Đánh giá kết quả công tác bồi thường GPMB thông qua ý kiến của người dân

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng nhà máy thủy điện khe bố, huyện tương dương, tỉnh nghệ an (Trang 70 - 74)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.3.Đánh giá kết quả công tác bồi thường GPMB thông qua ý kiến của người dân

dân và cán bộ chuyên môn của dự án xây dựng nhà máy thủy điện Khe Bố, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An

3.2.3.1. Đánh giá kết quả công tác giải phóng mặt bằng thông qua phiếu điều tra ý kiến của người dân bị thu hồi đất.

Qua kết quả điều tra, phỏng vấn trực tiếp cùng với thu thập thông tin từ mẫu phiếu điều tra của 130 hộ dân nằm trong khu vực lòng hồ có diện tích đất bị thu hồi tại dự án xây dựng nhà máy thủy điện Khê Bố thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả ý kiến người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng của dự án qua phiếu điều tra

STT Nội dung Số phiếu

điều tra Tỷ lệ (%)

I Chỉ tiêu về việc bồi thường

1 Mức giá bồi thường 130 100

Thỏa đáng 78 60

Chưa thỏa đáng 52 40

2 Công tác bồi thường, GPMB 130

A Công tác đo đạc của các cấp chính quyền,

cơ quan chuyên môn

Thỏa đáng 85 65,38

Chưa thỏa đáng 45 34,62

B Thủ tục giải quyết, chi trả tiền bồi thường 130 100

Nhanh chóng, hợp lý 110 84,62

Kéo dài thời gian 20 15,38

II Tình hình đời sống của người dân sau khi

bị thu hồi 1 Việc làm 130 100 Ổn định 95 70,08 Chưa ổn định 35 26,92 2 Thu nhập 130 100 Ổn định 101 77,69 Chưa ổn định 29 22,31 3 Chính sách tái định cư 130 100 Thỏa đáng 79 60,77 Chưa thỏa đáng 51 39,23

Qua bảng 3.10 Tổng hợp kết quả ý kiến người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng của dự án qua phiếu điều tra cho thấy đã có rất nhiều ý kiến khác nhau từ phía người dân với những mong muốn và nguyện vọng khác nhau, cụ thể như sau:

+ Mức giá bồi thường về đất, tài sản trên đất, vật kiến trúc và cây cối hoa màu thì có 78 hộ gia đình ý kiến cho rằng với mức giá bồi thường như vậy là thỏa đáng chiếm 60% và có 52 hộ gia đình ý kiến cho rằng với mức giá bồi thường như vậy là chưa thỏa đáng chiếm 40%.

+ Có 85 hộ gia đình có ý kiến cho rằng công tác đo đạc của các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn là chính xác chiếm 65,38% đúng với thực tế. Có 45 hộ gia đình có ý kiến cho rằng công tác đo đạc của các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn là thiếu chính xác chiếm 34,62% chưa sát với thực tế.

+ Thủ tục giải quyết, chi trả tiền bồi thường cho các hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất có 120 hộ cho rằng việc chi trả tiền bồi thường diễn ra nhanh chóng kịp thời, đúng tiến độ, có 20 hộ có ý kiến cho rằng việc chi trả tiền bồi thường cho các hộ diễn ra chậm trễ, kéo dài thời gian.

+ Cuộc sống đa số người dân sau khi bị thu hồi đất có việc làm và thu nhập ổn định là do nhiều hộ gia đình sử dụng tiền bồi thường đầu tư vào phi nông nghiệp, mở cửa hàng tạp hóa… Còn số ít các hộ không có việc làm, thu nhập ổn định là do các hộ gia đình sử dụng tiền bồi thường không đúng mục đích.

+ Có 79 hộ gia đình có ý kiến cho rằng việc tái định cư tại các khu tái định cư là thỏa đang chiếm 60,77%.

Như vậy, người dân nơi đây đa số sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên sau khi nhà nước thu hồi đất người dân chỉ mong muốn rằng nhà nước tạo công ăn việc làm để ổn định cuộc sống, yên tâm làm ăn. Đây là vấn đề khó khăn không chỉ trong dự án xây dựng Nhà máy Thủy điện Khe Bố đang gặp phải mà hầu hết các dự án mà ban GPMB gặp phải.

Vì vậy, mong các cấp, ban ngành có liên quan cần quan tâm đến vấn đề này đưa ra khung giá phù hợp nhằm bù đắp phần nào những khó khăn mà người dân đang gặp phỉ khi thu hồi đất. Có thể công tác bồi thường GPMB mới tiến hành thuận lợi hơn.

3.2.3.2. Đánh giá kết quả công tác GPMB qua ý kiến của cán bộ chuyên môn của dự án xây dựng nhà máy thủy điện Khe Bố, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An

Kết quả phỏng vấn 16 cán bộ trực tiếp làm công tác bồi thường GPMB được thể hiện ở bảng 3.11 như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả ý kiến của cán bộ chuyên môn về công tác giải phóng mặt bằng của dự án

STT Nội dung điều tra

Không

Số

phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu

Tỷ lệ (%)

1 Cán bộ thực hiện và quản lý đều có

chuyên môn 15 93,75 1 6,25

2 Có sự tham gia đầy đủ của các cấp ngành 16 100 0 0

3 Công tác tuyên truyền, phổ biến được

thực hiện tốt 13 81,25 3 18,75

4 Người dân hiểu biết về chính sách bồi

thường GPMB 8 50 7 50

5 Người dân hài lòng về đơn giá bồi thường

hoặc hỗ trợ 15 93,75 1 6,25

6 Tiến độ thực hiện bồi thường GPMB diễn

ra nhanh chóng 16 100 0 0

7 Cần thay đổi, cải cách chính sách bồi

thường, GPMB 16 100 0 0

(Nguồn: Qua điều tra và phỏng vấn cán bộ chuyên môn phòng TN&MT huyện Tương Dương)

Quang bảng trên cho ta thấy có 80% ý kiến cho rằng đơn giá đất áp dụng tính cho bồi thường tại thời điểm thực hiện dự án còn thấp và cần thiết phải điều chỉnh đơn giá đất bồi thường cho phù hợp với thực tế.

+ Có 100% ý kiến là cần thay đổi, cải cách chính sách bồi thường, GPMB để tăng mức hỗ trợ cho người dân nhằm giảm thiểu những thiệt thòi của người dân do bị mất đất và đảm bảo cho người dân có thể ổn định cuộc sống sau khi bị thu hồi đất.

+ Hội đồng bồi thường là những người có kinh nghiện do đó công tác tuyên truyền, phổ biến để người dân hiểu về các chính sách thu hồi đất của nhà nước được thực hiện tốt nên tiến độ thực hiện bồi thường GPMB diễn ra nhanh chóng.

+ Có 15 cán bộ cho rằng đa số người dân đồng tình với đơn giá bồi thường hoặc hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất chiếm 93.75%.

+ Có 8 cán bộ chuyên môn có ý kiến cho rằng người dân có sự hiểu biết về chính sách đất đai và các chính sách hỗ trợ khác chiếm 50% và còn lại có ý kiến là người dân không có sự hiểu biết về chính sách hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất. Sở dĩ lại có như vậy là do đa số người dân là dân tộc thiểu số, sống ở vùng xâu vùng xa. Sự tiếp cận về các chính sách pháp luật của nhà nước còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng nhà máy thủy điện khe bố, huyện tương dương, tỉnh nghệ an (Trang 70 - 74)