- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định Đạt Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch vững mạnh” Đạt
19 An ninh, trật tự xã hội An ninh, trật tự xã hội được giữ vững Đạt
2.1.4. Nội dung nghiên cứu sự tham gia của Hội cựu chiến binh huyện Gia Lâm trong xây dựng Nông thôn mớ
Lâm trong xây dựng Nông thôn mới
Sự tham gia của Hội CCB huyện Gia Lâm trong xây dựng nông thôn mới được thể hiện qua 9 nội dung sau:
2.1.4.1. Tuyên truyền xây dựng Nông thôn mới
Phát động phong trào xây dựng nông thôn mới của huyện Gia Lâm, Hội CCB của huyện đã tích cực tham gia vào công tác tuyên truyền với những hoạt động cụ thể:
- Phối hợp với các phòng, ban, ngành xây dựng và tổ chức thực hiện kế
hoạch tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến 100% cán bộ, hội viên, nhân dân về
ý nghĩa, mục đích, chủ trương của Đảng, chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, của địa phương về xây dựng nông thôn mới, trên cơ sở đó tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động của cộng đồng nông thôn, khuyến khích, động viên nhân dân tích cực tham gia, đóng góp công sức, tiền của, đất đai…xây dựng nông thôn mới với vai trò của người làm chủ.
- Hội đã vận động cán bộ, hội viên tích cực tham gia thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư, văn hóa người Hà Nội “Thanh lịch, văn minh”, CCB gương mẫu gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, lấy xây dựng gia đình hội viên CCB văn hóa làm hạt nhân, thực hiện việc cưới, việc tang, lễ hội trang trọng, lành mạnh tiết kiệm được đông đảo hội viên và nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Nhân ngày thương binh liệt sỹ hàng năm các cấp hội tổ chức tặng quà cho gia đình chính sách, hội viên có hoàn cảnh khó khăn, thăm hỏi chu đáo, tận tình được nhân dân hoan nghênh, gương mẫu thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng. Có 565 Hội viên bị thu hồi đất trong các dự
án đều tự giác bàn giao mặt bằng không có trường hợp nào phải cưỡng chế, tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường thực hiện khẩu hiệu “Sạch ngõ – Sạch làng - đẹp Thủđô, tất cả vì Thủđô “Xanh – Sạch - Đẹp”.
- Hưởng ứng cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, quỹ “Vì người nghèo”, quỹ nhân đạo từ thiện, thiên tai bão lụt và tích cực tham gia đấu tranh ngăn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 16 chặn các tệ nạn tiêu cực, lạc hậu mê tín dị đoan trái với bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
-Tổ chức biên soạn tài liệu tập huấn, tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới và tổ chức tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức với nhiều hình thức phong phú như: Hội thảo, tọa đàm, tập huấn...
- Tổ chức thông tin tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, các mô hình,
điển hình tiên tiến về xây dựng nông thôn mới, kịp thời động viên và khuyến khích việc học tập các mô hình, điển hình tiên tiến.
2.1.4.2. Tham gia vào Ban quản lý xây dựng nông thôn mới
Để làm tốt công tác tổ chức tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng nông thôn mới để
người dân hiểu, đồng thuận tham gia và giám sát thực hiện việc cần thiết là phải thành lập các Ban quản lý xây dựng nông thôn mới ở mỗi địa bàn dân cư (huyện, xã, thôn). Đại diện được bầu ra là những người có uy tín, kinh nghiệm, trách nhiệm, am hiểu và có năng lực tham gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Tùy vào từng chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế tại địa phương, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới ở các xã, thôn có số lượng thành viên tham gia khác nhau. Họ là đại diện cho Đảng ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội,
đoàn thể và nhân dân trên địa bàn. Sau khi thành lập, Ban quản lý ở xã, thôn đã triển khai nội dung xây dựng nông thôn mới và phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng thành viên.
Sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội nói chung và Hội Cựu chiến binh nói riêng vào Ban quản lý xây dựng nông thôn mới chính là cầu nối giữa cộng đồng người dân với các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trên địa bàn. Các tổ chức này nói riêng và Hội cựu chiến binh nói chung có ảnh hưởng rất lớn
đến sự tham gia của người dân và hội viên hội cựu chiến binh trong các hoạt
động phát triển xây dựng thôn, xã đồng thời hỗ trợ người dân và Hội viên về
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17
2.1.4.3. Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Hội CCB huyện xác định rõ tình hình của địa phương nói chung và các vấn đề về hạ tầng, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường,…của từng thôn, xóm nói riêng để đề ra phương án lập quy hoạch xây dựng NTM phù hợp. Thông qua các cuộc họp Hội CCB tham gia vào ban quản lý cùng đơn vị tư vấn thực hiện nhiều phương pháp chẩn đoán và tác động để giúp địa phương xây dựng quy hoạch ba nội dung chính: quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển hạ
tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển các khu dân cư…
2.1.4.4. Lập kế hoạch xây dựng nông thôn mới
Bao gồm sự tham gia ý kiến của Hội viên Hội cựu chiến binh liên quan
đến kế hoạch phát triển sản xuất, liên quan đến các giải pháp, mọi hoạt động của Hội viên hội cựu chiến binh trên địa bàn như: bàn luận mở ra một hướng sản xuất mới, đầu tư xây dựng công trình phúc lợi công cộng, các giải pháp thiết kế, phương thức khai thác công trình, tổ chức quản lý công trình, các mức đóng góp và các định mức chi tiêu từ các nguồn thu, phương thức quản lý tài chính, ... trong nội bộ cộng đồng dân cư hưởng lợi.
2.1.4.5. Tham gia trong việc phát triển kinh tế - xã hội
Hội CCB huyện tham gia trong việc phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống cho hội viên và người dân cả về vật chất và tinh thần. Các hoạt động tham gia phát triển kinh tế của Hội CCB cụ thể là: Tổ chức, tham gia lớp tập huấn và đào tạo ứng dụng kỹ thuật trong các mô hình sản xuất cho hội viên và người dân, hỗ trợ hội viên và người dân vay vốn thực hiện các mô hình sản xuất,
đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, tham gia giữ gìn an ninh chính trị, chật tự an toàn xã hội ở nông thôn...
2.1.4.6. Huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới
Là một yếu tố không chỉ ở phạm trù vật chất, tiền bạc mà còn ở cả phạm trù nhận thức về quyền sở hữu và tính trách nhiệm, tăng tính tự giác của từng Hội viên Cựu chiến binh trong cộng đồng. Hình thức đóng góp có thể bằng tiền, công sức lao động, hiến vật liệu xây dựng tại chỗ hay hiến đất làm đường giao thông,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18 làm các công trình phúc lợi …
2.1.4.7. Kiểm tra, giám sát việc xây dựng NTM
Có nghĩa là thông qua các chương trình, hoạt động có sự giám sát và đánh giá của Hội cựu chiến binh nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng công trình. Ở
những công trình có nhiều bên tham gia, sự kiểm tra, giám sát của cộng đồng hưởng lợi có tác động tích cực trực tiếp đến chất lượng công trình và tính minh bạch trong việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và của Hội viên cựu chiến binh vào xây dựng, quản lý và vận hành công trình. Việc kiểm tra có thể được tiến hành ở tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư trên các khía cạnh kỹ thuật cũng như tài chính.
2.1.4.8. Quản lý và hưởng lợi trong xây dựng NTM
Đó là các thành quả của các hoạt động mà cộng đồng dân cư trong đó có Hội viên hội cựu chiến binh đã tham gia; các công trình sau khi xây dựng xong cần
được quản lý trực tiếp của một tổ chức do nhân dân hưởng lợi lập ra để tránh tình trạng không rõ ràng về chủ sở hữu công trình. Việc Hội viên hội cựu chiến binh tham gia tổ chức duy tu, bảo dưỡng công trình nhằm nâng cao tuổi thọ và phát huy tối đa hiệu quả trong việc sử dụng công trình là nhiệm vụ hết sức quan trọng.
Chính là lợi ích mà các hoạt động mang lại, tuy nhiên cần chia ra các nhóm hưởng lợi ích trực tiếp và nhóm hưởng lợi gián tiếp. Nhóm hưởng lợi trực tiếp là nhóm thụ hưởng các lợi ích từ các hoạt động như thu nhập tăng thêm của năng suất cây trồng do thực hiện thâm canh, tăng vụ, áp dụng các giống mới, các kỹ
thuật tiên tiến, phòng trừ dịch bệnh và các hoạt động tài chính, tín dụng,.... Nhóm hưởng lợi gián tiếp là nhóm thụ hưởng thành quả của các hoạt động đó, để hưởng lợi từ mức độ cải thiện môi trường sinh thái, học hỏi nhóm hưởng lợi trực tiếp từ các mô hình nhân rộng, mức độ tham gia vào thị trường để tăng thu nhập...
2.1.4.9. Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị - xã hội cơ sở, góp phần giữ vững an ninh, trật tự xã hội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 tư tưởng và tổ chức, phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và chức năng giám sát, phản biện xã hội theo quy định của pháp luật.
Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, củng cố, xây dựng tổ
chức Hội cơ sở; phát triển và nâng cao số lượng, chất lượng hội viên.
Tích cực tham gia xây dựng Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể
chính trị xã hội trong sạch, vững mạnh và giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội ở
cơ sở.