Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng nhà máy thủy điện khe bố, huyện tương dương, tỉnh nghệ an (Trang 43 - 83)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.5.Bài học kinh nghiệm

2.3.4.6. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường GPMB

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin tài liệu

2.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các thông tin, tài liệu sau:

- Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất của huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An.

- Các số liệu về hiện trạng đất đai, dân số, lao động trong khu vực của “Dự án xây dựng nhà máy thủy điện Khe Bố huyện Tương Dương, Nghệ An”.

- Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu liên quan đến kết quả công tác bồi thường GPMB “Dự án xây dựng nhà máy thủy điện Khe Bố huyện Tương Dương, Nghệ An”.

- Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ các bài báo, bài viết, sách, các báo cáo và các văn bản đã được công bố.

- Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan tại các phòng ban liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

(Nguồn: Các số liệu trên được thu thập tại UBND huyện Tương Dương gồm các phòng ban sau: Phòng Tài nguyên và Môi trường; Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất; Phòng Nội vụ; Phòng Tài Chính; Phòng Nông nghiệp; phòng Thống Kê; phòng Dân tộc; Báo Nghệ An và 8 xã bị ảnh hưởng bởi dự án xây dựng Nhà máy thủy điện).

2.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Xây dựng bộ câu hỏi điều tra, sử dụng bộ câu hỏi điều tra phỏng vấn trực tiếp cán bộ chuyên môn phụ trách công tác bồi thường GPMB “Dự án xây nhà máy thủy điện Khe Bố, Tương Dương, Nghệ An” (16 phiếu điều tra) và người dân trong khu vực GPMB với Số mẫu điều tra là 130 mẫu trong đó chia làm 3 nhóm đối tượng sau:

+ Nhóm 1: Bị thu hồi từ 70% diện tích đất thổ cư và đất nông nghiệp trở lên. + Nhóm 2: Bị thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất thổ cư và đất nông nghiệp trở lên.

+ Nhóm 3: Bị thu hồi dưới 30% diện tích đất thổ cư và đất nông nghiệp trở lên. .- Phương pháp quan sát trực tiếp: Phương pháp này giúp tất cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe... qua đó các thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể.

2.4.2. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu

- Số liệu, thông tin thứ cấp: Được phân tích, tổng hợp sao cho phù hợp với các mục tiêu của đề tài.

- Số liệu sơ cấp: Được xử lý trên bảng tính Excel để kiểm tra, phân tích, tổng hợp, đánh giá các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra.

2.4.3. Phương pháp thống kê

Thống kê các thông tin, tài liệu đã thu thập được về tổng diện tích, tổng số tiền bồi thường cũng như chi tiết từng loại như thế nào và mức ảnh hưởng của dự án.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất của huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An quản lý sử dụng đất của huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tương Dương là huyện miền núi vùng cao, nằm về phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An có tuyến quốc lộ 7A và sông Cả chảy qua địa bàn huyện, cánh thành phố Vinh khoảng 200km; cách cửa khẩu Nặm Cắn khoảng 90km; có 4 xã tiếp giáp nước CHDCND Lào với tổng chiều dài đường ranh giới là 58,3km. Có tọa độ địa lý từ 18058’ đến 19030’ vĩ độ Bắc và 104003’ đến 104055’ kinh Đông.

-Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Quế Phong, Quỳ Châu và nước CHDCND Lào; -Phía Nam và Tây Nam giáp nước CHDCND Lào;

-Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Con Cuông; -Phía Tây giáp huyện Kỳ sơn.

Diện tích tự nhiên của huyện là 2.811,3km2, chiếm 17,04% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Tương Dương có mạng lưới giao thông đường thuỷ khá thuận lợi và quan trọng, là một trong những ưu điểm để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của huyện. Tuyến sông Cả chảy qua với chiều dài 65km, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hang hoá đến các huyện lân cận và ngược lại. Tuyến sông Nậm Nơn có chiều dài 102km, là tuyến vận tải hành khách, hàng hóa chủ yếu cho các xã vùng trên.

