1. Kết luận:
Kết quả thực hiện đề tài: “nghiên cứu chọn tạo giống lúa thơm bằng chỉ thị phân tử và công nghệ đơn bội”. Sản phẩm nghiên cứu của đề tài hoàn thành theo kế hoạch được giao. Các nội dung nghiên cứu được thực hiện theo đúng tiến độ, kết quảđạt được của một số nội dung đã đạt được theo kế hoạch khi kết thúc đề tài. Về cơ bản, đề tài đã đưa ra được sản phẩm theo thuyết minh tổng thể:
- Xác định được 02 chỉ thị là L05 và BADH2 gồm 4 mồi ESP, IFAP, INSP và EAP liên kết với gen qui định tính trạng mùi thơm trong cây lúa, đặc biệt chỉ thị BADH2 có độ liên kết chặt, cho dộ chính xác phân biệt lúa thơm và lúa không thơm trong vật liệu bố mẹ là 100%;
- Qui trình ứng dụng chỉ thị phân tử và công nghệ đơn bội trong chọn tạo giống lúa thơm;
- 3 giống lúa thơm khảo nghiệm quốc gia là HDT2, HDT4, HDT8 gửi khảo nghiệm quốc gia, trong đó 2 giống HDT2 và HDT8 gửi khảo nghiệm quốc gia từ vụ Xuân 2010. Qua kết quả khảo nghiệm Quốc gia vụ Xuân 2010 cho thấy giống lúa thơm, chất lượng HDT2 và HDT8 rất có triển vọng. Về năng suất, 2 giống lúa này có ưu điểm hơn giống lúa BT7 và HT1: có điểm khảo nghiệm nhưở Tuyên Quang, 2 giống này đạt tới 70- 72 tạ/ha; năng suất bình quân trên 8 điểm khảo nghiệm của 2 giống cao hơn giống đối chứng. Về thời gian sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh của 2 giống này là tương đương BT7 và HT1. Bên cạnh đó, chất lượng của 2 giống này được đánh giá là thơm, cơm mềm tương đương BT7; riêng giống HDT8 cơm có vị đậm hơm BT7 rõ rệt.
- Kết quả của đề tài cũng đã tạo ra được tổng số 340 dòng mang gen thơm đồng hợp tử, trong đó 90 dòng thuần với những đặc điểm tốt: TGST tương đương hoặc ngắn hơn đối chứng, dạng hình đẹp, ít nhiễm sâu bệnh, khả năng cho năng suất khá (hơn BT7 và HT1); 20 dòng lúa thơm triển vọng có độ thuần cao, năng suất khá, cứng cây, ít nhiễm sâu bệnh dược đưa ra trình diễn; đây là nuồn vật liệu quí cho công tác tiếp tục chọn tạo giống lúa thơm, chất lượng cao, khả nằg chống chịu tốt trong thười gian tới.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được đăng tải trên 4 bài báo: 01 bài đăng trên tạp chí khoa học nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT (năm 2008); 01 bài đăng trên Tạp chí Hoạt Động Khoa học, Bộ Khoa học và Công nghệ (số tháng 3/2010); 01 bài đăng trên tạp chí Khoa học công nghệ, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (số tháng 7/2010); 01 bài đăng trên Kỷ yếu khoa học của Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2006 – 2010
- Đề tài cũng đã tham gia đào tạo được 04 thạc sỹ về lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, trong đó 3 đã tốt nghiệp và 1 sẽ tốt nghiệp vào năm 2011; 01 tiến sỹ dự kiến tốt nghiệp vào 2012 và 02 cán bộ được đào tạo ngắn hạn nâng cao trình độ nghiên cứu về sinh học phân tử tại Mỹ.
2. Đề nghị:
Trong thời gian thực hiện đề tài, có một số biến động về nhận sự như chuyển công tác, đi học tập tại nước ngoài và đặc biệt là thay đổi chủ nhiệm đề tài (do TS. Phạm Quang Duy chủ nhiệm đề tài bị tai nạn qua đời) nên Hồ sơ, sổ sách và thí nghiệm, số liệu thí nghiệm một phần bị thất lạc. Chính vì lý do này nên sản phẩm về giống của đề tài chưa thực sự hoàn hảo. Đề tài đã gửi được 3 giống đi khảo nghiệm Quốc gia, trong đó 2 giống từ vụ Xuân 2010 và 01 giống từ vụ Xuân 2011 (Kế hoạch là 3-4 giống khảo nghiệm quốc gia).
Đề nghị Ban chương trình Công nghệ sinh học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp kinh phí cho tiếp tục những nghiên cứu theo hướng của đề tài trong giai đoạn 2011 – 2012 để hoàn thiện sản phẩm của đề tài cho phát triển và ứng dụng vào sản xuất: Tiếp tục được khảo nghiệm quốc gia 3 giống lúa triển vọng: HDT2, HDT4, HDT8 trong năm 2010 để phát triển sản xuất; Tiếp tục khai thác và sử dụng nguồn vật liệu là 340 dòng lúa mang gen thơm và 100 cá thể lai hồi qui BC4 là sản phẩm của đề tài trong giai đoạn tiếp để chọn dòng lúa thơm triển vọng cho sản xuất.
Kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển cho phép nghiệm thu kết thúc đề tài, giai đoạn 2007 – 2010.