Công đoàn thảo luận các vấn đề về quan hệ lao động

Một phần của tài liệu Công đoàn bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ( nghiên cứu thực tế ở tỉnh hà tĩnh (Trang 37 - 43)

Nền kinh tế Việt Nam hiện đang vận hành theo cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế vì vậy tính chất của quan hệ lao động so với nền kinh tế kế hoạch hoá trước đây đã thay đổi. Do có sự thay đổi về tính chất của quan hệ lao động nên đã ảnh hưởng trực tiếp đối với hoạt động của Công đoàn.

Trước đây quan hệ lao động là do Nhà nước và CNLĐ tạo thành và lấy lợi ích chung làm điểm xuất phát, còn hiện nay quan hệ lao động là do doanh nghiệp và người lao động tạo thành trên cơ sở hai bên giúp đỡ lẫn nhau cùng có lợi. Do tính chất quan hệ lao động thay đổi, nên những xung đột trong quan hệ lao động những năm gần đây ngày càng có xu hướng gia tăng.

31

Sự thay đổi của quan hệ lao động, đòi hỏi Công đoàn phải lấy lĩnh vực lao động làm lĩnh vực hoạt động cơ bản và lấy việc điều hoà, ổn định quan hệ lao động làm nhiệm vụ xã hội cơ bản. Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, Công đoàn có vai trò điều hoà và ổn định quan hệ lao động xã hội, đây là vai trò không một tổ chức nào khác có thể thay thế.

Bởi vì, Công đoàn là đại diện một bên của quan hệ lao động, thiếu Công đoàn không thể tạo thành quan hệ lao động hoàn chỉnh. Chính sự điều tiết quan hệ lao động yêu cầu Công đoàn phải tham gia, bởi vì việc điều tiết quan hệ lao động trong cơ chế thị trường là do hai bên trong quan hệ lao động qua cơ chế thị trường tự điều tiết, không có sự tham gia của Công đoàn, quan hệ lao động sẽ không thể vận hành bình thường.

Sau nhiều năm thực hiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Ngày 5/6/2008 Ban Bí thư Trung ương đã ban hành hành Chỉ thị số 22-CT/TW về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp.

Tiếp theo là Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày18/8/2008 triển khai chỉ thị 22-CT/TW về quy định nhiệm vụ cho các bộ, ban ngành và uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN cũng đã có Kế hoạch số 1233/KH-TLĐ ngày 17/7/2008 về triển khai chỉ thị số 22- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương trong hệ thống Công đoàn.

Mối quan hệ giữa các bên trong quá trình lao động chính là quan hệ lao động. Trong mối quan hệ đó, chủ thể chủ yếu là người lao động và người sử dụng lao động, sự phát triển mối quan hệ này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả việc thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tại các doanh nghiệp đã thành lập tổ chức Công đoàn, công đoàn đóng vai trò cầu nối giữa người sử dụng lao động và người lao động. Thông qua tổ chức Công đoàn, doanh nghiệp dễ dàng và nhanh chóng truyền đạt đến người lao động những quy định về lao động của doanh nghiệp cũng như nắm bắt, thu thập thông tin, những phản hồi của người lao động đối với các quy định về lao động của doanh nghiệp, nắm bắt thông tin về người lao động làm cơ sở đề xuất chủ doanh nghiệp điều chỉnh chính sách lao động

32

phù hợp với thực tiễn cũng như các quy định của pháp luật. Vì thế, tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước được xem như một kênh thông tin quan trọng, giúp các doanh nghiệp ngoài nhà nước phổ biến các chính sách lao động đến với người lao động, đồng thời nhận được sự phản hồi từ người lao động về các chính sách lao động đó.

Theo điều 10 Luật Công đoàn (sửa đổi 2012) quy định: “Công đoàn Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể”.

Khoản 1, Điều 73 Bộ luật Lao động sửa đổi (năm 2012) quy định: “Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập

thể”. Quy định tại điều 73 cho thấy đại diện thương lượng thỏa ước lao động tập thể

là Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn lâm thời.

Vai trò của công đoàn trong việc thảo luận các vấn đề về quan hệ lao động thể hiện trong việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, phản ánh các nguyện vọng của người lao động tới chủ sử dụng lao động, qua đó tạo cơ sở cho việc thực hiện các cam kết giữa các ben trong quan hệ lao động, tạo điều kiện cho các bên hiểu nhau từ đó hướng tới xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích của các bên.

