Khái quát về kinh nghiệm một sốn ước về xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự tham gia của hội cựu chiến binh trong xây dựng nông thôn mới tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 32 - 35)

- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định Đạt Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch vững mạnh” Đạt

19 An ninh, trật tự xã hội An ninh, trật tự xã hội được giữ vững Đạt

2.2.1. Khái quát về kinh nghiệm một sốn ước về xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giớ

2.2.1.1.Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc [8]

Vào những năm đầu 60 Hàn Quốc vẫn là nước chậm phát triển, nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính với khoảng 2/3 dân số sống ở khu vực nông thôn, nông dân quen sống trong cảnh nghèo nàn, an phận, thiếu tinh thần trách nhiệm. Do vậy nhiều chính sách mới về phát triển nông thôn ra đời nhằm khắc phục tình trạng trên.

Bài học của Hàn Quốc về phát triển nông thôn đáng để nhiều nước quan tâm và suy ngẫm. Cùng với nhiều biện pháp quan trọng khác, Hàn Quốc đã đặt mục tiêu là làm thay đổi suy nghĩ thụđộng và tư tưởng ỷ lại của phần lớn người dân nông thôn. Từđó sẽ làm cho nông dân có niềm tin và tích cực với sự nghiệp phát triển nông thôn, làm việc chăm chỉ, độc lập và có tính cộng đồng cao. Trọng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 tâm của cuộc vận động phát triển nông thôn này là phong trào xây dựng "Làng mới" (Saemoul Undong).

Tổ chức phát triển nông thôn được thành lập chặt chẽ từ trung ương đến cơ sở. Mỗi làng bầu ra "Uỷ ban Phát triển Làng mới" gồm từ 5 đến 10 người để

vạch kế hoạch và tiến hành dự án phát triển nông thôn.

Nguyên tắc cơ bản của phong trào làng mới: Nhà nước hỗ trợ vật tư, nhân dân đóng góp công của. Nhân dân quyết định loại công trình nào ưu tiên xây dựng và chịu trách nhiệm quyết định toàn bộ thiết kế, chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình. Sự giúp đỡ của Nhà nước trong những năm đầu chiếm tỷ lệ cao, dần dần các năm sau, tỷ lệ hỗ trợ của Nhà nước giảm trong khi quy mô địa phương và nhân dân tham gia tăng dần. Nội dung thực hiện của chương trình:

Thứ nhất là, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Bao gồm: Cải thiện cơ sở hạ tầng cho từng hộ dân như ngói hoá nhà

ở, lắp điện thoại, nâng cấp hàng rào quanh nhà... và kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của nông dân.

Thứ hai là, thực hiện các dự án nhằm tăng thu nhập cho nông dân như

tăng năng suất cây trồng, xây dựng vùng chuyên canh, thúc đẩy hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển chăn nuôi, trồng rừng, đa canh.

Kết quả đạt được, 12 loại dự án mở rộng đường nông thôn, thay mái lá cho nhà ở, lắp đặt cống và máy bơm, xây dựng các trạm giặt công cộng cho làng và sân chơi cho trẻ em đã bắt đầu được tiến hành. Sau 8 năm, đến năm 1978, toàn bộ nhà nông thôn đã được ngói hoá (năm 1970 có gần 80% nhà ở nông thôn lợp lá), hệ

thống giao thông nông thôn đã được xây dựng hoàn chỉnh. Sau 20 năm, đã có đến 84% rừng được trồng trong thời gian phát động phong trào làng mới. Sau 6 năm thực hiện, thu nhập trung bình của nông hộ tăng lên 3 lần từ 1.025 USD năm 1972 lên 2.061 USD năm 1977 và thu nhập bình quân của các hộ nông thôn trở nên cao tương đương thu nhập bình quân của các hộ thành phố. Đây là một điều khó có thể

thực hiện được ở bất cứ một nước nào trên thế giới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 cơ sở ở nông thôn, thu nhỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, nâng cao trình độ tổ chức của nông dân, chấn hưng tinh thần quốc dân, cuộc sống của người nông dân cũng đạt đến mức khá giả, nông thôn đã bắt kịp tiến trình hiện đại hóa của cả Hàn Quốc, đồng thời đưa thu nhập quốc dân Hàn Quốc đạt đến tiêu chí của một quốc gia phát triển.

