay vốn giảm xuống còn 2,5%; tỷ lệ
hộ trung bình và khá trước khi được vay vốn chỉ chiếm 72,5% thì sau khi được vay vốn tỷ lệ này tăng lên 75%; hộ giàu trước khi được vay vốn chiếm tỷ lệ
20%, sau khi được vay vốn tỷ lệ hộ giàu tăng lên 22,5%.
- Đối với hội viên CCB các thôn: Tỷ lệ hộ rất nghèo và nghèo là 19,5% trước khi được vay vốn, sau khi được vay vốn tỷ lệ này giảm xuống còn 10%; tỷ
lệ hộ trung bình và hộ khá trước khi được vay vốn chiếm tỷ lệ 75,5%, sau khi
được vay vốn tỷ lệ này tăng lên 84,4%; hộ giàu trước khi được vay vốn là 5%, sau khi được vay vốn tăng lên 5,6 %.
- Đối với người dân các thôn: Tỷ lệ hộ rất nghèo và nghèo là 19,5%, sau khi được vay vốn tỷ lệ này giảm xuống còn 10,6%; tỷ lệ hộ trung bình và khá chiếm tỷ lệ 76,7%, sau khi được vay vốn tỷ lệ này tăng lên 83,9%; tỷ lệ hộ giàu trước khi vay vốn là 3,9% thì sau khi được vay vốn tỷ lệ này tăng lên 5,6%.
Sự tham gia của CCB vào công tác phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn không chỉ dừng lại ở việc tạo điều kiện cho thành viên hội vay vốn để sản xuất, kinh doanh mà tổ chức hội CCB không ngừng học hỏi tiến bộ KHKT để truyền tải đến các thành viên và người dân, điều này được thể hiện trong bảng sau.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77
Bảng 4.9. Đánh giá sự thay đổi trước và sau khi được tham dự lớp dạy nghề, tư vấn, chuyển giao KHKT của Hội viên cựu chiến binh
để phát triển sản xuất?
Trước khi được tham dự lớp dạy nghề, tư vấn, chuyển giao KHKT
STT MH SXNN Dạy nghề Tư vấn Chuyển giao KHKT Biết rõ Biết ít Không biết Biết rõ Biết ít Không biết Biết rõ Biết ít Không biết 1 Kỹ thuật gieo cấy, phòng trừ bệnh cho lúa
lai, lúa xuân
3,9 11,1 85,0 1,1 6,7 92,2 1,1 5,6 93,3
2 Kỹ thuật nuôi, phòng và trị bệnh cho gia súc gia cầm
2,8 16,7 80,6 1,1 8,3 90,6 1,7 5,6 92,8
3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh 1,1 8,3 90,6 1,7 8,9 89,4 0,6 4,4 95,0 4 Kỹ thuật trồng, chăm sóc rau an toàn 1,1 10,0 88,9 0,6 6,7 92,8 0,6 6,7 92,8
Sau khi được tham dự lớp dạy nghề, tư vấn, chuyển giao KHKT
1 Kỹ thuật gieo cấy, phòng trừ bệnh cho lúa lai, lúa xuân
19,4 47,2 33,3 19,4 36,1 44,4 13,9 38,9 47,2
2 Kỹ thuật nuôi, phòng và trị bệnh cho gia súc gia cầm
16,7 41,7 41,7 16,7 41,7 41,7 13,9 30,6 55,6
3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh 15,6 43,3 41,1 11,1 38,9 50,0 8,3 25,0 66,7 4 Kỹ thuật trồng, chăm sóc rau an toàn 13,9 41,7 44,4 13,9 41,7 44,4 13,9 47,2 38,9
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78 Qua bảng 4.9 ta thấy sự thay đổi rõ rệt trong việc nắm bắt kỹ thuật phát triển sản xuất của CCB sau khi tham gia lớp dạy nghề, tư vấn, chuyển giao KHKT do Hội CCB tổ chức so với trước khi tham gia cụ thể:
- CCB tham gia lớp dạy nghề
+ Tỷ lệ CCB biết rõ và biết ít về kỹ thuật gieo cấy, phòng trừ sâu, bệnh cho lúa lai, lúa xuân chiếm 15% trước khi tham gia lớp dạy nghề, sau khi tham gia thì tỷ
lệ này tăng lên 66,6%; tỷ lệ CCB không biết về lớp này chiếm 85% trước khi tham