Kết quả chiết tách ADN với các phương pháp khác nhau trên lá non (7 ngày tuổi):

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI: TẠO GIỐNG LÚA THƠM BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ (Trang 30 - 33)

- IFAP: 5’ CATAGGAGCAGCTGAAATATATACC3’ EAP : 5’AGTGCTTTACAGCCCGC3’

3.1.2.Kết quả chiết tách ADN với các phương pháp khác nhau trên lá non (7 ngày tuổi):

3. Nghiên cứu quy trình sử dụng chỉ thị phân tử phục vụ cho chọn cáthể và dòng thuần mang gen thơm

3.1.2.Kết quả chiết tách ADN với các phương pháp khác nhau trên lá non (7 ngày tuổi):

tuổi):

- Độ nguyên vẹn của sản phẩm ADN:

Chúng tôi đã chạy điện di agarose để kiểm tra tính nguyên vẹn của DNA trên lá lúa non (7 ngày tuổi) theo 3 phương pháp tách chiết, kết quảđưa ra trong Hình 5.

Từ hình ảnh điện di cho thấy: Đối với lá lúa non (7 ngày tuổi), phương pháp chiết tách DNA theo IRRI cải tiến và theo Zheng cải tiến cho DNA nguyên vẹn, còn phương pháp NaOH cho hình ảnh DNA bị gãy.

Phương pháp của IRRI

Phương pháp của Zheng và CS

Phương pháp NaOH

Hình 5: Kết quả chạy điện di sản phẩm DAN tách chiết từ lá non bằng các phương pháp khác nhau.

- Độ sạch và nồng độ của DNA:

Nồng độ và độ sạch của DNA trong lá lúa non được đo trên máy quang phổ khả kiến (Nanodrop) để. Kết quảđưa ra trong Bảng 6.

Bảng 6. Nồng độ và độ sạch của DNA trong lá lúa non với các phương pháp tách chiết khác nhau

OD260/OD280 Nồng độ ng/µl Tên

giống IRRI Zheng NaOH IRRI Zheng NaOH

HT1 2,00 2,02 2,14 1235,9 1055,7 620,1 BT7 1,87 2,03 1,77 1687,1 1236,0 355,9 AC5 1,98 2,05 2,17 1496,6 1871,5 890,4 KD 1,90 2,07 2,26 1390,0 1153,8 956,1 Q5 1,89 2,06 2,27 1256,4 1062,7 456,5 94-30 1,88 2,01 1,70 1595,2 1597,3 530,1

Kết quả cho thấy: Tách chiết DNA trên lá lúa non theo phương pháp của IRRI cải tiến cho mẫu DNA có độ tinh sạch và nồng độ DNA cao; tiếp đó là phương pháp của Zheng có cải tiến cho sản phẩm DNA có độ sạch và nồng độ tương đối tốt, đảm bảo cho chạy PCR; phương pháp NaOH cho sản phẩm DNA có độ sạch và nồng độ thấp.

- Kết quả điện di agarose sản phẩm PCR từ các mẫu DNA chiết tách theo các phương pháp:

Phân tử DNA được tách từ lá non với 3 phương pháp trên được thử PCR và điện di agarose để xác định sự thể hiện tính đa hình trên từng phương pháp. Kết quả phân tích hình ảnh trên máy chụp hình gel được đưa ra trong Hình 6.

Hình 6a. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR DNA tách chiết trên lá lúa non theo Phương pháp của IRRI. Giếng 1: HT1(thơm); Giếng 2: BT7 (thơm); Giếng 3: AC5 (thơm); Giếng 4: KD (Không thơm); Giếng 5: Q5(Không thơm); Giếng 6: 94-30(Không thơm)

Hình 6b. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR DNA tách chiết trên lá lúa non theo phương pháp của Zheng và CS. Giếng 1: HT1(thơm); Giếng 2: BT7 (thơm); Giếng 3: AC5 (thơm); Giếng 4: KD (Không thơm); Giếng 5: Q5 (Không thơm); Giếng 6: 94-30 (Không thơm)

Hình 6c. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR DNA tách chiết trên lá lúa non theo phương pháp NaOH. Giếng 1: HT1(thơm); Giếng 2: BT7 (thơm); Giếng 3: AC5 (thơm); Giếng 4: KD (Không thơm); Giếng 5: Q5 (Không thơm); Giếng 6: 94-30 (Không thơm)

Kết quả cho thấy: Sử dụng DNA của lúa lá non tách chiết bằng phương pháp của

IRRI và phương pháp của Zheng và cộng sự, kết quả hình ảnh điện di agarose cho thấy sựđa hình giữa các giống về kiểu gen xác định tính trạng mùi thơm rất rõ và đều. Trong khi đó, DNA của lúa lá non tách chiết bằng phương pháp NaOH có thể hiện được tính đa hình này nhưng không rõ.

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI: TẠO GIỐNG LÚA THƠM BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ (Trang 30 - 33)