Tuyến quốc lộ 7A nằm trên địa bàn huyện có chiều dài 54km, ưu thế cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội với các huyện miền xuôi cũng như một số địa phương trong tỉnh và nước bạn Lào. Do địa hình phức tạp nên việc giao lưu giữa các xã trong huyện còn gặp nhiều khó khăn, chưa khai thác hết tiềm năng đất đai cũng như các tài nguyên khác trên địa bàn huyện, song lại là huyện có vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh.

Hình 2.1. Vị trí của nhà máy thủy điện Khe Bố trên bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Tập bản đồ hành chính Việt Nam, NXB Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ)

Hình 2.2. Vị trí của nhà máy thủy điện Khe Bố trên bản đồ hành chính huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An

(Nguồn: Tập bản đồ hành chính Việt Nam, NXB Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ)

3.1.1.2. Tài nguyên nhân văn

Trên địa bàn huyện Tương Dương có các dân tộc: Kinh, Thái, Khơ Mú, H’Mông, Poọng, Ơ Đu và dân tộc khác. Dân tộc Thái chiếm tới 70,17% tổng dân số, sống ở vùng thấp dọc 2 bên triền sông, suối và các vùng thung lũng có nguồn nước và giao thông tương đối thuận lợi (xã Tam Thái, Tam Quang, Tam Đình, Xá Lượng...). Các dân tộc khác phần lớn phân bố ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại cực kỳ khó khăn, thiếu nguồn nước sinh hoạt: Dân tộc Khơ Mú và Ơ Đu cứ trú ở lưng chừng núi, dân tộc H’Mông định cư ở trên đỉnh núi cao. Mối quan hệ giữa các dân tộc ở Tương Dương có từ lâu đời và ngày càng nêu cao được tinh thần đoàn kết dân tộc (người Thái có mối quan hệ thân thiết với các dân tộc anh em: Khơ Mú lấy chữ Thái làm chữ viết, người Ơ Đu sống xen kẽ với người Thái và Khơ Mú lấy họ theo người Thái).

Đặc biệt, trên địa bàn huyện có dân tộc Ơ Đu - là một dân tộc thiểu số chỉ sinh sống trên địa bàn huyện nhà. Với dân số thấp, trình độ văn hóa, kinh tế cũng như các kỹ thuật canh tác còn hạn chế nên bộ phận người dân thuộc dân tộc này đã và đang được sự quan tâm, giúp đỡ của nhân dân, chính quyền địa phương cũng như của trung ương qua các chính sách dân tộc và miền núi. Vần đề đặt ra là làm thế nào để phát triển kinh tế mà không làm mai một bản sắc văn hóa, truyền thống đặc trưng của dân tộc.

Các dân tộc ở Tương Dương có những lễ hội đặc sắc như Hội hát Rắc Búa, Hội Rài sán, Lễ cầu mưa, Lễ hội Đền Vạn... và vẫn còn giữ được những sinh hoạt văn hoá độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc của mình. Đến nay trên địa bàn Tương Dương có 4 di tích được UBND tỉnh Nghệ An công nhận, đó là Đền Vạn Đồi, hang Thẩm Cùng (Tam Đình), danh thắng Cửa Rào (Xá Lượng), hang Thẩm Coóng, và Thẩm Bồng (Tam Quang).

3.1.1.3. Thực trạng môi trường

Tương Dương là huyện miền núi cao, núi non trùng điệp, độ ẩm cao, là huyện có tiềm năng rừng đa dạng và phong phú. Diện tích rừng nguyên sinh còn lớn và đang được bảo tồn thuộc 2 khu vực: vườn Quốc gia Pù Mát và khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống đã tạo cho Tương Dương có được môi trường sinh thái tương đối ôn hoà. Vấn đề ô nhiễm môi trường chưa là áp lục lớn đối với huyện.

