Mối quan hệ giữa tỷ lệ chi phí DPRRTD trên tổng dư nợ và tỷ lệ

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết ở việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 58 - 60)

đó, khi thị phần dư nợ tăng, ngân hàng đối diện với nguy cơ tỷ lệ nợ xấu tăng.

Giả thuyết này hàm ý rằng các ngân hàng cần thận trọng khi muốn mở rộng thị phần tín dụng. Bởi lẽ, để mở rộng thị phần tín dụng, ngân hàng phải thúc đẩy tốc độ tăng trưởng dư nợ nhanh hơn so với các ngân hàng khác. Điều này tiềm ẩn nguy cơ làm gia tăng rủi ro tín dụng, đặc biệt là khi ngân hàng lựa chọn chính sách nới lỏng điều kiện tín dụng để thúc đẩy doanh số.

Liệu giả thuyết H4 có mâu thuẫn với giả thuyết H3? Tại sao tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu nhưng thị phần dư nợ lại có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu? Thật ra, giả thuyết H4 và giả thuyết H3 không những không mâu thuẫn nhau mà ngược lại chúng còn là sự bổ sung hoàn hảo cho nhau. Khi tổng hợp cả hai giả thuyết này, ta có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khi gia tăng ở mức độ hợp lý (tương ứng với tỷ lệ bình quân của ngành) thì có tác dụng làm giảm tỷ lệ nợ xấu, nhưng khi tốc độ tăng trưởng dư nợ được đẩy lên quá nhanh sẽ kéo theo nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu. Hay nói cách khác, tăng trưởng tín dụng một cách “quá nóng” sẽ có tác động làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu. Ngược lại, tăng trưởng tín dụng một cách có kiểm soát sẽ làm giảm tỷ lệ nợ xấu.

4.2.5 Mối quan hệ giữa tỷ lệ chi phí DPRRTD trên tổng dư nợ và tỷ lệ nợ xấu nợ xấu

Giả thuyết H5 - Tỷ lệ chi phí DPRRTD trên tổng dư nợ có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu - được chấp nhận ở mức ý nghĩa 5%, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Salas & Saurina [26].

DPRRTD là khoản tiền được trích lập dể dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, được hạch toán vào chi phí hoạt động theo quy định của cơ chế tài chính. DPRRTD gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, DPRRTD là một khoản mục thuộc tài sản và làm giảm giá trị của tài sản Có, nhằm phản ánh sự suy giảm của tài sản trước những tổn thất có khả năng xảy ra. Trong khi đó, trong bảng kết quả kinh doanh, DPRRTD là một khoản chi phí tiền mặt, được ghi nhận làm giảm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

47

Tỷ lệ dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ theo Thông tư 02 và Thông tư 09 là: nợ đủ tiêu chuẩn trích 0%, nợ cần chú ý trích 5%, nợ dưới tiêu chuẩn trích 20%, nợ nghi ngờ trích 50%, nợ có khả năng mất vốn trích 100%. Ngoài ra, số tiền trích lập dự phòng chung được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 trừ tiền gửi (không bao gồm tiền gửi thanh toán) tại TCTD trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá đối với TCTD trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam.

Tỷ lệ chi phí DPRRTD trên tổng dư nợ càng cao càng cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng đang tiêu cực và khả năng thu hồi nợ thấp. Năm 2014, ngân hàng có chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao nhất là BIDV với 7.084 tỷ đồng, kế đến lần lượt là: Vietcombank (4.572 tỷ đồng), Vietinbank (3.902 tỷ đồng), MB (2.019 tỷ đồng), ACB (977 tỷ đồng), Sacombank (963 tỷ đồng), Eximbank (869 tỷ đồng). Ngân hàng có chi phí dự phòng rủi ro tín dụng thấp nhất là NCB chỉ khoảng 65 tỷ đồng.

Nếu so sánh với năm 2013 thì Eximbank là ngân hàng có mức tăng cao nhất. Ngân hàng này có chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 189,42% trong năm 2014. Kế đến là NCB (tăng 165,87%), Sacombank (tăng 121,47%), Vietcombank (tăng 29,87%), ACB (tăng 14,35%), BIDV (tăng 9,27%), MB (tăng 6,67%). Năm vừa qua, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Vietinbank giảm 5,37%. Riêng, SHB năm trước được hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng 492.881 tỷ đồng, năm nay phải chi trích lập dự phòng 638 tỷ đồng.

Nhìn chung, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giai đoạn 2005 - 2014 có nhiều biến động, không tăng/giảm liên tục theo thời gian. Loại chi phí này phụ thuộc nhiều vào chất lượng tín dụng của từng ngân hàng. Trong thời kỳ suy thoái, các khoản vay của các công ty sẽ chịu rủi ro nhiều hơn do đó dự phòng cụ thể cũng tăng cao hơn. Mặc dù, dự phòng chung cũng thường tăng lên trong thời kỳ kinh tế phát triển vì các ngân hàng cho vay nhiều hơn và nhu cầu tín dụng cao trong giai đoạn này. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, tỷ lệ chi phí DPRRTD trên tổng dư nợ càng cao càng cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng đang tiêu cực và tỷ lệ nợ xấu thường cao. Các ngân hàng cần tăng cường trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu

48

theo quy định của pháp luật. Việc bổ sung vốn dự phòng sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng mạnh tay đòi nợ, có thời gian thanh lý tài sản thế chấp ở mức giá hợp lý, tạo nên nguồn thu cho những năm sau.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết ở việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)