Thông tin sợi quang phát triển nhanh chóng, bắt đầu tìm ra con đường phát triển và tận dụng băng tần hữu hiệu, tức là không nên thoả mãn với tán sắc bằng không hoặc tán sắc thấp ở trên một bước sóng nào đó, tốt nhất là không những tổn hao thấp mà cũng cần có tán sắc thấp trong đoạn sóng có bước sóng dài của toàn bộ thông tin sợi quang 1300 ÷ 1600nm. Sợi quang này gọi là sợi quang có tán sắc bằng phẳng DFF. Nó có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với công nghệ DWDM, thực hiện việc tải đồng thời nhiều sóng mang trên cùng một sợi quang.
DFF hình W
Để có được đặc tính tán sắc nhỏ mà bằng phẳng trong băng tần rộng, người ta dùng phương pháp thay đổi sự phân bố hiệu suất khúc xạ. DFF đầu tiên là dùng sợi quang hình W. Vì loại sợi quang này có thể thực hiện được tán sắc bằng không trên hai bước sóng khác nhau 1305nm và 1620nm, ở giữa hai điểm tán sắc bằng không này đặc tính tán sắc bằng phẳng có trị số cũng tương đối nhỏ (xem hình 2. 34).
Có được đặc tính tán sắc này chủ yếu là do bên trong và ngoài sợi quang hình W có 2 lớp bao, hiệu suất khúc xạ của lớp bao trong nhỏ hơn lớp bao ngoài, từ đó hình thành một rãnh sâu ở dưới khúc xạ, hạn chế việc mở rộng tán sắc, nhưng khuyết điểm là tổn hao uốn tương đối lớn.
DFF có nhiều lớp bao
Trên cơ sở sợi quang hình W phát triển thêm sợi quang 3 lớp bao hay 4 lớp bao. Kết cấu là thêm một vòng khúc xạ nhô lên ở ngoài lớp bao trong của sợi quang hình W, làm cho đặc tính tán sắc và năng lực chống uốn đều tốt hơn sợi quang hình W.
Hệ thống DWDM với việc ghép nhiều bước sóng trên một sợi quang truyền dẫn đòi hỏi các thành phần được chế tạo có độ chính xác rất cao, suy hao thấp...Chính vì vậy, việc tích hợp các thành phần quang trên cùng một thiết bị sẽ làm tăng độ tin cậy của hệ thống, giảm chi phí triển khai và xây lắp đi rất nhiều. Các thiết bị DWDM của các nhà cung cấp trên thế giới hiện nay rất đa dạng. Tuy nhiên, theo chức năng của các thiết bị trên mạng có thể phân ra làm các loại sau: OTM (optical terminal multiplex) với các thành phần OTU, OMUX (ODMUX) và OBA (có thể có một module DCM trước OBA), loại thứ 2 là OLA (optical line amplifier), và thứ 3 là OADM, đối với các tuyến có khoảng cách lớn người ta thường sử dụng sợi DCF (dispersion compensate fiber) để bù tán sắc trên tuyến.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thành phần quang trong hệ thống DWDM giúp cho việc lựa chọn thiết bị tận dụng được hết khả năng của hệ thống và tiết kiệm được chi phí mạng.
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ MẠNG WDM TẠI EVN TELECOM