Phân loại EDFA:

Một phần của tài liệu Thiết kế và mô phỏng hệ thống thông tin quang tốc độ cao (Trang 54 - 56)

Dựa vào vị trí trong hệ thống DWDM và nguồn ánh sáng bơm, EDFA được phân loại như sau:

- Dựa vào vị trí

Dựa vào vị trí trong mạng quang, EDFA được chia thành: khuếch đại công suất (OBA - Optical Booster Amplifier), khuếch đại đường dây (OLA - Optical Line Amplifier) và tiền khuếch đại (OPA - Optical Pre Amplifier).

OBA là thiết bị EDFA có công suất bão hoà lớn được sử dụng ngay sau ghép kênh hoặc nguồn phát quang của thiết bị chuyển tiếp để tăng mức công suất tín hiệu nhằm mục đích mở rộng khoảng cách truyền tải của mạng. Do mức công suất ra tương đối cao nên tạp âm ASE có thể bỏ qua và do đó đối với OBA không đòi hỏi phải có các yêu cầu nghiêm ngặt trong việc sử dụng các bộ lọc tạp âm. Tuy nhiên, với mức công suất ra cao, việc sử dụng OBA có thể gây nên một số ảnh hưởng phi tuyến.

giữa hai đoạn sợi quang để tăng chiều dài khoảng lặp. Tuỳ theo chiều dài tuyến mà OLA có thể được dùng để thay thế một số hay tất cả các trạm lặp trên tuyến. Đối với các hệ thống có sử dụng OLA đòi hỏi phải có một kênh thông tin riêng để thực hiện việc cảnh báo, giám sát và điều khiển các OLA. Kênh giám sát này (OSC - Optical Supervise Channel) không được quá gần với bước sóng bơm cũng như kênh tín hiệu để tránh ảnh hưởng giữa các kênh này. Tại mỗi OLA, kênh giám sát này được chèn thêm các thông tin mới (về trạng thái của OLA, các thông tin về cảnh báo), sau đó được phát lại vào đường truyền. Về mặt lý thuyết, khoảng cách truyền dẫn lớn (cỡ vài nghìn km) có thể đạt được bằng cách chèn thêm các OLA vào đường truyền. Tuy nhiên, trong trường hợp trên tuyến có nhiều OLA liên tiếp nhau, chất lượng hệ thống có thể suy giảm nghiêm trọng do các hiện tượng như: tích luỹ tạp âm, sự phụ thuộc của phổ khuếch đại vào tổng hệ số khuếch đại, ảnh hưởng của tán sắc, phân cực và các hiệu ứng phi tuyến. Đặc biệt là việc hình thành đỉnh khuếch đại xung quanh một bước sóng nào đó dẫn đến việc thu hẹp dải phổ khuếch đại của OLA.

OPA là thiết bị EDFA có mức tạp âm rất thấp, được sử dụng ngay trước bộ thu nhằm mục đích khuếch đại các tín hiệu nhỏ bị suy hao trên đường dây, khuếch đại công suất tín hiệu quang trước khi đưa vào bộ thu quang để đáp ứng được độ nhạy thu của thiết bị. Sử dụng OPA, độ nhạy thu được tăng thêm đáng kể. Để đạt được mức tạp âm ASE thấp, người ta thường sử dụng các bộ lọc quang băng hẹp.

So với thiết bị đầu cuối thông thường, việc sử dụng các thiết bị khuếch đại quang (OBA, OLA, OPA) sẽ tăng quỹ công suất lên đáng kể. Với phổ khuếch đại tương đối rộng (khoảng 35nm), khả năng khuếch đại không phụ thuộc vào tốc độ và dạng tín hiệu, sử dụng khuếch đại quang rất thuận lợi trong việc nâng cấp tuyến (tăng tốc độ, hoặc thêm kênh bước sóng).

Nhìn chung, sử dụng khuếch đại quang có thể bù lại suy hao trong hệ thống, như vậy những hệ thống trước đây bị hạn chế về suy hao thì nay có thể lại bị hạn chế về tán sắc. Trong trường hợp đó, phải sử dụng một số phương pháp để giảm bớt ảnh hưởng

của tán sắc, ví dụ như sử dụng sợi bù tán sắc hay các nguồn phát có độ rộng phổ hẹp kết hợp với điều chế ngoài...

- Dựa vào ánh sáng bơm vào

Hiện nay, các nguồn bơm laser sử dụng bước sóng 980 nm và 1480 nm vì tại đây cho hiệu suất bơm cao nhất.

Nguồn bơm ánh sáng loại 980 nm có NF thấp hơn (NF: Noise Figure: tỉ lệ giữa SNR tại đầu vào và đầu ra của bộ khuếch đại EDFA), loại 1480 nm thì có NF cao hơn, vì vậy công suất đầu ra có thể lớn hơn (cao hơn nguồn bơm loại 980 nm khoảng 3dB).

Trong các ứng dụng thực tế của OLA, cả 8 kênh của hệ thống WDM sử dụng nguồn bơm loại 980 nm, bởi vì các hệ thống WDM dùng sợi quang chuẩn G.652 có đặc tính giới hạn tán sắc khác với giới hạn tổn hao. Nếu sử dụng nguồn bơm loại 1480 nm thì công suất của hệ thống sẽ bị suy giảm nhanh. Tuy nhiên, với các hệ thống WDM 16 kênh người ta lại sử dụng nguồn bơm loại 1480 nm. Cả hai loại này hiện đều đang được sử dụng nhằm cải thiện hệ số NF và tăng công suất đầu ra.

Một phần của tài liệu Thiết kế và mô phỏng hệ thống thông tin quang tốc độ cao (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)