Nhìn chung môi trường của toàn huyện còn trong sạch, không khí chưa bị ô nhiễm, hệ sinh thái rừng phong phú, đa dạng, môi trường nước trong sách, môi trường đất còn tương đối tốt.

Tuy nhiên trong những năm qua do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu cộng với địa hình đồi núi, độ dốc lớn, Tương Dương đã phải trải qua một số thiên tai gây hậu quả nặng nề về môi trương, thiệt hại về tính mạng, tài sản của người dân do sạt lở, lũ quét, lũ ống.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Điều kiện Kinh tế

Trong những năm qua nền kinh tế huyện Tương Dương đã có những bước phát triển đáng kể, đời sống nhân dân dần được cải thiện và năng cao. Cụ thể:

a) Về tăng trưởng kinh tế: Năm 2015 kinh tế phát triển trong bối cảnh có nhiều khó khăn song kinh tế vẫn phát triển toàn diện và có mức tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất 4.152.109 triệu đồng, tăng 86,10% so với năm 2014, trong đó: Nông, lâm, ngư nghiệp tăng 7,82%; Công nghiệp và xây dựng tăng 83,09%; Dịch vụ - thương mại tăng 9,63%. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đạt 19,64% (năm 2014 là 20,45%).

b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng các ngành kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp là 13,66%; Công nghiệp và xây dưng đạt 78,60%; Dịch vụ - thương mại đạt 10,08%. Nét mới trong năm 2015 là tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng cao và tốc độ tăng khá ổn định, nhất là dịch vụ vận tải, du lịch, tài chính ngân hàng.

Bình quân thu nhập đạt 16,01 triệu đồng/người/năm. Bình quân lương thực quy thóc đạt 423 kg/người/năm.

Trong những năm gần đây, kinh tế xã hội Tương Dương có bước phát triển khá, tuy nhiên so với mặt bằng chung của tỉnh vẫn còn thấp.

3.1.2.2. Tình hình xã hội

a) Dân số, lao động: Theo số liệu điều tra dân số huyện Tương Dương tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 là 8.672 người với 2.002 hộ, trong đó dân tộc Thái chiếm 70,66% dân số toàn huyện, Khơ Mú 12,18%, Kinh 9,64%, Mông 5,32%, Ơ Đu 1,00%, Tày Pọng 0,92% và các dân tộc còn lại chiếm 0,28%. Các dân tộc trên

địa bàn huyện phân bố không đồng đều giữa các xã. Nhìn chung mật độ dân số còn rất thấp, với mật độ dân số là 25 người/km2.

b) Lao động, việc làm: Số người trong độ tuổi lao động của huyện là 26.978 người, chiếm 37,96% dân số toàn huyện, trong đó lao động nam là 13.212 người, lao động nữ 13.766 người. Tỷ lệ lao động thất nghiệp cao 19,62%. Dân số tập trung chủ yếu ở dọc quốc lộ 7A và các khu vực nhà máy thủy điện. Cơ cấu lao động ở các khu vực đã có sự chuyển dịch theo hướng ngành công nghiệp - xây dựng và ngành thương mại - dịch vụ tăng dần, ngành nông lâm nghiệp giảm dần. Mặt khác công tác đào tạo lao động và giải quyết việc làm có nhiều cố gắng, công tác hướng nghiệp, dạy nghề được quan tâm tạo đà cho sự phát triển kinh tế và ổn định cuộc sống trên địa bàn huyện.

3.1.2.3. Tác động của phát triển kinh tế - xã hội đến việc sử dụng đất và công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện.

Trong những năm gần đây sự phát triển kinh tế xã hội của huyện đã có nhiều mặt tích cực, do đó nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, tác động đến việc quản lý và SDĐ nói riêng, công tác BTGPMB nói riêng. Tương Dương là huyện có hiện tích tự nhiên lớn song diện tích đất nông nghiệp và đất ở lại rất ít, trong khi nhu cầu đất phi nông nghiệp để phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng đã tạo nên áp lực ngày càng lớn cho công tác BTGPMB và TĐC trên địa bàn huyện.

