pháp luật lao động, các chính sách, chế độ liên quan đến người lao động.
Giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo các quy định của pháp luật lao động được thực hiện một cách nghiêm túc đầy đủ, là hoạt động rất quan trọng để bảo vệ lợi ích người lao động.
Khoản 1, Điều 14 Luật Công đoàn (sửa đổi 2012) quy định: “Công đoàn tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”.
Đây chính là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật của công đoàn cơ sở. Đồng thời xác định rõ kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về lao động vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của tổ chức công đoàn nói chung và của công đoàn cơ sở nói riêng. Thẩm quyền này còn được quy định một cách cụ thể trong Điều 10, Điều 11 của Điều 14 Luật Công đoàn (sửa đổi 2012) cũng như các nghị định của Chính phủ, các quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
37
Nội dung thẩm quyền này được thực hiện thông qua các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về hợp đồng lao động (HĐLĐ), tiền lương, tiền thưởng, kỷ luật lao động, an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp... Việc kiểm tra giám sát được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục kể từ khi hình thành quan hệ lao động cho đến khi kết thúc quan hệ lao động, thậm chí trong nhiều trường hợp việc kiểm tra giám sát được thực hiện trước khi hình thành và sau khi kết thúc quan hệ lao động. Cụ thể đó là các trường hợp công đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về học nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Vai trò của công đoàn trong lĩnh vực này được thể hiện thông qua các hoạt động, đó là: Theo Khoản 2, Điều 7, Bộ luật Lao động (sửa đổi năm 2012) quy định: “Công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham gia cùng với cơ quan nhà nước hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động”. Thông
qua hoạt động này, công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động sớm xác định, thống nhất với nhau về các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động, phù hợp với các quy định của pháp luật lao động, từ đó hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật lao động trong chính cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mình, “Công đoàn hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động; đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể; tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động. Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên
quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động...” (Điều 10, Luật Công đoàn
sửa đổi năm 2012).
Trong quan hệ lao động, một bên là chủ doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận và một bên là số đông người lao động vì mục tiêu tìm việc làm, thu nhập. Vì vậy khó có thể tránh khỏi việc người sử dụng lao động luôn tìm mọi cách khai thác tối đa các điều kiện sẵn có của thị trường lao động, tận dụng kẻ hở của pháp luật, nhất
38
là pháp luật lao động, sẵn sàng vi phạm pháp luật để tối đa hoá lợi nhuận. Biểu hiện rõ nhất là vi phạm về tiền lương, BHXH, BHLĐ, vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thậm chí có nơi chủ doanh nghiệp còn có các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người lao động... chủ thể còn lại là người lao động, do đứng ở “vị thế yếu” hơn hay có thể nói là “phụ thuộc” vào người sử dụng lao động nên rất dễ chấp nhận những thiệt thòi về quyền lợi, cho dù đó là những quyền, lợi ích được pháp luật quy định.
Hợp đồng lao động là cơ sở để hình thành quan hệ lao động, là cơ sở để người lao động và người sử dụng lao động thoả thuận, thống nhất với nhau về các vấn đề liên quan đến việc làm, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc ký kết hợp đồng lao động đối với quyền lợi người lao động, một mặt công đoàn cơ sở đã tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn người lao động thảo luận, ký kết hợp đồng lao động đối với người sử dụng lao động. Sự tham gia hỗ trợ, hướng dẫn của công đoàn cơ sở trong việc giao kết (HĐLĐ) không những bảo đảm việc thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật lao động mà còn góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.
Tuy nhiên, tỷ lệ người lao động nhận được sự giúp đỡ của công đoàn trong việc ký kết (HĐLĐ) còn rất hạn chế, đa phần công nhân tự mình thoả thuận, ký kết (HĐLĐ) với người sử dụng lao động. Mặc dù chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, nhưng sự tham gia của công đoàn đã hạn chế rất nhiều sự vi phạm pháp luật lao động từ phía chủ sử dụng lao động.