Thỏa ước lao động tập thể - kết quả của quá trình thương lượng, đàm phán, ký kết giữa Công đoàn (Đại diện cho tập thể người lao động) với đại diện người sử dụng lao động là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động. Nội dung của thỏa ước lao động tập thể bao gồm các vấn đề: Việc làm và đảm bảo việc làm; thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp lương; định mức lao động; an toàn vệ sinh lao động; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các thỏa thuận khác. Đây là các lĩnh vực mà người lao động và người sử dụng lao động liên quan trực tiếp với nhau, ảnh hưởng rất lớn tới quan hệ lao động.

Qua nghiên cứu thực tế tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cho thấy, một số doanh nghiệp nhờ sự năng động nhiệt tình của ban chấp hành công đoàn đã tạo được niềm tin đối với chủ sử dụng lao động, làm cho

33

họ thấy được vai trò tích cực của tổ chức công đoàn. Chủ doanh nghiệp đã có sự quan tâm, chăm lo tốt tới đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Điển hình như công ty Viết Hải đã mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động với mức đền bù cao nhất là 24 tháng lương, tiền ăn ca từ 10.000đ lên 15.000đ/ca/người, những người làm ca đêm là 25.000đ/ca/người; công ty Hoành Sơn đã tăng phúc lợi từ 300.000đ lên 500.000đ, hỗ trợ sinh con thứ nhất 500.000đ, con thứ hai 300.000đ, trợ cấp khó khăn từ 500.000đ lên 1.000.000đ, trên một trường hợp; nhiều công ty, doanh nghiệp đã tổ chức các lớp dạy nghề cho công nhân lao động, tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ như: Công ty Cố phần xuất nhập khẩu nam Hà Tĩnh (Công đoàn ngành Nông nghiệp), Công ty Cổ phần gạch ngói Cầu Họ (Công đoàn ngành Xây dựng), Công ty Dược và thiết bị Y tế Hà Tĩnh (Công đoàn ngành Y tế), Công ty Cổ phần nước khoáng và du lịch Sơn Kim (Công đoàn ngành Công Thương), Công ty TNHH Tân Trường Phát, công ty Tư vấn Thiết kế môi trường đô thị (Liên đoàn Lao động huyện Kỳ Anh)... đã tạo điều kiện cho hơn 90 cán bộ công đoàn tham gia khóa tập huấn nghiệp vụ Công đoàn do Liên đoàn Lao động tỉnh và Liên đoàn Lao động các huyện tổ chức. Tại khóa học này, cán bộ công đoàn được tập huấn 7 chuyên đề của hoạt động Công đoàn: Chuyên đề về Tổ chức, chính sách- pháp luật, thi đua khen thưởng, tuyên giáo, công tác kiểm tra, hoạt động Nữ công, tài chính. Các học viên được trang bị kiến thức và kỷ năng hoạt động công đoàn theo phương pháp tích cực, tham gia thảo luận nhóm, giải quyết các tình huống cụ thể do báo cáo viên đặt ra.

Như vậy, ở những đơn vị có cán bộ Công đoàn cơ sở có trình độ, am hiểu về pháp luật, nhiệt tình, tâm huyết, có uy tín, có phương pháp thương lượng, biết tranh thủ ý kiến chỉ đạo, giúp đỡ của công đoàn cấp trên, am hiểu tình hành sản xuất của Doanh nghiệp và có sự đồng tình của lãnh đạo doanh nghiệp thì sẽ xây dựng được bản thỏa ước lao động có nội dung tích cực, đạt chất lượng và cam kết được nhiều điều khoản có lợi hơn so với quy định của pháp luật, đem lại được nhiều quyền lợi thiết thực cho người lao động.