2.2.1.2 Xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc [8]

Trung Quốc xuất phát từ một nước nông nghiệp, đại bộ phận người lao

động sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nên cải cách kinh tếở nông thôn là một khâu đột phá quan trọng trong cuộc cải cách kinh tếở Trung Quốc. Vì vậy từđầu những năm 80 của thế kỷ 20, Trung Quốc đã chọn hướng phát triển nông thôn bằng cách phát huy những công xưởng nông thôn thừa kế được của các công xã nhân dân trước đây, thay đổi sở hữu và phương thức quản lý để phát triển mô hình "công nghiệp hương trấn". Các lĩnh vực như chế biến nông lâm sản, hàng công nghiệp nhẹ, máy móc nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp… đang ngày càng

được đẩy mạnh.

Nguyên tắc của Trung Quốc là quy hoạch đi trước, định ra các biện pháp thích hợp cho từng nơi, đột phá trọng điểm, làm mẫu đường. Chính phủ hỗ trợ, nông dân xây dựng. Với mục tiêu "ly nông bất ly hương", Trung Quốc đã thực hiện

đồng thời 3 chương trình phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn:

- Chương trình đốm lửa: Điểm khác biệt của chương trình này là trang bị

cho hàng triệu nông dân các tư tưởng tiến bộ khoa học, bồi dưỡng nhân tài đốm lửa, nâng cao tố chất nông dân. Sau 15 năm thực hiện, chương trình đã bồi dưỡng được 60 triệu thanh niên nông thôn thành một đội ngũ cán bộ khoa học cốt cán, tạo ra một động lực tiềm năng thúc đẩy nông thôn phát triển, theo kịp với thành thị.

- Chương trình được mùa: Chương trình này giúp đại bộ phận nông dân áp dụng khoa học tiên tiến, phương thức quản lý hiện đại để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong 15 năm sản lượng lương thực của Trung Quốc đã tăng lên 3 lần so với những năm đầu 70. Mục tiêu phát triển nông nghiệp là sản xuất các nông sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 chuyên dụng, phát triển chất lượng và tăng cường chế biến nông sản phẩm.

- Chương trình giúp đỡ vùng nghèo: Mục tiêu là nâng cao mức sống của các vùng nghèo, vùng miền núi, dân tộc ít người, mở rộng ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, phổ cập tri thức khoa học công nghệ và bồi dưỡng cán bộ

khoa học cốt cán cho nông thôn xa xôi, tăng sản lượng lương thực và thu nhập của nông dân. Sau khi thực hiện chương trình, ở những vùng này, số dân nghèo

đã giảm từ 1,6 triệu người xuống còn 5 vạn người, diện nghèo khó giảm từ 47% xuống còn 1,5%.

Tại hội nghị toàn thể Trung Ương lần thứ 5 khoá XVI của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, năm 2005, lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra quy hoạch "Xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa". Đây là kế hoạch xây dựng mới được Trung Quốc đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm năm lần thứ XI (2006- 2010). Mục tiêu của quy hoạch là: "Sản xuất phát triển, cuộc sống dư dật, làng quê văn minh, thôn xã sạch sẽ, quản lý dân chủ". Xây dựng nông thôn mới ở

Trung Quốc tạo nên một hình ảnh mới đầy ấn tượng về một "nông thôn Trung Quốc" đầy vẻ đẹp tráng lệ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự tham gia của hội cựu chiến binh trong xây dựng nông thôn mới tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)