Nuôi cấy bao phấn, hạt phấn và chọn tạo giống lúa được tiến hành theo phương pháp chuẩn của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI).
Thu hạt phấn chuẩn bị cho nuôi cấy:
Nuôi cấy bao phấn, hạt phấn ở thời kỳ cuối đơn phân (hạt phấn chuyenr màu hanh vàng). Bông lúa non được thu khi khoảng cách từ gốc lá đòng đến gốc lá thứ nhất từ 5 - 10cm và xử lý lạnh 80C trong 10 ngày. Hạt lúa được xử lý cồn 70 độ trong 1 phút, 5% clorox trong 25 phút và rửa sạch nhiều lần bằng nước cất tiệt trùng, sau đó tách túi phấn ra khỏi hạt lúa trong môi trường vô trùng.
Tạo cullus:
Bao phấn cơ bản được nuôi cấy trên môi trường N6 (Chu et al., 1975) có bổ sung các chất sinh trưởng. Thành phần môi trường: 10 ml N6 + 20 ml 2,4- D + 10 ml Kitine + 10 ml Vitamin tổng hợp + 10 ml Myo-inositol +60g Saccarose/1 lít môi trường. Môi trường được hấp trong 121oC trong 15 phút và được bảo quản trong phòng tối. Bao phấn nuôi cấy để tạo cullus trong phòng tối với nhiệt độ 25 o C ± 1.
Tái sinh cây xanh:
Môi trường tái sinh (hình thành cây xanh từ cullus) sử dụng môi trường MS (Murashige and Skoog, 1962) bổ sung 1mg/l kinitein, 1mg/l NAA. Thành phần môi trường: 10 ml MS + 10 ml Vitamin tổng hợp + 10 ml kinitein + 10 ml NAA + 10 ml Myo-inositol +10 ml Kinitin + 40 g Saccarose /1 lít môi trường
Callus hình thành sau 4- 8 tuần với đường kính 2 - 3mm được tái sinh trong môi trường ở 25oC± 1 và 8 giờ chiếu sáng 1200 - 1600 lux:
Kích thích ra rễ:
Sau khi cây xanh được hình thành trong môi trường tái sinh sẽđược chuyển sang môi trường ra rễ với thành phần cơ bản vẫn là MS (Murashige and Skoog, 1962) bổ sung chất ra rễ:
- Môi trường ra rễ: 10 ml MS. +2 ml/ Thiamin +4 ml myo- inositol +40 g Saccarose/ 1 lít môi trường.
Cây có bộ rễ phát triển được trồng trong môi trường dinh dưỡng Yoshida sau đó sẽđược cấy trong chậu vại trong nhà lưới chăm sóc đặc biệt, hạt thu được từ mỗi cá thể
là những hạt đơn bội kép được gieo cấy riêng tạo thành 1 dòng thuần đơn bội kép cho
đánh giá, chọn cây đầu dòng ở các giai đoạn tiếp theo