34

Vai trò, chức năng bảo vệ lợi ích của người lao động của công đoàn được thực hiện thông qua một phương thức rất truyền thống là thương lượng, thảo luận các vấn đề về quan hệ lao động. Nếu công đoàn thực hiện tốt việc này sẽ góp phần tạo dựng mối qua hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, hạn chế tối đa các va chạm, xung dột về mọi mặt giữa người lao động và người sử dụng lao động. Để làm tốt được việc này cần phải xây dựng quy chế phối hợp giữa người sử dụng lao động với công đoàn cơ sở. Tuy nhiên, trên thực tế, có một tỷ lệ khá cao các công đoàn cơ sở (CĐCS) trong các doanh nghiệp chưa xây dựng được quy chế phối hợp với chủ sử dụng lao động nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực thi các quyền của công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và pháp luật Lao động. Mặt khác, nhiều chủ doanh nghiệp ngoài nhà nước còn né tránh, trì hoãn, không tạo điều kiện cho người lao động thực hiện quyền gia nhập, thành lập công đoàn. Sự cản trở, gây khó khăn của chủ doanh nghiệp được thực hiện bằng nhiều hình thức, biện pháp tinh vi nên rất khó cho việc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật. Hiện nay có tới hơn 60 % danh nghiệp ngoài nhà nước có từ 10 đến 20 lao động trở lên chưa có tổ chức công đoàn.

Rõ ràng sự phát triển tích cực hay tiêu cực của mối quan hệ lao động không chỉ phụ thuộc vào phía người sử dụng lao động, mà còn phụ thuộc vào phía người lao động. Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước là người đại diện cho người lao động có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển hài hòa mối quan hệ này.

Tuy nhiên trong quan hệ lao động nhiều lúc vẫn xẩy ra những xung đột như: người lao động thường manh động, bất cần, có tư tưởng không gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, cũng có khi do nguyên nhân do lương thấp, không tin tưởng vào tương lai lâu dài của doanh nghiệp, sẵn sàng đi hoặc ở lại, sẵn sàng tụ tập gây sự, sách nhiễu… có khi nguyên nhân hết sức bình thường như chậm lương một hai ngày vì ngày đó trùng với ngày nghỉ; hay như doanh nghiệp kia có tiền ăn trưa doanh nghiệp mình không có v.v… khi có bức xúc, công nhân lao động không chủ động tìm người sử dụng lao động để đề đạt giải quyết mà muốn tự mình giải quyết hoặc lôi kéo người khác hùa với mình. Họ không phân biệt được đâu là quyền và lợi

35

ích hợp pháp được pháp luật thừa nhận, đâu là chính đáng cần phải thỏa thuận, thương lượng. Trong nhiều trường hợp, nhất là trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, không phải lúc nào các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng diễn ra thuận lợi. Do đó, người lao động cũng cần phải thông cảm với những khó khăn của doanh nghiệp, chung sức cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, xét cho cùng đó cũng là vì chính lợi ích của người lao động.

Theo Khoản 4, 6, 7, 8, 9 Điều 10, Luật Công đoàn (sửa đổi 2012) quy định:

“Công đoàn đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động; tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động; kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm; đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền; đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong

vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệpđể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,

chính đáng của tập thể người lao động và người lao động”.

Theo Khoản 4, Điều 188, Bộ luật Lao động (sửa đổi năm 2012) quy định: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Tổ chức công đoàn các cấp tham gia với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và tổ chức đại diện người sử dụng lao động để trao đổi, giải quyết các vấn đề về lao động”.

Như vậy, theo các quy định của Luật Công đoàn và Bộ luật Lao động thì vai trò của công đoàn thể hiện ở hầu hết các lĩnh vực của quan hệ lao động. Các quy định của pháp lật dành cho công đoàn nhiều quyền hạn nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động (người yếu thế hơn trong quan hệ với người sử dụng lao động), tuy nhiên không phải vì thế mà công đoàn phải bảo vệ người lao động trong mọi trường hợp. Trong giai đoạn hiện nay, công đoàn phải là cầu nối giữa người lao động với người sử dụng lao động, bởi suy cho cùng lợi ích của người lao động chỉ có thể được đảm bảo khi doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.

36

Quan hệ lao động hài hòa trong các doanh nghiệp do chính các chủ thể tham gia vào quan hệ quyết định. Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước cần phải có các biện pháp nhằm nâng cao trình độ nhận thức, am hiểu các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mình, nhanh chóng nắm được các tâm tư, nguyện vọng bức xúc của người lao động để kịp thời trao đổi với người sử dụng lao động, để cùng nhau tìm cách tháo gỡ ngay khi mới phát sinh, đồng thời phải giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, kỷ luật lao động, nội quy cơ quan, doanh nghiệp. Đây là tiền đề quan trọng để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Công đoàn bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ( nghiên cứu thực tế ở tỉnh hà tĩnh (Trang 37 - 43)