Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc gia và

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết ở việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 60 - 62)

tỷ lệ nợ xấu

Giả thuyết H6 - Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc gia có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu được chấp nhận ở mức ý nghĩa 1%.

Trong giai đoạn 2005 – 2014, ngoại trừ năm 2006 và năm 2009, các năm khác diễn biến tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu bình quân luôn ngược chiều nhau. Khi tốc độ tăng trưởng GDP tăng thì tỷ lệ nợ xấu giảm và ngược lại khi tốc độ tăng trưởng GDP giảm thì tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng. Như đã biết, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc gia phản ánh tình trạng kinh tế xã hội của một quốc gia. Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, các ngành nói chung đều kinh doanh thuận lợi, thu nhập của các cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp cũng tăng theo. Tỷ lệ thu hồi nợ có xu hướng tăng đồng thời dư nợ đối với nền kinh tế cũng tăng làm giảm tỷ lệ các khoản nợ xấu.

Tốc độ tăng trưởng GDP là yếu tố thuộc nhóm vĩ mô nằm ngoài khả năng quản lý của các ngân hàng. Vì vậy, hàm ý của giả thuyết H6 dành cho các ngân hàng là thông qua quan sát diễn biến của GDP để điều chỉnh chính sách tín dụng của bản thân ngân hàng cho phù hợp. Trong công tác thẩm định cho vay, các ngân hàng không chỉ phải quan tâm đến phương án vay vốn hay yếu tố khách hàng vay vốn mà còn cần quan tâm đến những ảnh hưởng đến từ tình hình kinh tế vĩ mô. Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp, các hộ gia đình hay các cá nhân đều sẽ gặp nhiều khó khăn, thu nhập bị sụt giảm, làm ảnh hưởng tới khả năng thu hồi nợ của các ngân hàng. Đây là điều mà các ngân hàng dự đoán trước được và cần có những giải pháp nhất định để đối phó, giảm thiểu nguy cơ gia tăng tỷ lệ nợ xấu.

Tóm lại, chương 4 đã trình bày các kết quả phân tích hồi quy của mô hình và các kết quả kiểm định liên quan như: kiểm định sự lựa chọn mô hình; kiểm định các giả thuyết cơ bản của hàm hồi quy bao gồm kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng tự tương quan, kiểm định phương sai thay đổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố bao gồm: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ

49

cho vay và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc gia có mối tương quan âm với tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP niêm yết ở Việt Nam. Ngược lại, các yếu tố như: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ lệ DPRRTD trên dư nợ và thị phần dư nợ có tương quan dương với tỷ lệ nợ xấu. Chương tiếp theo sẽ gợi ý một số chính sách nhằm kiểm soát tỷ lệ nợ xấu.

50

Chương 5: KẾT LUẬN

Đúc kết từ những kết quả nghiên cứu đã được phân tích trong chương trước, chương 5 trình bày những kết luận chính của luận văn. Bên cạnh đó, tác giả cũng sẽ nêu lên những hạn chế của đề tài và đề xuất những hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết ở việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 60 - 62)