Các bƣớc nghiên cứu mô phỏng

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình mô phỏng trong việc bố trí hợp lý số lao động trong dây (Trang 25 - 27)

Khi tiến hành nghiên cứu mô phỏng thông thƣờng phải thực hiện qua các bƣớc nhƣ sau:

Bước 1: Xây dựng mục tiêu mô phỏng và kế hoạch nghiên cứu:

Trƣớc tiên là phải xác định rõ mục tiêu nghiên cứu mô phỏng. Mục tiêu đó đƣợc thể hiện bằng các chỉ tiêu đánh giá, bằng hệ thống câu hỏi cần đƣợc trả lời.

26

Tùy theo mục tiêu mô phỏng mà ta thu thập các thông tin, các dữ liệu tƣơng ứng của hệ thống S và môi trƣờng E. Trên cơ sở đó xây dựng mô hình nguyên lý Mnl. Mô hình nguyên lý là mô hình toán học phản ánh bản chất của hệ thống S.

Bước 3: Hợp thức mô hình nguyên lý Mnl

Hợp thức mô hình nguyên lý là kiểm tra tính đúng đắn hợp lý của mô hình. Mô hình nguyên lý phải phản ánh đúng bản chất của hệ thống S và môi trƣờng E nhƣng đồng thời phải tiện dung, không quá phức tạp. Nếu mô hình nguyên lý Mnl không đạt yêu cầu phải thu thập thêm thông tin và dữ liệu để tiến hành xây dựng lại mô hình.

Bước 4: Xây dựng mô hình mô phỏng Mnl trên máy tính

Mô hình mô phỏng Mmp là những chƣơng trình chạy trên máy tính còn đƣợc gọi là mô hình số hay là mô hình mô phỏng. Các chƣơng trình này đƣợc viết bằng các ngôn ngữ thông dụng nhƣ FORTAN, PASCAL, C++ hoặc các ngôn ngữ chuyên dụng để mô phỏng nhƣ GPRS, SIMSSCRIPT, SLAM II, SIMPLE ++ …

Bước 5: Chạy thử

Sau khi cài đặt chƣơng trình, tiến hành chạy thử xem mô hình mô phỏng có phản ánh đúng các đặc tính của hệ thống S và môi trƣờng E hay không. Ở giai đoạn này cũng tiến hành sữa chữa các lỗi về lập trình.

Bước 6: Kiểm chứng mô hình mô phỏng

Sau khi chạy thử có thể kiếm chứng và đánh giá mô hình mô phỏng có đạt yêu cầu hay không, nếu không phải quay lại từ bƣớc 2.

Kiểm chứng và hợp thức hóa mô hình là hai thủ tục quan trọng để xác nhận mô hình chúng ta xây dựng nên có thể dùng đƣợc hay không. Kiểm chứng là kiểm tra xem lập trình có đúng không, chƣơng trình tính có thể chạy đƣợc không, dữ liệu vào ra có thuận lợi và chính xác hay không. Hợp thức hóa mô hình là đánh giá xem mô hình có phản ánh bản chất của hệ thực hay không, kết quả mô phỏng có đáp ứng yêu cầu nghiên cứu hay không.

27

Bước 7: Lập kế hoạch thực nghiệm mô phỏng

Trƣớc tiên phải xác định một số điều kiện cho mô phỏng. Đầu tiên là xác định điều kiện đầu, điều kiện cuối hay còn gọi là chiều dài mô phỏng. Tiếp đến xác định số lần thử nghiệm hay còn gọi là số lần chạy mô phỏng độc lập. Để cho các dữ liệu mô phỏng hoàn toàn độc lập với nhau, mỗi lần chạy mô phỏng dùng một hạt giống ngẫu nhiên khác nhau. Cuối cùng xác định thời gian mô phỏng của từng bộ phận hoặc toàn bộ mô hình. Căn cứ vào kết quả mô phỏng (ở bƣớc 9) mà hiệu chỉnh kế hoạch thực nghiệm để đạt đƣợc kết quả với độ chính xác theo yêu cầu.

Bước 8: Thực nghiệm mô phỏng

Cho chƣơng trình chạy thực nghiệm theo kế hoạch đã đƣợc lập ở bƣớc 7. Đây là bƣớc thực hiện việc mô phỏng. Các kết quả lấy ra từ bƣớc này chính là dữ liệu đầu ra của mô phỏng.

Bước 9: Xử lý kết quả mô phỏng

Thực nghiệm mô phỏng thƣờng cho nhiều dữ liệu có tính thống kê xác suất. Vì vậy để có đƣợc kết quả cuối cùng với độ chính xác cao theo yêu cầu phải dùng phƣơng pháp xác suất thống kê để xử lý các dữ liệu đầu ra. Các kết quả này phải đƣợc biểu diễn dƣới dạng tƣờng minh thuận lợi cho việc lƣu trữ và sử dụng.

Bước 10: Sử dụng và lưu trữ kết quả

Sử dụng kết quả mô phỏng vào mục đích đã định và lƣu trữ dƣới dạng các tài liệu để có thể sử dụng nhiều lần.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình mô phỏng trong việc bố trí hợp lý số lao động trong dây (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)