- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định Đạt Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch vững mạnh” Đạt
19 An ninh, trật tự xã hội An ninh, trật tự xã hội được giữ vững Đạt
2.2.2 Xây dựng mô hình nông thôn mới ở Việt Nam
2.2.2.1 Kinh nghiệm của một sốđịa phương ở Việt Nam
Trong triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm (Hà Nội), Hội Cựu chiến binh ở cơ sở có lúc, có nơi chưa phát huy hết vai trò, công tác tuyên truyền vận động còn hình thức, chưa tập trung nên chưa vận động được đông đảo hội viên và nhân dân thực sự vào cuộc. Để thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm, vai trò của Hội Cựu chiến binh là rất cần thiết, trong quá trình nghiên cứu tôi nêu gương điển hình, cách làm hay của các địa phương như tỉnh Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc và một sốđịa phương của thành phố Hà Nội phát huy tốt vai trò trong xây dựng nông thôn mới, từđó học tập kinh nghiệm, đưa ra giải pháp áp dụng tại huyện Gia Lâm.
a. Kinh nghiệm phát triển nông thôn mới ở Hà Tĩnh [9]
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 thôn mới, các cấp Hội Cựu chiến binh Hà Tĩnh đã gương mẫu và làm nòng cốt trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, góp phần làm cho bộ mặt nông thôn Hà Tĩnh có nhiều khởi sắc.
Mang trong mình phẩm chất của người lính Cụ Hồ, mỗi cán bộ, hội viên cựu chiến binh tỉnh Hà Tĩnh luôn nêu cao tính tiên phong gương mẫu, tham gia
đóng góp tích cực xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Với vai trò, trách nhiệm của mình, từ năm 2010 đến nay, các cấp Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Hà Tĩnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên về ý nghĩa, mục đích Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, góp phần làm cho bộ mặt nông thôn ở Hà Tĩnh có nhiều khởi sắc.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Mỹ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, các cấp Hội CCB tỉnh Hà Tĩnh đã coi trọng công tác tuyên truyền, vận
động, nêu cao vai trò gương mẫu của CCB trong việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở khu dân cư.
Đồng thời, các cấp Hội CCB tỉnh Hà Tĩnh đẩy mạnh phong trào thi đua “CCB Hà Tĩnh phát huy truyền thống bộđội Cụ Hồ, chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới”. Nhờ vậy, nhiều cán bộ, hội viên đã tham gia đóng góp vào quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương. Đặc biệt, đã tích cực nêu gương sáng, hiến đất, hiến công và các tài sản để giải phóng mặt bằng, làm
đường giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi công cộng ởđịa phương. Từ năm 2010 đến nay, các cấp Hội CCB tỉnh Hà Tĩnh đã vận động cán bộ, hội viên tự nguyện hiến đất, hiến tài sản, đóng góp xây dựng nông thôn mới với tổng số tiền 2,49 tỷ đồng; mở rộng 350.667m2 đường giao thông nông thôn; phá dỡ 24.000m tường rào kiên cố; chặt phá gần 26.100 cây trồng có giá trị kinh tế; tham gia đóng góp 35.950 ngày công…Nhờ đó, hệ
thống đường giao thông thôn, xóm, kênh mương nội đồng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã được bê tông hóa, tạo động lực cho việc thực hiện các tiêu chí
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 tiếp theo trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Tiêu biểu như CCB Bùi Xuân Đại, Chủ tịch Hội CCB xã Đức Đồng, huyện Đức Thọ đã cùng gia đình ủng hộ 230 triệu đồng xây dựng cầu và làm đường giao thông thôn xóm…
Cùng với việc tham gia đóng góp tiền của và công sức xây dựng nông thôn mới, Hội CCB tỉnh Hà Tĩnh đã tham gia thực hiện “Dự án vỗ béo đàn bò” cho nhân dân 2 xã Cẩm Hưng, Cẩm Mỹ (huyện Cẩm Xuyên) với số tiền 370 triệu đồng, bước đầu mô hình đã có hiệu quả được nhân rộng trên địa bàn huyện. Từ dự án đó, các cấp Hội CCB tỉnh Hà Tĩnh đã vận động cán bộ, hội viên và kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp chung sức đồng lòng mở rộng quy mô dự án trên toàn tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở
các địa phương.
Trong thời gian qua, Hội CCB tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp, thực hiện gói tài trợ của Quỹ Thiện Tâm (thuộc tập đoàn Vingroup) để hỗ trợ, cấp phát 7.000 con bê cái giống sinh sản cho 7.000 hộ dân nghèo có vốn để phát triển kinh tế. Đồng thời, phối hợp với Báo Cựu chiến binh và Ngân hàng Công thương Việt Nam hỗ
trợ 400 triệu đồng cho xã Hương Long, huyện Hương Khê xây dựng 10 nhà ở
cho hộ nghèo và gia đình chính sách; phối hợp với Bộ Quốc phòng nhận 120 triệu đồng xây dựng 2 nhà “Nghĩa tình đồng đội” cho 2 gia đình cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn.
Nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở địa phương, trong thời gian qua các cấp Hội CCB Hà Tĩnh đã thực hiện hiệu quả phong trào Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo và làm kinh tế giỏi. Nhiều cựu chiến binh đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nêu gương sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới của Hội và của địa phương. Tiêu biểu như mô hình chăn nuôi lợn của CCB Phạm Thái Đoài ở xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh nuôi 1.000 con lợn, gắn với làm kinh tế dịch vụ tổng hợp như xây dựng, khai thác đá; hợp tác xã “nhung hươu” do CCB Trần Văn Sáng, Phó Chủ tịch Hội CCB xã Sơn Lâm làm chủ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 nhiệm cùng với 11 hộ gia đình là CCB đã nuôi 150 con hươu để lấy nhung; CCB Nguyễn Văn Mại, thôn Tây Sơn, xã HộĐộ, Lộc Hà nuôi tôm chân trắng thu hút trên 20 lao động là con em cựu chiến binh với doanh thu hàng năm từ 800 triệu
đến 1 tỷđồng; CCB Lê Văn Bình, xã Xuân Mỹ (Nghi Xuân) làm kinh tế trang trại tổng hợp với gần 30ha đất rừng trồng cây nguyên liệu, gắn với chăn nuôi đàn gia súc như trâu, bò, dê, tạo nguồn thu hàng năm cho gia đình 500 triệu đồng…
Để có thể phát huy hơn nữa vai trò của CCB trong xây dựng nông thôn mới, theo Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Ngọc Mỹ, thời gian tới các cấp Hội sẽ cùng với các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương, đồng thời, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, nhân rộng các mô hình kinh tế đạt hiệu quả, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sớm để Hà Tĩnh thực hiện thành công kế hoạch của chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng này.
b. Kinh nghiệm xây dựng Nông thôn mới ở Vĩnh Phúc [12]
Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền, Hội Cựu chiến binh xã Lãng Công, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên tham gia xây dựng nông thôn mới bằng nhiều việc làm rất thiết thực và cụ thể.
Với 403 hội viên Hội Cựu chiến binh xã Lãng Công, sinh hoạt ở 10 chi hội. Hội cựu chiến binh xã Lãng Công đã và đang phát huy được truyền thống cách mạng đối với công cuộc xây dựng quê hương giàu mạnh. Xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới trước hết phải làm cho tổ chức Hội vững mạnh, đời sống của cán bộ, hội viên ngày một nâng cao cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần. Trong những năm qua, các hội viên trong hội luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, đẩy mạnh phong trào thi
đua giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi.
Là xã thuần nông, đời sống của đa số hội viên và gia đình đều dựa vào sản xuất nông nghiệp. Do đó, Hội đã vận động hội viên và gia đình mạnh dạn,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển mô hình kinh tế trang trại theo vườn - ao - chuồng - ruộng, nuôi ong, trồng cây cảnh,... Hiện nay trên địa bàn xã có khoảng 62 trang trại, 2 doanh nghiệp tư nhân và hàng chục cơ sở sản xuất, buôn bán dịch vụ, thương mại do cán bộ, hội viên cựu chiến binh làm chủ. Điển hình trong phong trào cựu chiến binh làm kinh tế giỏi có: Mô hình vườn - ao - chuồng - ruộng của gia đình đồng chí Đỗ Quí Đề, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã; mô hình nuôi ong và trồng cây cảnh của gia đình hội viên Nguyễn Xuân Hải, thôn Lãng Sơn,... với mức thu nhập đạt từ 50-100 triệu đồng/năm. Một số hội viên mạnh dạn chuyển hướng sản xuất sang làm kinh tế dịch vụ tổng hợp cho thu nhập trên dưới 100 triệu
đồng/năm như mô hình của hội viên Khổng Kim Ngọc, thôn Thống Nhất. [12] Bên cạnh đó Ban chấp hành Hội còn khuyến khích hội viên mở rộng và phát triển kinh doanh các ngành công nghiệp, xây dựng ngoài quốc doanh, kinh doanh thương mại, dịch vụ buôn bán, từđó chuyển một phần lao động từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp phát triển ngành nghề, dịch vụ thích hợp như: xây dựng, sửa chữa cơ khí, chế biến nông - lâm sản, sản xuất kinh doanh cây cảnh,... Hội đã khuyến khích hội viên đầu tư phát triển dịch vụ buôn bán, trao đổi hàng hoá vừa tăng thu nhập vừa tạo công ăn việc làm cho con em hội viên. Một số
hội viên có điều kiện kinh tế khá đã tự nguyện đứng ra giúp những hội viên còn khó khăn với nhiều hình thức: Hỗ trợ cây giống, con giống, cho vay vốn không lấy lãi, nhận con em hội viên nghèo vào làm việc tại các công ty, doanh nghiệp và xưởng sản xuất của gia đình,...
