Kết quả phân tích tương quan cho thấy biến phụ thuộc có mối tương quan tuyến tính với 6 biến độc lập, do đó tác giả đưa tất cả 6 biến độc lập này vào phân tích hồi quy với phương pháp đưa vào cùng lúc (phương pháp Enter).
Bảng 3.10: Kết quả của phân tích hồi quy đa biến sử dụng phương pháp Enter Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Thống kê đa cộng tuyến Thành phần B Std. Error Beta Kiểm định t Kiểm định Sig. Tolerance VIF Hằng số -2,911 0,211 -13,779 0,000 F_TD 0,302 0,033 0,286 9,228 0,000 0,982 1,019 F_CM 0,391 0,032 0,377 12,142 0,000 0,981 1,019 F_NTCL 0,352 0,032 0,337 10,862 0,000 0,980 1,021 F_CNVG 0,325 0,032 0,311 10,088 0,000 0,995 1,005 F_XTTM 0,280 0,033 0,264 80,467 0,000 0,975 1,026 1 F_NTMT 0,309 0,031 0,306 90,900 0,000 0,985 1,015
a. Biến phụ thuộc: F_YDSD
Nguồn: Số liệu phân tích từ SPSS 20 (phụ lục 03)
Từ bảng trên cho thấy rằng tất cả 6 nhân tố thuộc thang đo các yếu tố đều có tác động dương (hệ số Beta dương) đến ý định sử dụng của khách hàng cá nhân (YDSD) với mức ý nghĩa Sig = 0,000 ở tất cả các biến.
Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến (tương quan giữa các biến độc lập) thông qua giá trị độ chấp nhận (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Theo bảng 3.10 cho thấy hệ số VIF của cả 6 nhân tố đều nhỏ hơn 10, nghĩa là không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các yếu tố độc lập trong mô hình.
Phương trình hồi quy thứ nhất đối với các biến có hệ số chuẩn hoá có dạng như sau:
Trong đó:
Y = Ý định sử dụng của khách hàng (YDSD) X1 = Thái độ đối với sản phẩm VLXKN (TD) X2 = Chuẩn mưc chủ quan (CM)
X3 = Nhận thức về chất lượng sản phẩm VLXKN (NTCL) X4 = Cảm nhận về giá sản phẩm VLXKN (CNVG)
X5 = Xúc tiến thương mại (XTTM) X6 = Nhận thức về môi trường (NTMT)
Ý nghĩa của phương trình tuyến tính này là: Khi chuẩn mực chủ quan (CM) tăng lên 1 đơn vị thì Ý định sử dụng (YDSD) tăng 0,377 đơn vị với điều kiện các biến còn lại không thay đổi; tương tự cho: TD, NTCL, CNVG, XTTM, NTMT; dựa vào kết quả này, để tính toán và xác định được mức tác động của từng nhân tố đến ý định sử dụng VLXKN trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa của khách hàng, từ đó tập trung khai thác phù hợp nhằm đạt hiệu quả như mong đợi.
Căn cứ vào hệ số Beta chuẩn hóa, chúng ta có thể xác định được tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hay nói cách khác là chúng ta đánh giá mức độ ảnh hưởng như thế nào của các nhân tố: CM, TD, NTCL, CNVG, XTTM, NTMT.
Nếu trị tuyệt đối của hệ số Beta nào càng lớn thì nhân tố đó ảnh hưởng càng mạnh đến Ý định sử dụng, nhìn vào bảng 3.10, ta thấy rằng nhân tố Chuẩn mực chủ quan (CM) tác động mạnh nhất đến Ý định sử dụng vì có hệ số Beta bằng 0,377 lớn nhất trong các hệ số Beta. Kế đến là Nhận thức về chất lượng (NTCL) có hệ số Beta = 0,337; Cảm nhận về giá (CNVG) có hệ số Beta = 0,311; Nhận thức về môi trường (NTMT) có hệ số Beta = 0,306.; Thái độ (TD) có hệ số Beta = 0,286 và cuối cùng là Xúc tiến thương mại (XTTM) có hệ số Beta = 0,264.
Mặt khác, kết quả phân tích hệ số hồi quy cho thấy các hệ số hồi quy đều dương chứng tỏ các yếu tố có tác động cùng chiều đến ý định sử dụng của khách hàng. Do đó, ta có thể kết luận: các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu đã đề xuất H1, H2, H3, H4, H5 và H6 được chấp nhận.