Vai trò của Nhà nước Trung Quốc trong việc đáp ứng nhu cầu

Một phần của tài liệu Thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 40 - 41)

thông tin trên thị trường chứng khoán

Đến 2005, TTCK Trung Quốc mới bắt đầu sôi động khi chính phủ cho đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) nhiều doanh nghiệp nhà nước có vị trí độc quyền trong nền kinh tế quốc dân. Từ đó sự can thiệp trực tiếp của chính phủ là một “đặc trưng” nổi bật của TTCK Trung Quốc.

Đầu năm 200, chỉ số chứng khoán CSI 300 của TTCK Thượng Hải xoay quanh mức 2.600 điểm, mất 5% tính từ mức đỉnh 6.214 điểm đạt được vào tháng 10 năm ngoái. Giá trị giao dịch cũng giảm tương ứng, bình quân mỗi phiên giao dịch trong tháng 6/200 chỉ có 9,6 tỉ nhân dân tệ (14,43 tỉ USD) cổ phiếu được khớp lệnh, chưa bằng một nửa so với mức 212,5 tỉ nhân dân tệ (31,1 tỉ USD) bình quân hồi tháng 6/2007.

Lý giải hiện tượng này, ông Stephen Green, kinh tế gia cao cấp của ngân hàng Standard Chartered ở Thượng Hải, cho biết: “Trước tiên là quả bóng quá căng, rồi lạm phát cao và tăng trưởng chậm, rồi chính phủ siết chặt chính sách tiền tệ, kiểm soát các dòng vốn ra vào, cũng có thể kể đến những “cơn lũ” khi các doanh nghiệp bán ra khối cổ phiếu phi thương mại trước đây do nhà nước nắm giữ”.

Bong bóng TTCK phình lên rất nhanh. Từ tháng 4 đến hết tháng 6/ 200, số tài khoản chứng khoán ở Trung Quốc tăng thêm 40 triệu đơn vị, từ 60 triệu lên 100 triệu tài khoản, và từ năm 2005 đến tháng 10/2007, chỉ số chứng khoán Trung Quốc tăng 500%. Quả bóng nổ vào giữa năm làm cho nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ ở Trung Quốc trắng tay và thị trường đình đốn, cổ phiếu bán không ai mua. Báo China Daily số ra ngày 14/7/200, một giám đốc doanh nghiệp, than thở: “Vào lúc tín dụng bị siết chặt để kiềm chế lạm phát, sự bất lực của thị trường chứng khoán đã biến thành tai họa cho doanh nghiệp”.

Mặc dù trên báo chí công khai, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng, lần này họ chỉ kiểm soát sự xuống dốc của thị trường mà không can thiệp để

chặn đứng đà xuống dốc đó, thực tế từ tháng 4/200 đến nay Trung Quốc đã ban hành nhiều biện pháp can thiệp trực tiếp, siết chặt việc chuyển đổi loại “cổ phiếu phi thương mại” - là cổ phần của nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần hóa - sang “cổ phiếu thương mại” nhằm làm giảm lưu lượng dòng thác cổ phiếu đổ ra thị trường.

Chính phủ đã chính thức yêu cầu các công ty quản lý quỹ đầu tư hạn chế việc bán tháo cổ phiếu họ đang nắm giữ và khuyến khích doanh nghiệp niêm yết mua cổ phiếu của chính mình để làm cổ phiếu quỹ. Ngoài ra, Trung Quốc còn áp dụng biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động phát hành cổ phiếu với số lượng lớn và thành lập một quỹ đặc biệt của chính phủ để nâng đỡ giá cổ phiếu.

Zhang Xiaojun, nhà phân tích của Công ty Chứng khoán CITIC China Securities, nhận định: “Ưu tiên hàng đầu là khôi phục chức năng cơ bản của TTCK như là nguồn tài chính cho doanh nghiệp. Trong quá khứ chính phủ đã nhiều lần chứng tỏ rằng họ sẽ can thiệp khi cần thiết”.

Trong tầm nhìn lâu dài nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng TTCK Trung Quốc vẫn chưa đến mức nguy ngập. Việc cần làm của Trung Quốc không phải là chính phủ can thiệp để cứu giá cổ phiếu mà cần đẩy nhanh tiến trình minh bạch hóa để thị trường được vận hành độc lập theo quy luật của nó.

Một phần của tài liệu Thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)