Một số thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 44 - 53)

Quy mô thị trường tăng nhanh, từng bước đóng vai trò là kênh dẫn vốntrung và dài hạn quan trọng.

Sau 12 năm đi vào hoạt động, TTCK Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc và đã có lúc được đánh giá là một trong những thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới; đặc biệt là mức độ, tỷ lệ và tốc độ tăng vốn. Trong suốt thời kỳ từ 2000-2005, vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP. Quy mô thị trường đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7% GDP vào năm 2006 và tiếp tục tăng lên mức trên 43% vào năm 2007. Trước biến động của thị trường tài chính thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, chỉ số giá chứng khoán đã sụt giảm liên tục trong năm 200 và làm mức vốn hóa thị trường giảm hơn 50%, xuống còn 1%. Khi nền kinh tế trong nước và thế giới bắt đầu hồi phục nhẹ từ quý II/2009, chỉ số giá chứng khoán đã bắt đầu tăng trở lại cùng với số lượng các công ty niêm yết trên thị trường cũng gia tăng nhanh chóng. Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu tính đến cuối năm 2009 đã đạt 37,71% GDP. Ước tính đến cuối năm 2010 sẽ đạt khoảng từ 40- 50% GDP.

Do quy mô thị trường có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc đã từng bước đóng vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Hoạt động phát hành cổ phiếu bắt đầu sôi động từ năm 2006, đặc biệt là phát hành để cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Trong năm 2006 có 44 công ty cổ phần thực hiện chào bán hơn 203 triệu cổ phiếu. Hoạt động này đã thực sự bùng nổ trong năm 2007 khi có gần 200 đợt phát hành của 192 công ty và 4 ngân hàng thương mại với tổng lượng vốn huy động lên đến gần 40.000 tỷ đồng. Do sự suy giảm của TTCK trong năm 200, tổng số vốn huy động chỉ đạt hơn 14.300 tỷ đồng thông qua hơn 100 đợt chào bán chứng khoán ra công chúng. Tuy nhiên, thị trường hồi phục vào năm 2009 đã tạo điều kiện cho hoạt động phát hành qua thị trường chứng khoán, đặc biệt là phát hành cổ phiếu. Tổng số vốn huy động qua phát hành cổ phiếu năm 2009 đã tăng hơn 50% so với 200, đạt 21.724 tỷ đồng.

Hoạt động phát hành trái phiếu qua Sở giao dịch chứng khoán dần trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho Chính phủ. Dư nợ trái phiếu Chính phủ (TPCP) tính đến cuối 2009 vào khoảng 16,9% GDP. Các trái phiếu doanh nghiệp được phát hành chủ yếu theo hình thức phát hành riêng lẻ, do vậy, số trái phiếu doanh nghiệp được niêm yết trênTTGDCK/SGDCK không nhiều.

Số lượng công ty niêm yết tăng trưởng mạnh góp phần tăng cung hàng hóa và tính thanh khoản cho thị trường.

Năm 2000, với 2 công ty niêm yết khi đưa TTGDCK Tp.HCM vào hoạt động là REE và SAM, TTCK đã có mức tăng trưởng nhanh về giá do nguồn cung hàng hóa khan hiếm, chỉ số VN Index liên tục tăng và đạt tới đỉnh điểm là 571,04 điểm ngày 25/6/2001. Sau đó, thị trường đã liên tục sụt giảm trong suốt 3 năm sau đó, trước khi tăng mạnh trở lại vào cuối năm 2003. Năm 2005, sau khi TTGDCK Hà Nội đi vào hoạt động, tổng số các công ty niêm yết trên cả hai thị trường là 44 công ty với tổng giá trị niêm yết là 4,94 nghìn tỷ đồng.Tuy nhiên, nhìn chung, giai đoạn 2000-2005 là giai đoạn hoạt động khá trầm của TTCK Việt Nam và số lượng các công ty tham gia niêm yết trên thị trường khá khiêm tốn. Sự chuyển biến về lượng thể hiện rõ qua số lượng các công ty niêm yết và giao dịch trên sàn kể từ năm 2006 đến nay. Tính đến giữa năm 2010, đã có 557 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên cả hai SGDCK và 4 chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết, với tổng giá trị vốn hóa thị trường 695.16 nghìn tỷ đồng, tăng 71,43 lần so với cuối năm 2005.

Đi cùng với sự phát triển của các công ty niêm yết, một khối lượng hàng hóa nhất định đã được tập trung cho hoạt động chứng khoán trên SGDCK TP Hồ Chí Minh vàSGDCK Hà Nội. Trong giai đoạn 2000-2002, cổ phiếu là hàng hóa niêm yết chủ đạo trên SGDCK Tp.HCM với số lượng không nhiều (40 mã), giá trị giao dịch bình quân cũng rất thấp, với khoảng 2% giá trị thị trường cổ phiếu niêm yết. Giai đoạn 2004-2007, giá trị trái phiếu niêm yết so với GDP tăng đáng kể, lên tới 11,3% GDP. Hiện nay

trên cả hai SGDCK có khoảng trên 500 cổ phiếu niêm yết, tăng gần 14 lần so với thời điểm ban đầu thị trường đivào hoạt động. Về trái phiếu, cho đến thời điểm hiện nay các SGDCK đã phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức đấu thầu 24 đợt trái phiếu chính phủ do Kho bạc và Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển phát hành với giá trị trúng thầu hơn 50.000 tỷ đồng. Tổng số trái phiếu chính phủ hiện đang được niêm yết là trên 500 mã, giá trị vào khoảng 120.000 tỷ đồng, tập trung tại SGDCK Hà Nội. Ngoài trái phiếu chính phủ, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng không ngừng tăng lên, trong năm 2009 đã có 15 đợt các doanh nghiệp phát hành trái phiếu thay vì 2- 3 doanh nghiệp như năm 200. Tổng giá trị huy động được lên tới 20,000 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 200, chiếm 10% thị trường trái phiếu Việt Nam. Thị trường chứng khoán đã có sự tăng trưởng không chỉ về quy mô niêm yết mà cả về tính thanh khoản của thị trường. Nếu như năm 2005, bình quân có 667.600 cổ phiếu được giao dịch một phiên, thì năm 2006, con số này tăng lên 2,6 triệu đơn vị (tăng 3,93 lần), tiếp tục tăng lên 9,79 triệu và 1,07 triệu trong hai năm sau đó. Tốc độ luân chuyển thị trường trong giai đoạn này liên tục tăng từ 0.43 lần (năm 2006) lên 0.64 lần (năm 2007), 0.6 lần (năm 200) và ước đạt 1.13 lần (năm 2009). Tổng giá trị giao dịch chứng khoán bình quân mỗi phiên của cả thị trường vào thời điểm 31/05/2010 đã tăng gấp 4.000 lần so với giá trị giao dịch bình quân từ khi thị trường mới hoạt động năm 2005.

Ngoài ra tính thanh khoản của thị trường cũng tăng dần do những quy định mới được áp dụng. Trong thời gian đầu, SGDCK TP Hồ Chí Minh chỉ giao dịch 3 phiên một tuần và đã nâng lên 5 phiên một tuần kể từ ngày 01/0/2002. Quy trình thanh toán đã được cải tiến dần, giảm thời gian thanh toán từ 4 ngày xuống còn 3 ngày. Biên độ dao động giá được điều chỉnh theo thị trường, thời gian đầu thực hiện +-2%, có lúc đã tăng lên +-3% (1//2002), vàđến nay là +-5% tại SGDCK TpHCM và +-7% tại SGDCK Hà Nội, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có cơ sở lựa chọn mức giá. Riêng đối với giao

dịch trái phiếu: không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu của các tổ chức, cá nhân nước ngoài; bỏ biên độ dao động giá; cơ chế giao dịch thỏa thuận; rút ngắn thời gian thanh toán T+1. Thêm vào đó, hệ thống giao dịch trải qua nhiều lần nâng cấp, đến nay đã triển khai giao dịch trực tuyến trên cả hai sàn rất tiện lợi cho nhà đầu tư. Trước năm 2006, TPCP được giao dịch đồng thời tại HOSE và HNX. Tuy nhiên, từ ngày 24/9/2009, hệ thống giao dịch TPCP chuyên biệt với gần 30 thành viên, trong đó, có nhiều ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán lớn đã chính thức hoạt động. Hệ thống này tách biệt khỏi hệ thống giao dịch cổ phiếu và với nhiều đặc điểm mới, được phát triển phù hợp với các đặc thù của giao dịch trái phiếu đã khắc phục một số hạn chế của hệ thống giao dịch trái phiếu trước đây. Ngoài ra, trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam cũng đã hình thành và phát triển từ năm 2006, phục vụ tốt cho phần đăng ký, thanh toán bù trừ tiền và chứng khoán sau giao dịch, bảo đảm các hoạt động này nhịp nhàng và ổn định, tiện lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Hệ thống các định chế trung gian và dịch vụ chứng khoán ngày càng phát triển cả về số lượng, chất lượng hoạt động và năng lực tài chính

Mười hai năm qua, từ chỗ chỉ có 4 CTCK khi thị trường đi vào hoạt động, tính đến 30/06/2010 UBCKNN đã cấp phép hoạt động cho 105 CTCK với tổng vốn điều lệ của các công ty này đạt gần 30.000 tỷ đồng, với các nghiệp vụ môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư. Hiện các công ty này đang tập trung hoàn thiện bộ máy tổ chức của mình, mở rộng địa bàn hoạt động bằng việc mở thêm các chi nhánh, phòng giao dịch tại các tỉnh thành phố như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Đà Nẵng. Bên cạnh đó, UBCKNN đã chỉ định Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam làm ngân hàng chỉ định thanh toán, thực hiện thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho người nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam, UBCKNN cũng đã

cấp phép cho 6 ngân hàng nước ngoài thực hiện lưu ký chứng khoán cho người nước đầu tư nước ngoài. Đồng thời, 3 tổ chức kiểm toán độc lập được chấp thuận làm nhiệm vụ kiểm toán báo cáo tài chính của các tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán. Tổng số thành viên lưu ký của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán hiện là 122 thành viên, trong đó, có ngân hàng lưu ký và 12 tổ chức mở tài khoản trực tiếp. Số lượng người hành nghề tăng nhanh, phù hợp với sự tăng trưởng của các Công ty chứng khoán. Từ năm 2007 đến 2009 đã có gần 400 người hành nghề được cấp chứng chỉ. Trong khi đó, số lượngcông ty quản lý quỹ cũng đã tăng gấp lần từ 6 công ty cuối năm 2005 lên 47 công ty tính đến 30/06/2010. Các công ty quản lý quỹ đã thành lập và quản lý các quỹ đầu tư chứng khoán, thực hiện việc quản lý trên 200 danh mục đầu tư cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tổng giá trị tài sản do các tổ chức này huy động và quản lý ước đạt 66.000 tỷ đồng (tương đương 3, tỷ USD).

Hệ thống các định chế trung gian không chỉ tăng về số lượng và cả chất lượng, sự cạnh tranh lành mạnh là lực đẩy khiến các tổ chức này ngày càng phải nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Các tổ chức này đã chú trọng nâng cao năng lực quản trị, ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho kinh doanh. Cùng với việc triển khai giao dịch trực tuyến, các loại hình dịch vụ cung cấp trên thị trường ngày càng đa dạng và có chất lượng, đảm bảo tính công khai, minh bạchvà bình đẳng trên thị trường, ví dụ các mô hình đầu tư mới như quỹ đầu tư chứng khoán, hợp đồng mua lại trái phiếu, cổ phiếu có kỳ hạn (repo) đã bắt đầu đưa vào thị trường từ năm 2005. Các dịch vụ gia tăng giá trị như liên kết tài khoản với ngân hàng, báo giá chứng khoán qua điện thoại, theo dõi giao dịch chứng khoán trực tuyến, đặt lệnh giao dịch qua điện thoại, internet … được các CTCK đưa vào áp dụng ngày càng nhiều.

