3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin tài liệu
2.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các thông tin, tài liệu sau:
- Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất của huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An.
- Các số liệu về hiện trạng đất đai, dân số, lao động trong khu vực của “Dự án xây dựng nhà máy thủy điện Khe Bố huyện Tương Dương, Nghệ An”.
- Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu liên quan đến kết quả công tác bồi thường GPMB “Dự án xây dựng nhà máy thủy điện Khe Bố huyện Tương Dương, Nghệ An”.
- Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ các bài báo, bài viết, sách, các báo cáo và các văn bản đã được công bố.
- Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan tại các phòng ban liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
(Nguồn: Các số liệu trên được thu thập tại UBND huyện Tương Dương gồm các phòng ban sau: Phòng Tài nguyên và Môi trường; Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất; Phòng Nội vụ; Phòng Tài Chính; Phòng Nông nghiệp; phòng Thống Kê; phòng Dân tộc; Báo Nghệ An và 8 xã bị ảnh hưởng bởi dự án xây dựng Nhà máy thủy điện).
2.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Xây dựng bộ câu hỏi điều tra, sử dụng bộ câu hỏi điều tra phỏng vấn trực tiếp cán bộ chuyên môn phụ trách công tác bồi thường GPMB “Dự án xây nhà máy thủy điện Khe Bố, Tương Dương, Nghệ An” (16 phiếu điều tra) và người dân trong khu vực GPMB với Số mẫu điều tra là 130 mẫu trong đó chia làm 3 nhóm đối tượng sau:
+ Nhóm 1: Bị thu hồi từ 70% diện tích đất thổ cư và đất nông nghiệp trở lên. + Nhóm 2: Bị thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất thổ cư và đất nông nghiệp trở lên.
+ Nhóm 3: Bị thu hồi dưới 30% diện tích đất thổ cư và đất nông nghiệp trở lên. .- Phương pháp quan sát trực tiếp: Phương pháp này giúp tất cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe... qua đó các thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể.