Để ngăn cản tốt hiệu ứng FWM, cho phép đưa ra công suất tương đối lớn và nhiều kênh bước sóng trên sợi quang dẫn tới sự ra đời của sợi quang biến đổi vị trí tán sắc khác không (NZ-DSF). Đặc điểm chính của loại sợi quang này là di chuyển điểm tán sắc bằng không của DSF, làm cho trị số tán sắc trong phạm vi 1548 - 1565nm duy trì ở 1.0 ÷ 4.0 ps/nm.km, tránh khỏi khu tán sắc bằng không, nhưng lại có trị số tán sắc tương đối nhỏ, trên hoặc dưới 1550nm (như 1520nm hoặc 1570nm).
Điểm nổi bật khi dùng NZ-DSF là có ưu điểm của cả 2 sợi quang (G.652) và (G.653), đồng thời giải quyết được nhược điểm cố hữu của sợi quang G.652 là bị hạn chế bởi tán sắc và khó thực hiện được DWDM bằng DSF.
So sánh đặc điểm của sợi NZ-DSF và sợi DSF thì ngoài sự dịch chuyển của điểm tán sắc bằng không, các đặc tính khác đều giống nhau. Ở bước sóng 1550nm, có tổn hao và tán sắc nhỏ nhất. Tuy nhiên hệ số tán sắc của nó khác không, nhưng so với sợi quang G.652 đã giảm rất nhiều, mở rộng cự ly bị hạn chế bởi tán sắc chủ yếu là
khai thác thuận lợi hệ thống DWDM nhiều bước sóng trong khu đoạn sóng có tán sắc và tổn hao thấp, mà không bị ảnh hưởng của FWM. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: tốc độ truyền dẫn của một sợi quang NZ-DSF có thể đạt ít nhất là 80 Gbit/s, sau này khi nâng cấp cũng tương đối linh hoạt, tức là có thể xây dựng hệ thống TDM trước, cũng có thể xây dựng hệ thống DWDM trước, không cần bù, là cách lựa chọn lý tưởng của việc thực hiện truyền dẫn cao tốc cự ly dài. Để sử dụng rộng rãi hệ thống EDFA/DWDM, khi thiết kế và chế tạo NZ-DSF cần xét mấy điểm quan trọng sau:
- Trong khu bước sóng 1540-1565nm cần điều khiển tán sắc ở 1- 4ps/nm.km
- Tăng đường kính trường mode của sợi quang (MFD) để giảm mật độ công suất, giảm hiệu ứng phi tuyến.
- Trong khu bước sóng công tác vẫn phải duy trì tổn hao thấp, xấp xỉ 0.2dB/km.
- Tán sắc của phân cực phải nhỏ hơn 0.05ps/km.
- Phân bố hiệu suất khúc xạ trong lõi sợi quang theo hình tam giác hoặc hình thang.
Tăng đường kính trường mode của sợi quang và dịch chuyển điểm tán sắc bằng không của bước sóng sẽ làm tăng tổn hao uốn cong, cho nên cần phải thiết kế tối ưu.