- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định Đạt Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch vững mạnh” Đạt
19 An ninh, trật tự xã hội An ninh, trật tự xã hội được giữ vững Đạt
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia Hội Cựu chiến binh huyện Gia Lâm trong xây dựng nông thôn mới.
Lâm trong xây dựng nông thôn mới.
2.1.5.1. Công tác lãnh đạo của Hội cựu chiến binh
Công tác tổ chức của Hội cựu chiến binh có ảnh hưởng lớn đến sự tham gia của Hội viên Cựu chiến binh trong xây dựng nông thôn mới. Tổ chức Hội có vào cuộc, triển khai các nội dung trong xây dựng nông thôn mới thì Hội viên – với tư
cách là thành viên của tổ chức mới có sự tham gia vào việc thực hiện chương trình. Sự chỉđạo của Hội cấp trên có sát sao hay không, quá trình triển khai thực hiện của Hội cấp dưới đến cơ sở có sáng tạo, sát với thực tế hay không có ảnh hưởng rất lớn
đến sự tham gia của hội viên Hội cựu chiến binh trong xây dựng nông thôn mới. Người lãnh đạo của Hội cũng có vai trò rất quan trọng đối với sự tham gia của cán bộ, hội viên trong xây dựng nông thôn mới. Người lãnh đạo có năng lực về phát triển nông thôn, về tổ chức các hoạt động tại nông thôn, có lòng nhiệt tình, trách nhiệm và tâm huyết thì việc triển khai các nội dung của tổ chức Hội trong xây dựng nông thôn mới, chỉ đạo cán bộ, hội viên tham gia các hoạt động trong chương trình nông thôn mới sẽ có nhiều thuận lợi.
Tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của cán bộ, hội viên trong tổ chức Hội Cựu chiến binh cũng là một yếu tố nội tại thuộc về tổ chức có ảnh hưởng đến sự tham gia của Hội viên trong xây dựng nông thôn mới. Mỗi cá nhân người Hội viên muốn tham gia thực hiện một hoặc nhiều nội dung nào đó trong chương trình sẽ không tránh khỏi việc gặp khó khăn. Hay nói cách khác, ở đây nhấn mạnh đến tính cộng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20
đồng trong nhóm đối tượng hội viên cựu chiến binh đối với việc tham gia xây dựng nông thôn mới.
2.1.5.2. Sự phối kết hợp của các cấp uỷĐảng, chính quyền
Đây là một trong số những yếu tố quyết định đến sự tham gia của Hội Cựu chiến binh trong xây dựng nông thôn mới. Đối với cấp uỷ Đảng chính quyền quan tâm đến sự tham gia của Hội viên hội cựu chiến binh trong xây dựng nông thôn mới, và Hội cựu chiến binh ởđịa phương đó phát huy được tiềm năng, kinh nghiệm, tích cực, chủ động trong tham mưu, có thể tạo điều kiện bằng việc đề ra nghị quyết chuyên đề về sự tham gia của Hội cựu chiến binh trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ngược lại, nếu cấp uỷĐảng chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này, thì có thể hạn chế phần nào sự tham gia của Hội cựu chiến binh trong quá trình thực hiện.
Bên cạnh đó, đối với cán bộ tham gia thực hiện chương trình nông thôn mới tại địa phương, là người gắn bó chặt chẽ nhất với người dân nói chung và hội viên cựu chiến binh nói riêng trong quá trình thực hiện các nội dung trong xây dựng nông thôn mới cũng là người có ảnh hưởng đến sự tham gia của hội viên cựu chiến binh. Nếu người cán bộ, cơ quan liên quan có phương pháp, kỹ năng và các biện pháp thích hợp để hội viên cựu chiến binh phát huy được kinh nghiệm, sự sáng tạo của mình trong tham gia thực hiện chương trình có hiệu quả, thì họ sẽ tích cực tham gia nhiều nội dung, nhiều khâu hơn trong quá trình xây dựng nông thôn mới ởđịa phương.
2.1.5.3. Trình độ - nhận thức của Hội viên cựu chiến binh về vai trò của mình trong xây dựng NTM
Đây là yếu tốđược đánh giá là có ảnh hưởng lớn tới sự tham gia của cộng
đồng trong việc xây dựng NTM. Một số ít Hội viên hội cựu chiến binh vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ, coi xây dựng NTM là nhiệm vụ của chính quyền địa phương. Đây là tâm lý chung của người dân nông thôn, đặc biệt ở những vùng kinh tế chậm phát triển, vùng sâu, vùng xa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 xây dựng, các tổ nhóm khuyến nông… tạo lợi ích cho hội viên cựu chiến binh và người dân nhưng để thu hút toàn bộ người dân vào suốt quá trình hoạt
động vẫn rất khó khăn.
2.1.5.4. Tính minh bạch trong thực hiện chương trình nông thôn mới ởđịa phương
Xây dựng NTM là một chương trình tổng thể về phát triển nông thôn, bao gồm nhiều hoạt động từ xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển vùng sản xuất, phát triển hệ thống giáo dục, y tế, hệ thống chính trị… Để thực hiện được những hoạt động
đó đòi hỏi một nguồn lực tổng thể của toàn xã hội, trong đó nguồn lực cộng đồng giữ vai trò chủ yếu, nguồn lực từ Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ, là động lực
để kêu gọi, thu hút các nguồn lực khác trong xã hội. Chính vì thế, vấn đề minh bạch, dân chủ, công khai trong việc thu hút, quản lý và sử dụng các nguồn lực đó vào công cuộc xây dựng NTM có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ởđâu, địa phương nào mà sự minh bạch, dân chủ, công khai càng rõ ràng thì ở đó sự tham gia của cộng đồng càng lớn và tạo được niềm tin trong nhân dân và ngược lại.