Công đoàn thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể

Một phần của tài liệu Công đoàn bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ( nghiên cứu thực tế ở tỉnh hà tĩnh (Trang 47 - 50)

Theo quy định tại Điều 73, Bộ luật Lao động (sửa đổi năm 2012) thì thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định. Nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Theo Khoản 2, Điều 74 Bộ luật Lao động (sửa đổi năm 2012). Thỏa ước lao động tập thể chỉ được ký kết khi các bên đã đạt được thỏa thuận tại phiên họp thương lượng tập thể và: Có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp; Có trên 50% số đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở

41

hoặc công đoàn cấp trên cơ sở biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể ngành.

Thoả ước lao động tập thể có những tác dụng rất lớn trong quan hệ lao động, là công cụ cụ thể hoá các quy định của pháp luật phù hợp với tính chất, đặc điểm của doanh nghiệp, là cơ sở pháp lý quan trọng để doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên. Tạo nên trách nhiệm của các bên trong trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở pháp luật lao động, tạo điều kiện cho người lao động thông qua sức mạnh tập thể để thương lượng đạt được những lợi ích cao hơn so với quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó xây dựng mối quan hệ lao động, hài hoà, ổn định, cùng nhau hợp tác vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và người lao động. Lợi ích của doanh nghiệp trong trong việc ký kết thoả ước lao động tập thể chính là hành động xác lập giá trị của công ty, việc chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân lao động sẽ tạo được mối gắn kết lâu dài giữa công ty và người lao động. Đồng thời, bản thoả ước cũng tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn nâng cao vị thế, vai trò của mình trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của công đoàn

Theo quy trình, trước khi xây dựng thoả ước lao động tập thể, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, tham khảo, nhiên cứu các văn bản của nhà nước liên quan đến doanh nghiệp và người lao động như Luật Doanh nghiệp, Luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật BHXH, BHYT...và căn cứ vào tình hình sản xuất của doanh nghiệp để tham gia cùng với chủ doanh nghiệp xây dựng thoả ước lao động tập thể. Trong quá trình xây dựng bản thoả ước này, công đoàn đại diện cho tập thể công nhân lao động tranh thủ ý kiến nhiều nơi để nội dung của bản thoả ước có chất lượng. Trước khi công đoàn đại diện cho tập thể người lao động ký kết vào bản thoả ước lao động tập thể thi Ban Chấp hành CĐCS tổ chức lấy ý kiến từ các đoàn viên để hoàn chỉnh bản thoả ước. Tuy nhiên, qua khảo sát, việc công đoàn lấy ý kiến để đoàn viên tham gia đóng góp ý kiến cho bản dự thảo chưa được quan tâm, có tới 75% trả lời công đoàn có lấy ý kiến của người lao động trước khi xây dựng bản thoả ước, và có tới 25% trả lời không. Khảo sát một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà

42

Tĩnh cho thấy, trong số 65% doanh nghiệp ngoài nhà nước đã ký kết thoả ước lao động tập thể thì có tới 21% số người lao động không được tham gia thảo luận thoả ước lao động tập thể.

Với chức năng bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, tổ chức công đoàn lãnh đạo, tổ chức, vận động tập hợp người lao động tham gia quá trình thương lượng và đại diện tập thể lao động trực tiếp thương lượng, ký thoả ước lao động tập thể, công đoàn tạo sự tin tưởng gắn bó của người lao động với tổ chức công đoàn. Nhìn chung đa số CNLĐ có trình độ văn hoá thấp, không am hiểu nhiều về luật pháp, không có nhiều thời gian tìm hiểu suy nghĩ về nội dung thoả ước nên nếu có tham gia đóng góp ý kiến thì cũng có hạn. Do đó để bản thoả ước đáp ứng được lợi ích thiết thân, sát sườn của người lao động thì cần phải nâng cao trình độ và năng lực cho đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở.

Trên thực tế, một số doanh nghiệp mặc dù có xây dựng bản thoả ước lao động tập thể, nhưng đó là bản thoả ước do chủ doanh nghiệp soạn thảo ra rồi buộc Ban Chấp hành công đoàn cũng là nhân viên của mình ký vào để chứng tỏ công ty đã tuân thủ quy định, còn về thực chất thì bản thoả ước đó có những nội dung không khá gì so với những điều khoản đã thoả thuận trong bản hợp đồng mà công ty đã ký với công nhân lao động.

Như vậy, ở những đơn vị có cán bộ công đoàn cơ sở có trình độ, am hiểu về pháp luật, nhiệt tình, tâm huyết, có uy tín, có phương pháp thương lượng biết tranh thủ ý kiến của cấp trên, am hiểu tình hình của doanh nghiệp và có sự đồng tình ủng hộ của lãnh đạo doanh nghiệp thì sẽ có được bản thoả ước có nội dung tích cực, đạt chất lượng và cam kết được nhiều điều khoản có lợi hơn so với các quy định của pháp luật, đem lại được nhiều quyền lợi thiết thực cho người lao động.

Các điều khoản của thoả ước lao động tập thể chỉ có thể được hình thành trên cơ sở các bên thương lượng, thoả thuận tự nguyện và bình đẳng. Việc ký thoả ước lao động tập thể chỉ được tiến hành khi có trên 50% số người của tập thể lao động trong doanh nghiệp tán thành nội dung thương lượng đã thương lượng. Người sử dụng lao động không thể đưa ra các điều kiện ép buộc phía công đoàn ký kết những điều khoản vi phạm pháp luật.

43

Như vậy, thảo ước lao động tập thể là công cụ pháp lý quan trọng mà công đoàn sử dụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động. Thông qua những nội dung quy định trong thoả ước lao động tập thể, người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp có cơ sở tôn trọng quyền lợi của nhau, có tác dụng khuyến khích và phát huy tính dân chủ trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, tạo nền tảng pháp lý bảo về người lao động.

Mặc dù trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp ngoài nhà nước có cái nhìn tiến bộ về thoả ước lao động tập thể. Nhiều chủ doanh nghiệp nhìn nhận vai trò của công đoàn không chỉ trên lĩnh vực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động mà còn tạo nên sự đồng thuận của nhà đầu tư và người lao động. Tuy nhiên, không ít chủ doanh nghiệp vẫn thiếu ý thức chấp hành pháp luật về lao động trên lĩnh vực này. Nguyên nhân chính là nhiều chủ doanh nghiệp không tạo điều kiện để thành lập công đoàn cơ sở, hoặc đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở thường xuyên có sự biến động, non kém về nghiệp vụ và đặc biệt là chưa thực sự bản lĩnh trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động. Đối với tổ chức công đoàn, việc pháp luật lao động quy định sự tham gia của công đoàn vào việc ký kết thoả ước lao động tập thể cho thấy vai trò và trách nhiệm của công đoàn là rất to lớn trong việc tham gia có hiệu quả vào quản lý doanh nghiệp và đặc biệt là trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người láo động. Tuy nhiên, với tình hình thực tế như trên có thể thấy rằng công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa phát huy được hoặc có phát huy nhưng chưa hiệu quả vai trò và quyền hạn mà pháp luật đã trao. Do đó, dù cho pháp luật công nhận “Công đoàn được làm chủ” nhưng chính công đoàn lại không tự mình “làm chủ được”.

Một phần của tài liệu Công đoàn bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ( nghiên cứu thực tế ở tỉnh hà tĩnh (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)