Hội còn trực tiếp đứng ra vay của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để
hỗ trợ, giúp đỡ hội viên cựu chiến binh vay phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Các hội viên được vay vốn đều đã phát huy được hiệu quả của nguồn vốn, trả lãi, gốc đúng kỳ hạn. Đời sống kinh tế của hội viên Hội Cựu chiến binh trong xã ngày càng được nâng cao. Tính đến cuối năm 2011, Hội Cựu chiến binh xã Lãng Công đã có 270/403 gia đình hội viên có mức sống khá, giàu, chiếm 67%; số hội viên có mức sống trung bình có 122/403 hội viên, chiếm 30,2%, toàn Hội
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 hiện chỉ còn 11 hộ gia đình cựu chiến binh nghèo, chiếm tỷ lệ 2,7%, giảm 16 hộ
(6%) so với năm 2007; có 97% số gia đình cán bộ, hội viên cựu chiến binh đạt danh hiệu gia đình văn hóa,...
Cùng với các hoạt động làm kinh tế gia đình, Hội cựu chiến binh xã đã tích cực vận động cán bộ, hội viên tham gia nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: xây dựng, nâng cấp, cải tạo các tuyến đường giao thông nông thôn; giám sát các công trình công cộng, phúc lợi. Hội CCB xã đã tích cực tuyên truyền, vận động các hộ dân, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng,…
Chịu khó tìm tòi, khắc phục khó khăn, mạnh dạn, năng động và sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, hội viên Hội cựu chiến binh xã Lãng Công luôn là những người lính có ý chí vượt khó vươn lên không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn góp sức xây dựng quê hương giàu mạnh.
c. Kinh nghiệm xây dựng Nông thôn mới ở Hà Nội [10 ]
- Kinh nghiệm xây dựng Nông thôn mới ở huyện Sóc Sơn
Huyện Sóc Sơn có diện tích đất tự nhiên là 30.651,3ha, gồm 26 xã, thị
trấn; trong đó diện tích đất nông nghiệp là 13.205,9ha. Dân số huyện Sóc Sơn hiện có gần 30 vạn người với 71.540 hộ; trong đó hộ sản xuất nông nghiệp là 47.293 hộ (chiếm 66%), lao động nông nghiệp chiếm 65%.
Được khởi động từ năm 2009 và triển khai thực hiện năm 2010, đến nay, chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Sóc Sơn đã có một số tiêu chí cơ
bản đạt, đó là các tiêu chí về giao thông nông thôn, hệ thống điện, an ninh trật tự, bưu điện văn hóa và hệ thống chính trị.
Để chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện đã tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đề ra giải pháp, chính sách lộ trình cụ thể. Đồng thời tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đưa hệ thống chính trị vào cuộc đồng bộ, cùng với nhân dân huy động các nguồn lực xã hội thực hiện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 14 xã triển khai giai đoạn 2, phấn đấu đến năm 2015 có 100% xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên trong tổng số 19 tiêu chí chuẩn quốc gia về nông thôn mới, trong đó có 10 xã đạt tất cả các tiêu chí.
Những năm qua, được sự quan tâm của Trung ương, Thành phố và sự giúp
đỡ tích cực, hiệu quả của các sở, ban, ngành, kinh tế huyện liên tục có mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa như chè, rau an toàn, hoa cây cảnh, thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm… Với chương trình xây dựng nông thôn mới, mơ ước của cán bộ và nhân dân huyện Sóc Sơn đó là một nông thôn mới từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa là mục tiêu chúng ta cần phấn đấu trong những năm tới.
Để thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới đòi hỏi ở
mỗi việc làm cụ thể, mỗi bước đi phải có sự tập trung và vào cuộc đồng bộ của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, của nhân dân và sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ
chức, lực lượng xã hội khác. Trong đó nhân dân là chủ thể, là người thực hiện và cũng là người hưởng thành quả của chương trình.
Từ thực tiễn triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới những năm qua, Sóc Sơn rút ra những kinh nghiệm bước đầu trong công tác lãnh, đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện trong việc xây dựng nông thôn mới đó là:
Một là, phải làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng, trước hết từ đội ngũ
cán bộ, đảng viên đến hội viên của các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân để
nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới. Công tác tuyên truyền cần chú ý
đến hình thức, phương pháp tuyên truyền, nội dung tuyên truyền, thời lượng tuyên truyền…phù hợp với từng nhóm đối tượng. Hình thức tuyên truyền có thể
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 dung tuyên truyền cần nhấn mạnh: Đây là chương trình phát triển kinh tế - xã hội