Tình hình công nhân, lao động tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Công đoàn bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ( nghiên cứu thực tế ở tỉnh hà tĩnh (Trang 32 - 34)

2.1.1.1 Về số lượng, cơ cấu và chất lượng CNLĐ, đoàn viên công đoàn

Do tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chính sách khuyến khích đối với dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh, nhiều doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất hoặc thành lập mới nên số lượng công nhân lao động tăng nhanh, nhất là lực lượng lao động công nhân, viên chức, lao động trẻ. Cơ cấu đội ngũ công nhân, lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ trong các ngành công nghiệp, dịch vụ và trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước, giảm tỷ lệ trong các ngành nông, lâm nghiệp. Năm năm qua, đội ngũ công nhân, lao động của tỉnh có bước chuyển biến tích cực, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng lên, đã có những đóng góp trực tiếp, to lớn vào sự phát triển KT-XH của tỉnh.

Đến 31/12/2013, tổng số công nhân, viên chức, lao động có 101.510 người, tăng 23.593 người so với năm 2008. Trong đó khu vực hành chính sự nghiệp 40.500 người; khu vực sản xuất, kinh doanh 61.010 người. Tổng số đoàn viên công đoàn toàn tỉnh có 69.474 người, chiếm tỷ lệ 68,5% so với CNVCLĐ, tăng 8.024 người so với năm 2008, trong đó đoàn viên thuộc LĐLĐ tỉnh quản lý là 61.274 người, số đoàn viên thuộc Công đoàn ngành Trung ương quản lý là 8.200 người; hệ thống tổ chức Công đoàn Hà Tĩnh có 32 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (cả công đoàn Giáo dục huyện, thị xã, thành phố), tổng số CĐCS là 1.592 đơn vị (trong đó khu vực nhà nước 1.338 đơn vị, khu vực ngoài nhà nước 254 đơn vị). Trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề của công nhân, viên chức, lao động, đoàn viên công đoàn ngày càng được nâng lên (đoàn viên có trình độ trên đại học 2,2%; đại học, cao đẳng 57,7%; trung cấp 20,2%; sơ cấp và công nhân kỹ thuật 13,6%; chưa

26

qua đào tạo 5,9%) [23, tr.7], trình độ mọi mặt của đội ngũ công nhân, viên chức,

lao động từng bước được nâng lên đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy vậy, so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thì chất lượng đội ngũ công nhân, viên chức, lao động của tỉnh còn hạn chế, có chỗ còn bất cập, thiếu cán bộ quản lý giỏi, công nhân kỹ thuật lành nghề, thợ bậc cao, trình độ ngoại ngữ, tin học... tác phong lao động công nghiệp chưa trở thành nề nếp của đại bộ phận công nhân lao động.

2.1.1.2. Việc làm, tiền lương, thu nhập và đời sống

Cùng với sự phát triển nhanh về số lượng doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, số lao động có việc làm ngày càng tăng, đến tháng 31/12/2013, toàn tỉnh có 3.519 doanh nghiệp (trong đó có 254 doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn với 12.500 đoàn viên); bình quân hàng năm có trên 01 vạn lao động được giải quyết việc làm trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Tuy vậy, mấy năm gần đây do khó khăn chung của nền kinh tế, hiện tại có 19.070 lao động thiếu việc làm, hoặc việc làm không ổn định ở các doanh nghiệp, nên vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động vẫn là yêu cầu bức thiết. Tiền lương của CNLĐ có tăng do Nhà nước thực hiện chính sách cải cách tiền lương và điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, nhưng do giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng, nên tiền lương vẫn chưa đủ chi cho nhu cầu thiết yếu để đảm bảo cuộc sống; tiền lương và thu nhập của người lao động ở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước còn thấp, chỉ đạt bình quân 2,7 triệu đồng/người/tháng (bình quân chung cả nước 3,5 triệu đồng/người/tháng) nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Về nhà ở, đất ở, mặc dầu Chính phủ, tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách và các giải pháp nhưng vấn đề nhà ở, đất ở đang là nổi băn khoăn của công nhân, lao động [23, tr.8]. Qua khảo sát của các cấp công đoàn, hiện tại toàn tỉnh có 16.175 CNVCLĐ có nhu cầu cần giải quyết về nhà ở, đất ở.

2.1.1.3. Tình hình thực hiện pháp luật lao động

Tình hình việc làm của CNVCLĐ tỉnh Hà Tĩnh tương đối ổn định, số CNVCLĐ phải nghỉ việc do thiếu việc làm thường xuyên không lớn. Hàng năm, có từ 1,5 - 1,7% so với tổng số CNLĐ được khảo sát thiếu việc làm.

27

Điều kiện làm việc của người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước được quan tâm cải thiện. Ở một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khu vực kinh tế tư nhân có quy mô vừa và nhỏ, một bộ phận người lao động phải làm việc trong môi trường độc hại và mất an toàn. Tỷ lệ công nhân được khám sức khoẻ định kỳ, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) theo quy định còn thấp.

Tình trạng người sử dụng lao động vi phạm các quy định pháp luật lao động về hợp đồng lao động, tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc và nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn xảy ra, nhất là ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng chế tài xử lý việc thực thi pháp luật chưa đủ mạnh nên những quyền lợi thiết thân của người lao động còn bị xâm phạm.

Tình hình tranh chấp lao động dẫn đến đình công chưa diễn ra nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nguyên nhân chủ yếu do người sử dụng lao động không thực hiện đúng các quy định của pháp luật Lao động và Luật Công đoàn, nhất là các quy định về hợp đồng lao động, tiền công, tiền lương, Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), thời giờ và điều kiện lao động không đảm bảo, thu nhập thấp. Công tác quản lý nhà nước về lao động còn nhiều bất cập, kém hiệu lực. Công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp xảy ra đình công chưa thể hiện được vai trò của mình. Nhận thức của người lao động về pháp luật và Công đoàn, về tác phong công nghiệp còn nhiều hạn chế. Việc thực hiện pháp luật lao động nhìn chung được đảm bảo, ở khu vực hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước thực hiện khá tốt. Tuy vậy, ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước, tình trạng người sử dụng lao động vi phạm pháp luật lao động còn xảy ra; một số doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với người lao động như: Giao kết hợp đồng lao động, ký kết thoả ước lao động tập thể, tiền lương, đóng nộp BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), ATVSLĐ…; trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước mới có 48,4% CNLĐ được đóng BHXH (Nguồn: Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh).

Một phần của tài liệu Công đoàn bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ( nghiên cứu thực tế ở tỉnh hà tĩnh (Trang 32 - 34)