Xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 76 - 80)

Giới đầu tư kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2012 bứt phá “lấy lại những gì đã mất”. Tuy nhiên, sự thận trọng đối với thị trường chứng khoán vẫn mạnh hơn sự liều lĩnh và hứng khởi đối với thị trường này.

Để đánh giá triển vọng chứng khoán Việt Nam những năm tới đây, có thể phân tích 5 yếu tố tác động mạnh nhất đến xu hướng của thị trường.

Về đà phục hồi của kinh tế thế giới và dòng vốn đầu tư nước ngoài

Dù còn nhiều khó khăn nhưng kinh tế thế giới đạt được sự phục hồi khá ấn tượng trong năm vừa qua. Hầu hết các nền kinh tế đã lấy lại được đà tăng trưởng. Nhiều dự báo cho rằng năm 2012, kinh tế thế giới tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng tích cực và tỷ lệ thất nghiệp sẽ dần giảm xuống. Dù vậy, dòng vốn FDI thuyên giảm trong năm 2011 cùng tình hình lạm phát cao tại chính Việt Nam cũng đã tạo nên một bầu không khí không lạc quan lắm cho toàn thể nền kinh tế.

Đâu sẽ là cơ sở để tin tưởng rằng Việt Nam sẽ nhận được sự hỗ trợ tích cực của đà phục hồi kinh tế toàn cầu như đã từng? Chủ yếu sự hy vọng hướng vào dòng vốn gián tiếp đang chảy vào thị trường Việt Nam. Mặc dù TTCK khá ảm đạm song vốn ngoại giải ngân vào thị trường tính đến tháng 10/2012 đạt khoảng ,1 tỷ USD (bằng 9,%).

Tuy nhiên, quan điểm của của một số nhà đầu tư cho rằng không nên quá kỳ vọng vào các dòng vốn này. Việc các tổ chức đánh giá tín nhiệm hạ bậc tín nhiệm của Việt Nam và một số ngân hàng cho thấy rủi ro vĩ mô là không hề nhỏ. Rủi ro vĩ mô này ngày càng tiến đến những biểu hiện rộng khắp trong hệ thống ngân hàng, tính thanh khoản suy giảm mạnh càng khiến

thị trường tài chính đứng trước những vấn đề nghiêm trọng và khó giải quyết. Do vậy, nhà đầu tư nước ngoài ra sẽ tiếp tục dè dặt khi rót vốn vào thị trường Việt Nam. Việc các chứng chỉ quỹ đầu tư tại thị trường Việt Nam giao dịch ở mức chiết khấu 30-50% đã cho thấy điều đó.

Về sự ổn định của nền kinh tế và chính sách vĩ mô

Năm 2010 là một năm kinh tế vĩ mô có nhiều biến động. Lãi suất, lạm phát và tỷ giá đều tăng cao vào cuối năm. Tăng trưởng GDP vượt kế hoạch nhưng hiệu quả đầu tư vẫn ở mức rất thấp và tăng trưởng GDP vẫn chủ yếu dựa vào việc tăng vốn đầu tư. Các chính sách được đánh giá là thiếu nhất quán cũng đã ảnh hưởng mạnh đến tâm lý và lòng tin của nhà đầu tư.

Vào 2011, các bất ổn vĩ mô được Chính phủ dần tìm cách khắc phục. Các chính sách của các cơ quan nhà nước sẽ linh hoạt và hiệu quả hơn. Sự ổn định của các yếu tố vĩ mô và đà tăng trưởng kinh tế được duy trì sẽ là một nhân tố quan trọng giúp thị trường chứng khoán phục hồi. Nhưng đến 2012, những nỗ lực của nhà nước cũng không thể bù lấp các tác động toàn cầu của suy thoái kinh tế, dù đã hạn chế sự biến động tràn lan trên khắp thị trường.

Như vậy việc khắc phục những yếu kém trong nền kinh tế tại thời điểm hiện tại là một công việc không dễ dàng. Những bất ổn vừa qua chủ yếu mang tính cơ cấu của nền kinh tế. Bất cập trong các chính sách ban hành trong năm qua cũng xuất phát từ việc thiếu quy trình hoạch định chính sách khoa học và khách quan.

Ngoài ra, việc Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức 23% và ưu tiên hướng dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất cũng là một tín hiệu không tích cực đối với thị trường chứng khoán. Dù vậy, tình thế không hề tích cực của thị trường chứng khoán xét đến cùng cũng là hệ quả của một loạt biến động trong nền kinh tế Việt Nam.

Cổ phiếu giá rẻ, hấp dẫn cho đầu tư giá trị

Năm 2011, giá của hầu hết chứng khoán niêm yết đều sụt giảm rất mạnh. Chỉ số P/E của thị trường hiện tại chỉ còn 10-11 lần và P/B chỉ còn 1. lần, thấp hơn rất nhiều so với mức 14-15 và 2.3 lần của cuối năm 2009. Mức P/E này cũng thấp hơn nhiều so với mức 15-1 lần của hầu hết thị trường các nước trong khu vực.

Nhiều cổ phiếu có mức vốn hóa vừa và có tiềm năng lớn trong tăng trưởng chỉ có P/E trong khoảng 6-9 lần. Đây là những cổ phiếu hấp dẫn cho việc đầu tư giá trị. Sự hấp dẫn của giá cổ phiếu có thể là một động lực quan trọng để thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp trong năm 2012.