Trong thời gian đầu mới tham gia vào thị trường các CTCK chủ yếu làm nghiệp vụ môi giới là chính thì nay hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán đã triển khai đầu tư các hoạt động như Tư vấn tài chính, Tự doanh, Bảo lãnh phát hành. Năng lực tài chính của các CTCK ngày càng được nâng cao và đạt mức bình quân vốn điều lệ trên 150 tỷ đồng trên công ty. Các CTCK đang hoạt động trên thị trường liên tục có các đợt tăng vốn điều lệ, mở rộng quy mô hoạt động, gia tăng thị phần khiến tình hình cạnh tranh giữa các CTCK ngày càng trở nên gay gắt. Theo thống kê năm 2009 có 10 CTCK có mức vốn điều lệ cao nhất trên 500 tỷ đồng, và 0/105 CTCK kinh doanh có lãi.

Hệ thống các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng

Số lượng các nhà đầu tư tham gia TTCK ngày càng đông đảo, tăng hơn 300 lần trong vòng 10 năm, từ gần 3.000 tài khoản (cuối năm 2000) lên đến gần 926.000 tài khoản (tháng 06/2010). Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, hàng trăm các CTCK, công ty quản lý quỹ, các doanh nghiệp bảo hiểm, quỹ đầu tư tích cực tham gia trên TTCK, góp phần hình thành một hệ thống các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Tính đến thời điểm cuối tháng 0/2009, có tất cả 21 quỹ đầu tư chứng khoán, trong đó có 04 quỹ đầu tư đại chúng và 17 quỹ đầu tư thành viên thành lập và hoạt động. Hoạt động của các quỹ đầu tư được đánh giá là khá hiệu quả, chuyên nghiệp và tăng trưởng đều đặn, ổn định. Hệ thống các nhà đầu tư chuyên nghiệp tiếp tục được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển nhằm đảm bảo có một TTCK tăng trưởng nhanh, bền vững, đủ khả năng hấp thu và làm triệt tiêu những cú shock thị trường, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và sự an toàn của các nền kinh tế. Ngoài ra, các chính sách khuyến khích đầu tư, môi trường đầu tư thân thiện, cởi mở đã thu hút sự tham gia ngày càng đông đảo của các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức nước ngoài. Đến nay đã có trên 10.000 tài khoản giao dịch

của nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có trên 1.000 tài khoản là của các tổ chức nước ngoài, các quỹ đầu tư nước ngoài.

Hệ thống văn bản pháp lý, khuôn khổ pháp lý được phát triển một cách đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thực tiễn phát triển TTCK Việt Nam

Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007, đã đánh dấu bước ngoặc quan trọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho TTCK. Hệ thống văn bản pháp luật về chứng khoán và các chính sách quản lý thị trường tương đối đầy đủ, đồng bộ và thống nhất cho hoạt động của TTCK, từng bước loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột với các văn bản pháp luật khác có liên quan (về cơ bản thống nhất với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư); phù hợp hơn với luật pháp, thông lệ quốc tế, tạo nền tảng cho TTCKVN khả năng hội nhập với các thị trường vốn quốc tế và khu vực; tăng cường tính công khai minh bạch cho thị trường và nâng cao khả năng quản lý giám sát thị trường của cơ quan quản lý nhà nước. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, tuy còn những hạn chế nhất định, songvề cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu và nguyên tắc quản lý, vận hành của hoạt động thị trường chứng khoán. Mặc khác, hệ thống văn bản pháp lý còn thường xuyên được điều chỉnh để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và tạo ra môi trường kinh doanh, đầu tư thông thoáng, thân thiện và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Cấu trúc TTCK từng bước được hoàn thiện theo hướng tách chức năng quản lý với chức năng tổ chức và vận hành thị trường, góp phần nâng cao khả năng quản lý, giám sát của Nhà nước

Thứ nhất, việc tái cấu trúc thị trường từng bước được thực hiện để khắc phục sự thiếu đồng bộ và tạo sự phân định của thị trường. Các trung tâm giao dịch chứng khoán (SGDCK), trung tâm Lưu ký chứng khoán (TTLKCK) được tách ra khỏi UBCKNN trở thành pháp nhân độc lập nhằm tăng cường

quản trị và năng lực hoạt động cho các tổ chức này,đồng thời chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động chứng khoán được tách bạch với chức năng tổ

Một phần của tài liệu Thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 44 - 53)