Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Công đoàn bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ( nghiên cứu thực tế ở tỉnh hà tĩnh (Trang 30 - 32)

Một là, chính sách mở cửa thị trường đầu tư của Nhà nước và chính quyền

địa phương còn nhiều điểm chưa hợp lý. Trước hết là chính sách giá nhân công để

kêu gọi đầu tư thấp. Chính sách lương tối thiếu là chính sách phổ biến ở nhiều nước, thực chất nó là kết quả của sự thoả hiệp giữa Nhà nước và người lao động. Nhà nước quy định mức lương tối thiểu mà giới chủ phải trả cho người lao động là bảo vệ quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên, chính sách mức lương tối thiểu là con dao hai lưỡi, nó có thể kích thích tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, ngược lại nó có thể gây khủng hoảng kinh tế và hạn chế đầu tư nước ngoài. Vì vậy, tăng hay giảm mức lương tối thiểu, vào thời điểm nào rất quan trọng. Trong những

24

năm qua, để thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã áp dụng mức lương tối thiểu quá thấp so với mặt bằng chung khu vực và giá cả thị trường. Sự điều chỉnh của Chính phủ thường không theo kịp so với tốc độ gia tăng chỉ số tiêu dùng. Lương tối thiểu tăng, nhưng thu nhập thực tế của công nhân lại giảm. Các nhà đầu tư lợi dụng chính sách lương tối thiểu thấp để bóc lột công nhân là điều hiển nhiên. Giá trị thặng dư thu được dựa trên nền tảng bóc lột giai cấp công nhân là bản chất không bao giờ thay đổi của chủ nghĩa tư bản. Tiếp đó, nhiều nơi, chính quyền địa phương buông lỏng quản lý, làm ngơ trước các hành vi xâm phạm quyền lợi chính đáng của công nhân, lao động. Ở nhiều địa phương, nhiều doanh nghiệp còn trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm, đối xử hà khắc, tuỳ tiện sa thải công nhân…

Hai là, vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, vai trò quản lý, điều hành của

chính quyền còn nhiều tồn tại, thiếu sót. Vai trò của cấp uỷ đảng ở địa phương và

trong doanh nghiệp ở nhiều nơi còn mờ nhạt. Cấp uỷ đảng, các ngành chức năng và chính quyền địa phương ở một số nơi không thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Đảng về xây dựng đội ngũ công nhân trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hoặc có thực hiện, nhưng thiếu thường xuyên và nặng về hình thức. Chưa chú trọng xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Ở nhiều doanh nghiệp ngoài nhà nước, đảng viên không có nơi sinh hoạt, vai trò lãnh đạo của Đảng hầu như không có. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho công nhân bị xem nhẹ.

Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thiếu đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung, không theo kịp tình hình. Đặc biệt là pháp luật về lao động chưa có chế tài đủ mạnh xử lý các trường hợp chủ doanh nghiệp cố tình trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động, không ký hợp đồng lao động và các hành vi vi phạm pháp luật khác về sử dụng lao động. Chính quyền và các ngành chức năng ở một số địa phương buông lỏng quản lý, thiếu sự chăm lo đến đời sống, điều kiện làm việc của công nhân, để chủ doanh nghiệp lấn lướt, xâm phạm lợi ích chính đáng của người lao động, vi phạm pháp luật mà không giải quyết, xử lý.

25

hƣơng 2

THỰ TRẠ G Ô G À BẢ VỆ QUYỀ ỢI GƢỜI Ộ G TẠI D H GHIỆP G ÀI HÀ ƢỚ Ở TỈ H HÀ TĨ H

Một phần của tài liệu Công đoàn bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ( nghiên cứu thực tế ở tỉnh hà tĩnh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)