Quản lý nhà nước về thông tin

Một phần của tài liệu Thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 65 - 68)

Với những nhược điểm về thông tin của TTCK Việt Nam, Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề quản lý thông tin. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng vẫn chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, chưa có sự phân quyền cụ thể và hoạt động khá chồng chéo.

Sơ đồ 2.1: Cơ chế giám sát hoạt động công bố thông tin tại Việt Nam

Nhận thấy tính chất nghiêm trọng của việc vi phạm về công bố thông tin, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ra Chỉ thị 0/CT-TTg ngày 2-3- 2012 về thúc đẩy hoạt động và tăng cường quản lý TTCK. Để đảm bảo cho TTCK phát triển lành mạnh, đồng bộ với thị trường tiền tệ, bình ổn thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô, Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành, các thành viên thị trường triển khai các giải pháp thúc đẩy hoạt động và tăng cường công tác quản lý giám sát thị trường này. Theo đó, Bộ Tài chính sẽ chủ trì, phối hợp bộ, ngành thực hiện chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2011 - 2020 với giải pháp tổng thể, dài hạn để hoàn thiện thể chế, cấu trúc lại thị trường, nâng cao chất lượng về chiều rộng và chiều sâu để thị trường trở thành kênh huy động vốn hiệu quả. Tăng cường quản lý, giám sát theo nguyên tắc, an toàn hệ thống và chuẩn mực quốc tế. Bộ chủ trì phối hợp với NHNN triển khai đề án quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài nhằm hút vốn đầu tư. Đồng thời, giám sát chặt luồng vốn, xây dựng và thực hiện các biện pháp xử lý tình huống bất thường của nguồn vốn, đảm bảo an toàn hệ thống tài chính. Bên cạnh đó phối hợp các bộ ngành liên quan thực hiện đề án tái

Thanh tra UBCKNN

Hoạt động công bố thông tin

cấu trúc TTCK sau khi Thủ tướng phê duyệt gồm: Tái cấu trúc các Sở Giao dịch chứng khoán theo hướng hợp nhất; tái cấu trúc các Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ phù hợp với tái cấu trúc hệ thống tài chính ngân hàng; tái cấu trúc hàng hóa TTCK và tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư. Phát triển hệ thống nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, từng bước triển khai thành lập, hoạt động Công ty đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư dạng mở theo quy định pháp luật; phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH nghiên cứu trình Thủ tướng đề án thành lập Quỹ hưu trí tự nguyện.

Chỉ đạo kiểm tra việc tham gia đầu tư các các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, Công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư chứng khoán với tư cách là nhà đầu tư có tổ chức, đảm bảo tuân thủ theo pháp luật. Chỉ đạo nâng tiêu chuẩn niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch theo quy định, đánh giá hiệu quả kinh doanh, các chỉ tiêu tài chính, tình hình quản trị Công ty và công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết.

Chủ trì phối với bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, Tổng công ty nhà nước và ban chỉ đạo đổi mới sắp xếp doanh nghiệp Trung ương để xây dựng kế hoạch và lộ trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn đối với doanh nghiệp không thuộc danh mục nhà nước tham gia cổ phần theo tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước tại Quyết định số 14/2011/QĐ-TTG.

Bộ Tài chính cũng hoàn thiện trình Chính phủ ký ban hành và hướng dẫn triển khai Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán sửa đổi bổ sung và nghị định thay thế Nghị định số 5/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chứng khoán; đánh giá phân loại các Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ; xử lý kịp thời Công ty yếu kém trên cơ sở đảm bảo an toàn hệ thống tài chính ngân hàng. Đánh giá hiệu quả các hình thức liên thông giữa các tổ chức chứng khoán trực thuộc tổ chức tín dụng, tập đoàn, Tổng công ty nhà nước để có giải pháp tái cấu trúc phù hợp. Sáp nhập hoặc giải thể các Công ty chứng khoán kinh doanh không hiệu quả. Yêu cầu Công ty chứng

khoán quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng tách biệt với tiền của Công ty chứng khoán đó. Bộ Tài chính phối hợp với cơ quan hình sự xử lý nghiêm các hiện tượng vi phạm.

Bộ Tài chính chỉ đạo phát triển một số sản phẩm mới trên nguyên tắc thận trọng. Nghiên cứu thí điểm sản phẩm chứng chỉ lưu ký toàn cầu, nghiên cứu xây dựng TTCK phát sinh. Bộ sẽ cùng NHNN nghiên cứu đề án thanh toán tiền giao dịch trái phiếu Chính phủ ngắn và dài hạn qua NHNN, thực hiện trong năm 2012 này; đề án quản lý tài khoản tiền giao dịch chứng khoán và tài khoản của nhà đầu tư cũng thực hiện trong năm nay.

Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng trong công tác phối hợp hiệp đồng, nhưng tình hình vi phạm vẫn chưa thể cải thiện ngay. Đến tháng 10/2012, các hành vi vi phạm về công bố thông tin diễn ra ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Mặt khác, để đợi cơ quan chức năng sửa luật thì rất lâu, trong khi đó nhà đầu tư luôn cần sự minh bạch và công bằng trên thị trường. Điều này cần sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước trong việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động phát hành cổ phiếu với số lượng lớn, Nhà nước cũng phải chú trọng đẩy mạnh minh bạch hóa trong công bố thông tin của các công ty niêm yết.

Một phần của tài liệu Thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)