Với sự tham gia của công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát việc thi hành chính sách pháp luật lao động đã thu được những kết quả nhất định trong thời gian qua. Theo số liệu thống kê của Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh, từ năm 2008 đến 31/12/2013, các cấp công đoàn của tỉnh đã phối hợp với Thanh tra, BHXH, Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã tiến hành kiểm tra 125 cuộc tại các doanh nghiệp, Uỷ ban kiểm tra công đoàn các cấp đã tham mưu giúp Ban Thường vụ đồng cấp giải quyết và tham gia giải quyết 1050 đơn, trong đó có 65 đơn thuộc thẩm quyền giải
39
quyết của công đoàn, tham gia giải quyết 550 đơn thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước, chuyển 150 đơn cho các cơ quan chức năng. Nhờ đó mà một số quyền lợi của người lao động đã được giả quyết.
Những vi phạm pháp luật lao động của người sử dụng lao động có một phần nguyên nhân từ sự kém hiểu biết pháp luật của người lao động. Do vậy, trong những năm qua, công đoàn các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm hơn đến công tác tuyên truyền pháp luật cho công nhân lao động. Theo điều tra thực tế trên địa bàn Hà Tĩnh, hầu hết các công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước đều quan tâm đến công tác này, đã có 205/250 CNLĐ đã trả lời công đoàn có tuyên truyền pháp luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật BHXH... cho người lao động.
Công đoàn cơ sở đã chủ động đề xuất với chủ doanh nghiệp tổ chức cho công nhân học tập, quán triệt Luật Lao động, Luật Công đoàn ngay từ khi bước vào làm việc trong doanh nghiệp. Nhiều công đoàn cơ sở đã sử dụng các tài liệu được biên soạn về chính sách, pháp luật và nội quy doanh nghiệp phát cho công nhân, lao động nên số CNLĐ trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh được học, được thông tin các văn bản pháp luật, các chính sách là khá cao.
Với vai trò là người kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về lao động, đã có nhiều công đoàn cơ sở triển khai các biện pháp nhằm thực hiện tốt quyền hạn mà pháp luật quy định. Công đoàn một số công ty đã tiến hành thu nhận và kiểm tra thông tin bằng cách đặt hòm thư góp ý tại doanh nghiệp hoặc bố trí người tiếp xúc trực tiếp với công nhân lao động theo định kỳ hàng tháng để nhận ý kiến phản hồi. Đây là biện pháp mang lại hiệu quả khá cao, hạn chế và ngăn ngừa được những tranh chấp lao động có thể xẩy ra. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy mức độ tuyên truyền pháp luật của công đoàn tới người lao động tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa được thường xuyên (115/250 người được khảo sát, chiếm 46%) .
Mặc dù tổ chức công đoàn đã nổ lực thực hiện kiểm tra giám sát trong điều kiện có thể, song tình trạng vi phạm Pháp luật Lao động, Luật Công đoàn, không thực hiện chính sách cho người lao động vẫn còn diễn ra.
40
Một nguyên nhân nữa làm cho hoạt động kiểm tra, giám sát của công đoàn cơ sở kém hiệu quả là: bản thân cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp cũng là người lao công hưởng lương từ người sử dụng lao động nên nhiều trường hợp còn e ngại không dám đấu tranh vì bị sợ trù dập; lãnh đạo công đoàn đồng thời là cán bộ lãnh đạo, quản lý nên họ luôn có xu hướng bảo vệ lợi ích cho chủ doanh nghiệp. Thậm chí có nơi chủ doanh nghiệp không thừa nhận quyền kiểm tra giám sát của công đoàn cơ sở, họ chỉ thừa nhận việc kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về lao động hoặc chỉ đồng ý cho cán bộ công đoàn kiểm tra giám sát với tư cách là thành viên đoàn kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về lao động. Điều này cho thấy quyền kiểm tra giám sát của công đoàn mặc dù đã được ghi nhận nhưng chưa phát huy được hiệu quả. Việc đi sâu, đi sát cũng như làm tốt công việc kiểm tra và giám sát của công đoàn sẽ có nhiều tác động tích cực cho cả hai phía: công nhân lao động và chủ sử dụng lao động. Trong trường hợp có những hành vi vi phạm nội dung của bản thoả ước, công đoàn kịp thời phát hiện, nhắc nhở để khắc phục, đồng thời đưa ra những kiến nghị và giải pháp giúp các cơ quan có liên quan sớm tìm được sự đồng thuận để giải quyết vấn đề, tránh để vụ việc diễn biến phức tạp.