Xây dựng hệ thống kiểm soát, đánh giá thông tin

Một phần của tài liệu Thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 86 - 88)

Hiện nay ở Việt Nam, hầu như không có một cơ quan nào giám sát và đảm bảo chất lượng của các thông tin công bố trên TTCK. Với tình hình hiện nay, rò rỉ thông tin là một điều không tránh khỏi nhưng trong đó có một số thông tin không chính xác. Điều này càng bị phóng đại khi mà các nhà đầu tư ở nước ta đa phần là các nhà đầu tư không chuyên nghiệp, họ rất dễ bị dao động bởi những tin đồn. Từ đó, giá chứng khoán bị biến động mạnh. Trong những trường hợp này thì ai là người được lợi? Ai là người tung ra tin đồn?

Tất cả đều không được kiểm soát và giá chứng khoán bị tác động bởi nhân tố con người rất nhiều.

Trước dư luận về những tiêu cực trên thị trường chứng khoán, những trục lợi nhờ thông tin nội gián, trong chỉ thị mới đây Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ ngành xây dựng đề án thành lập một tổ chức độc lập với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước, có chức năng quyền hạn và đủ khả năng giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ.

Một trong những chức năng chính của tổ chức này là giám sát hoạt động giao dịch tại các Sở giao dịch, Trung tâm giao dịch chứng khoán, đảm bảo quy trình lưu ký thanh toán, giám sát hoạt động của các công ty chứng khoán trong hoạt động môi giới, tư vấn đầu tư, tư vấn định giá doanh nghiệp.

Việc thành lập một tổ chức giám sát độc lập là hợp lý và cần thiết. Các nước như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc đều đã có tổ chức như vậy. Hiện nay chức năng giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với thị trường chưa thực sự phát huy tác dụng, một phần do họ đảm nhận quá nhiều trách nhiệm. Những đợt thanh tra vừa qua là do sức ép của dư luận chứ không phải Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tự khởi xướng.

Sự ra đời của một tổ chức đủ mạnh, có đủ chức năng và quyền hạn để giám sát thị trường. Mục đích của giám sát là để nắm sát sao tình hình diễn biến trên thị trường chứng khoán, nắm bắt được luồng tiền đang lưu thông trên thị trường. Thị trường cần một cơ quan quản lý độc lập, trực thuộc Chính phủ, để có đầy đủ các thẩm quyền, điều kiện và khả năng ban hành các văn bản pháp quy nhằm xử lý nhanh, nhạy các vấn đề phức tạp nảy sinh trong thực tiễn giống như mô hình trước đây thay vì mô hình một Ủy ban (cấp Nhà nước) lại trực thuộc Bộ (Bộ Tài chính), phải qua quá nhiều tầng, nấc như hiện nay. Đương nhiên, nâng quyền hạn của SSC phải gắn liền với trách nhiệm trong việc quản lý. Không nên quản lý theo kiểu “cái gì không quản được thì

cấm”. Việc nghiêm cấm các CTCK mở đại lý nhận lệnh trước đây (vi phạm Luật Doanh nghiệp) hay cấm sử dụng môi giới tự do như thời gian gần đây (không khả thi) là các ví dụ cụ thể.

Một phần của tài liệu Thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 86 - 88)