Đặc biệt, với hệ thống sông ngòi tương đối dày, độ dốc lớn, là tiềm năng không nhỏ cho việc xây dựng và phát triển các Nhà Máy thủy điện nên theo Quy hoạch trên địa bàn huyện Tương Dương Sẽ có 4 Nhà máy thủy điện lớn và nhỏ (Bản Vẽ, Khe Bố, Nậm Nơn, Xóng Con), trong đó Nhà máy thủy điện Khe Bố, là Nhà máy thủy điện lớn thứ hai được xây dựng sau Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ. Các Dự án xây dựng các nhà Máy thủy điện và việc thực hiện các chính sách di dời, bồi thường và TĐC đã tạo áp lực rất lớn lên quỹ đất của huyện Tương Dương.

3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất

3.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất:

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện tính đến 01/01/2014 là 281.129,73 ha (bảng 3.1).

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Tương Dương năm 2015

Thứ tự Chỉ tiêu Diện tích (ha) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 281.129,73

1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 188.825,59

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 8.076,23

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 7.018,68

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 5.670,14

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 205,45

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.143,09

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.057,55

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 180.679,68 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 64.425,83 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 76.723,05 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 39.530,80 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 67,68 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 2,00

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 6.255,53

2.1 Đất ở OTC 271,53

2.2 Đất chuyên dùng CDG 4.700,87

2.2.1 Đất trụ sở CQ, công trình sự nghiệp CTS 10,35

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 8,97

2.2.3 Đất an ninh CAN 0,72

2.2.4 Đất SXKD phi nông nghiệp CSK 255,69

2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 4.425,14

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,05

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 231,31

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 1.050,55

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 1,22

3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 86.048,61

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 455,02

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 85.591,58

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 2,01

Qua bảng 3.1 diện tích đất tự nhiên của huyện Tương Dương tương đối lớn song chủ yếu là đất lâm nghiệp gần 18,07 ha chiếm 64,27% và đất chưa sử dụng gần 8,6 ha chiếm 30,61% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp còn rất hạn chế.

3.1.4. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An

3.1.4.1. Kết quả đạt được

Trong các năm qua, Tương Dương đã thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quản lý đất đai. Các công tác QHKHSDĐ của huyện đã đáp ứng được yêu cầu quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội huyện Tương Dương đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Tạo cơ sở pháp lý cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ đúng pháp luật, đúng mục đích, phát huy tối đa tiềm năng đất đai. Đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa khai thác, SDĐ vào phát triển kinh tế - xã hội với với quan điểm SDĐ bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tỷ lệ cấp GCNQSDĐ đối với các loại đất trên địa bàn huyện cho các hộ gia đình, cá nhân đạt tỷ lệ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện các quyền của mình trong việc SDĐ; Cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp chính quyền thực hiện công tác quản lý đất đai ngày càng tốt hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc ban hành bảng giá đất hàng năm theo quy định Luật đất đai năm 2003 đã góp phần công khai, minh bạch trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính về đất đai, tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Đồng thời trong công tác BTHTTĐC giá đất được xác định lại theo giá thị trường trong điều kiện bình thường đã góp phần quan trọng thực hiện công tác thu hồi đất, GPMB thực hiện các dự án được thuận lợi hơn, giảm bớt khiếu nại, khiếu kiện của người dân.

3.1.4.2. Hạn chế, tồn tại

- Nhận thức của một số địa phương về công tác lập QHKHSDĐ chưa đầy đủ, sâu sắc nên chưa thực sự quan tâm chỉ đạo lập, điều chỉnh QHKHSDĐ thuộc thẩm

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng nhà máy thủy điện khe bố, huyện tương dương, tỉnh nghệ an (Trang 43 - 83)