Giả thuyết H4 về mối quan hệ giữa thị phần dư nợ cho vay và tỷ

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết ở việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 41 - 42)

3.3.3 Giả thuyết H3 về mối quan hệ giữa tăng trưởng dư nợ cho vay và tỷ lệ nợ xấu tỷ lệ nợ xấu

Chính sách tín dụng trong từng thời kỳ quyết định mức độ tăng trưởng cho vay khách hàng. Hiện nay trên thế giới có nhiều quan điểm trái chiều về tác động của tăng trưởng tín dụng đối với nợ xấu. Theo Keeton [17], khi các ngân hàng chạy theo chiến lược tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn, bằng mọi cách các ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, kể cả cho vay lãi suất thấp và bỏ qua các đánh giá cần thiết về khách hàng vay. Từ đó dẫn đến cho vay dưới chuẩn và kết quả làm gia tăng các khoản nợ xấu trong tương lai. Klein [19], Saba, Kouser & Azeem [25], Salas & Sauria [26] có kết luận tương tự về mối quan hệ giữa nợ xấu và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng.

Ngược lại, Dash & Kabra [8] lại cho thấy rằng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều. Hay nói cách khác khi tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng nhanh hơn so với nợ xấu thì tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm. Điều này có nghĩa là việc gia tăng các khoản vay có chất lượng tốt sẽ cải thiện tỷ lệ nợ xấu. Đồng

quan điểm với các tác giả này, đề tài thực hiện kiểm định giả thuyết H3: Tốc độ tăng

trưởng dư nợ cho vay có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu.

Công thức tính tốc độ tăng trưởng tín dụng (LOANSG) như sau:

LOANSG𝑡=Dư nợt - Dư nợt-1

Dư nợt-1

3.3.4 Giả thuyết H4 về mối quan hệ giữa thị phần dư nợ cho vay và tỷ lệ nợ xấu nợ xấu

Công thức tính thị phần dư nợ trong mẫu nghiên cứu:

LSt= Dư nợit

∑9 Dư nợit

i=1

Peter S. Rose [1] khẳng định rằng tăng trưởng các khoản cho vay đóng một vai trò quan trọng, phản ánh sự quản lý mạnh dạn hơn của ngân hàng và sự chấp nhận rộng rãi hơn của khách hàng đối với các dịch vụ ngân hàng cung cấp. Tuy nhiên, tác giả này cũng khuyên rằng không nên coi sự tăng trưởng như một chỉ tiêu thay thế tốt cho lợi nhuận. Các ngân hàng cần nhận thấy rằng sự tăng trưởng quá mức có thể dẫn

30

tới tình trạng thiếu kiểm soát (hiện tượng “too big to fail”) và đối với hầu hết các ngân hàng tốc độ tăng trưởng trung bình là một chiến lược hiệu quả hơn.

Biến thị phần dư nợ phản ánh quy mô tín dụng của ngân hàng so với các ngân hàng khác. Biến này từng được kiểm định trong nghiên cứu của Mehmood, Younas & Ahmed [21]. Kết quả nghiên cứu của các tác giả này đã khẳng định biến thị phần dư nợ có tác động cùng chiều rất mạnh mẽ đến tốc độ tăng nợ xấu. Hay nói cách khác, những ngân hàng có thị phần dư nợ cho vay càng lớn thì khả năng tỷ lệ nợ xấu gia tăng càng lớn.

Vì thế, đề tài thực hiện kiểm định giả thuyết H4: Thị phần dư nợ trong mẫu

nghiên cứu có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết ở việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 41 - 42)