Mặc dù vậy, chứng khoán Việt Nam có thực rẻ hay không còn phụ thuộc vào triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm 2012, lãi suất thực tế của đồng nội tệ và biến động của tỷ giá.

Như vậy, có thể thấy sự hấp dẫn của cổ phiếu giá rẻ hiện nay là một yếu tố quan trọng nhưng chỉ có tính tương đối. Sự hấp dẫn chỉ thực sự phát huy tác dụng khi các bất cập vĩ mô nêu trên dần được giải quyết.

Áp lực từ niêm yết mới và IPO

Thị trường chứng khoán đã trải qua hơn 12 năm phát triển. Sự lớn mạnh của thị trường và vai trò trong nền kinh tế đã đạt được một bước tiến rất dài. Hiện tại có 646 doanh nghiệp đang niêm yết, với giá trị vốn hóa lên đến 722 nghìn tỷ đồng, tương đương 36 tỷ USD, bằng khoảng 30% GDP năm 2010.

Nửa đầu năm 2010 xuất hiện làn sóng các doanh nghiệp niêm yết và phát hành thêm huy động vốn trên thị trường. Điều này cho thấy thị trường chứng khoán đang đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Đây không chỉ là một kênh huy động vốn mà còn là môi trường để minh bạch hóa thông tin về hoạt động của doanh nghiệp.

Trong năm 2011 có khoảng 30 doanh nghiệp niêm yết mới trên sàng TP HCM. Bước sang năm 2012 (cho đến tháng 9) thì mới có doanh nghiệp

niêm yết mới. Như vậy số doanh nghiệp niêm yết của năm 2012 tính đến thời điểm tháng 9 chưa bằng 1/3 so với năm 2011. Hiện nay HSX đang xem xét khoảng -9 hồ sơ đăng ký niêm yết. Tình hĩnh cũng diễn ra tương tự tại sàn Hà Nội, số doanh nghiệp đăng ký niêm yết mới của sàng Hà Nội cũng dừng ở con số trong tháng đầu năm, số này rất thấp so với con số 29 doanh nghiệp của năm 2011 và không đáng kể so với con số 113 doanh nghiệp niêm yết trong năm 2010. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, một loạt các khó khăn kéo dài của thị trường chứng khoán đã ảnh hưởng tới kế hoạch huy động vốn của nhiều doanh nghiệp niêm yết, từ đó làm xấu đi ít nhiều hình ảnh đẹp của thị trường chứng khoán những năm 2005 - 2006 với những kỷ lục về một kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế. Sau “cơn mưa vàng” về huy động vốn, giờ đây những thất bại của các đợt huy động vốn qua thị trường chứng khoán đang làm nản long không chỉ các doanh nghiệp niêm yết mà tác động tới các doanh nghiệp ngoài sàn. Nhiều doanh nghiệp đã nói lời từ chối với niêm yết dù hội đủ các điều kiện và các cổ đông đều mong mỏi, đồng lòng .

Kỳ vọng công cụ và chính sách mới đối với thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán năm 2010 đã lỡ hẹn với một số cộng cụ mới như rút ngắn thời gian giao dịch T+, cho phép sử dụng margin và bán khống.

Về chính thức, số ngày thanh toán trên thị trường hiện nay vẫn là T+4 và margin chưa được phép sử dụng. Tuy nhiên, thực tế nhiều khách hàng “VIP” của các công ty chứng khoán vẫn được sử dụng những công cụ này. Điều này đã tạo ra một “cuộc chơi” thiếu công bằng và minh bạch và tạo nên những rủi ro cho thị trường.

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), hiện nay cơ sở hạ tầng của thị trường đã cho phép triển khai các công cụ như rút ngắn giao dịch T+, hay cho phép nhà đầu tư sử dụng margin.

Các chính sách trên được áp dụng một cách chính thức sẽ tăng tính thanh khoản cho thị trường. Ngoài ra, điều này cũng giúp tạo sự công bằng, minh bạch trên thị trường.

Để thị trường phát triển lành mạnh thì UBCK cũng cần có biện pháp ngăn chặn giảm thiểu các hoạt động đầu cơ, làm giá và giao dịch nội gián vẫn đang thường xuyên xảy ra. Chỉ có đảm bảo sự minh bạch và công bằng thì mới có thể giúp cho thị trường phát triển một cách bền vững.

Các phân tích trên cho thấy TTCK năm 2012 tiếp tục được kỳ vọng là sẽ phát triển cả về quy mô và cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, thị trường sẽ tiếp tục có những diễn biến thăng trầm do sự bất ổn trong nền kinh tế. Nhà đầu tư cũng không nên quá kỳ vọng vào các dòng vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, lãi suất và dòng tiền trong nước cũng không thể mạnh mẽ khi nỗi lo về lạm phát, lãi suất vẫn đang hiện diện.

Thị trường cũng được kỳ vọng phát triển lên tầm cao mới khi thực hiện rút ngắn giao dịch T+, cho phép sử dụng margin hay bán khống cổ phiếu… Ngoài ra, một môi trường đầu tư minh bạch, công bằng với vai trò kiểm soát của UBCK được gia tăng sẽ thúc đẩy thị trường phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 76 - 80)