Nghiên cứu lai giữa các nguồn gen đã được thu thập để tạo vật liệu trong nuôi cấy bao phấn, hạt phấn và chọn lọc.

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI: TẠO GIỐNG LÚA THƠM BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ (Trang 40 - 41)

- IFAP: 5’ CATAGGAGCAGCTGAAATATATACC3’ EAP : 5’AGTGCTTTACAGCCCGC3’

4. Nghiên cứu lai giữa các nguồn gen đã được thu thập để tạo vật liệu trong nuôi cấy bao phấn, hạt phấn và chọn lọc.

cấy bao phấn, hạt phấn và chọn lọc.

Từ năm 2007 đến năm 2009, đã tiến hành lai tạo được 620 tổ hợp lai trong đó có 120 tổ hợp lai hồi quy và lai phức. Kết quảđược thống kê trong Bảng 9.

Bảng 9. Kết quả lai tạo từ năm 2007 - 2009 Số tổ hợp lai

Năm

Tổng Lai đơn Lai phức Lai hồi qui

Số hạt lai thu được 2007 200 171 31 - 5.263 2008 228 137 91 2 BC1 5.871 2009 190 187 3 2 BC3 3.450 2010 2 - - 2 BC4 100 Tổng 620 495 125 2 14.684

Kết quả lai tạo phục vụ cho hướng chọn tạo giống lúa thơm mới có năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu ưu thế hơn các giống lúa thowm chất lượng đang sản xuất như BT7, HT1...

Kết quả lai tạo năm 2007 được tổng số 202 tổ hợp lai, trong đó có 171 tổ hợp lai đơn và 31 tổ hợp lai phức. Tổng số thu được là 5.263 hạt lai. Các tổ hợp lai đơn được chúng tôi lai với mục đích lai giữa các dòng giống lúa thơm chất lượng với các dòng giống lúa có chứa các gen kháng bệnh bạc lá như: BT7/N91, BT7/BB3, HT1/N19, PC6/BB5, PC6/BB21… Lai đơn giữa các dòng lúa thơm dài ngày với các dòng lúa ngắn ngày năng suất như: Hương cốm/KD, P6/KD…Các tổ hợp lai phức được lai với mục đích nhằm đưa nhiều gen tốt vào 1 tổ hợp lai như tổ hợp lai phức giữa các giống chứa gen thơm và giống kháng bạc lá: BT7/N19//BT7, AC5/BB21//AC5, HT1/N19// HT1); lai giữa các dòng lúa thơm dài ngày với các dòng lúa ngắn ngày năng suất như: Hương cốm/KD//KD...

Năm 2008, tổng số tạo được 5.871 hạt lai từ 228 tổ hợp lai trong đó có 137 tổ hợp lai đơn giữa các giống lúa thơm chất lượng với các giống lúa kháng bệnh bạc lá, kháng bệnh đạo ôn… và 91 tổ hợp lai phức giữa các giống chứa gen thơm và gen kháng bạc lá rồi lai hồi qui lại với giống chứa gen thơm hoặc tổ hợp lai phức lai giữa các dòng lúa thơm với các dòng lúa có khả năng kháng đạo ôn rồi lai hồi qui lại với giống lúa thơm. Các tổ hợp lai đơn được lai với mục đích lai giữa các dòng giống lúa thơm chất lượng với các dòng giống lúa có chứa các gen kháng bệnh bạc lá, như: HT1/BB7-10, LT2/N19, HT1/N19, AC5/N91… Lai đơn giữa các dòng lúa thơm chất lượng với các dòng lúa có khả năng kháng đạo ôn như: LT2/BL22, Hương Cốm/BL24, LT3/BL3…

Các tổ hợp lai phức được lai với mục đích nhằm đưa nhiều gen tốt vào 1 tổ hợp lai như tổ hợp lai phức giữa các giống lúa thơm và các giống kháng bạc lá như: HT1/BB5//HT1, BT7/N19//BT7, AC5/BB1-4//AC5, AC5/BB1//AC5…Lai giữa các giống lúa thơm và với giống kháng đạo ôn rồi lai hồi qui lại với giống lúa chứa gen thơm (HTS1 /BL11//HTS1)….

Năm 2009, tổng số 55 giống lúa được sử dụng làm vật liệu lai, bao gồm: các giống địa phương, giống nhập nội và một số giống mới được chọn tạo mang các đặc tính

nông tốt. Các giống lúa này đã được đánh giá đặc điểm di truyền của các tính trạng trong những năm trước với các đặc điểm chính: Năng suất, chất lượng cao, có mùi thơm, khả năng chống chịu tốt.... Tổng số lai tạo 190 tổ hợp lai, thu được 3.450 hạt lai.

Nguồn vật liệu được tạo ra thông qua lai tạo là khá phong phú. Tổng số hạt lai thu được là 14.684. Hạt lai F1 được gieo trồng tạo nguồn vật liệu cho nuôi cấy bao phấn, đồng thời được sử dụng để tạo dòng phân ly cho chọn lọc.

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI: TẠO GIỐNG LÚA THƠM BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)