Công tác bồi thường GPM Bở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng nhà máy thủy điện khe bố, huyện tương dương, tỉnh nghệ an (Trang 31 - 41)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3.2. Công tác bồi thường GPM Bở Việt Nam

1.3.2.1. Thời kỳ 1993 - 2003

Hiến pháp 1992 (thay thế Hiến pháp 1980) đã quy định:

“Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hó a nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN”.

- Điều 18 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng đất Nhà nước giao theo quy định của pháp luật”.

- Điều 23 quy định: “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định”.

Những quy định trên đã tạo điều kiện củng cố quyền hạn riêng của Nhà nước trong việc thu hồi đất đai cho mục đích an ninh, quốc phòng và các lợi ích quốc gia. Luật Đất đai 1993 có hiệu lực từ ngày 15/10/1993 thay thế cho Luật Đất đai 1987. Đây là văn bản pháp luật quan trọng nhất đối với việc thu hồi đất và bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Luật đất đai quy định các loại đất sử dụng, các nguyên tắc sử dụng từng loại đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Một thủ tục rất quan trọng và là cơ sở pháp lý cho người sử dụng đất là họ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà. Chính điều này làm căn cứ cho quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

- Điều 12 đã quy định: “Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất. Tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất. Chính phủ quy định khung giá các loại đất đối với từng vùng theo thời gian”.

- Điều 27 quy định: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người thu hồi đất được đền bù thiệt hại”. Sau khi Luật Đất đai 1993 được ban hành,

Nhà nước đã ban hành rất nhiều các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư và các văn bản pháp quy khác về quản lý đất đai nhằm cụ thể hoá các điều luật để thực hiện các văn bản đó, bao gồm:

- Nghị định số 90/CP ngày 17/9/1994 quy định cụ thể các chính sách và phân biệt chủ thể sử dụng đất, cơ sở pháp lý để xem xét tính hợp pháp của thửa đất để lập kế hoạch bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng và mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Xét về tính chất, nội dung, Nghị định 90/CP đã đáp ứng được một số yêu cầu nhất định, so với các văn bản trước, Nghị định này là văn bản pháp lý mang tính toàn diện cao và cụ thể hoá việc thực hiện chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, việc bồi thường bằng đất cùng mục đích sử dụng, cùng hạng đất…

- Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 ban hành khung giá các loại đất.

- Thông tư Liên bộ số 94/TTLB ngày 14/11/1994 của liên bộ Tài chính - Xây dựng - Tổng cục Địa chính - Ban vật giá Chính phủ hướng dẫn thi hành Nghị định số 87/CP - Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998, thay thế Nghị định 90/CP nói trên và quy định rõ phạm vi áp dụng, đối tượng phải bồi thường, đối tượng được bồi thường, phạm vi bồi thường, đặc biệt người có đất bị thu hồi có quyền được lựa chọn một trong ba phương án bồi thường bằng đất, bằng tiền hoặc bằng đất và bằng tiền. Trong đó có nhiều nội dung mới: Về phạm vi áp dụng; nguyên tắc để được đền bù thiệt hại về đất (quy định về giấy tờ: hợp pháp, hợp lệ và được coi là hợp lệ là vấn đề cốt yếu khẳng định thể nhân, pháp nhân có được đền bù hay không được đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất); giá đất để tính đền bù thiệt hại, chính sách hỗ trợ và tái định, công tác tổ chức thực hiện. Nghị định 22/1998/NĐ-CP có những đóng góp nhất định đối với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của nhiều địa phương, đặc biệt là khu vực đô thị (Viện Khoa học đo đạc và bản đồ 2004) [13]. Luật sửa đổi một số điều của Luật Đất đai năm 1998 được Quốc hội thông qua ngày 02/12/1998.

Về cơ bản, Luật Đất đai sửa đổi năm 1998 vẫn dựa trên nền tảng cơ bản của Luật cũ, chỉ một số điều được bổ sung thêm cho phù hợp thực tế. Tháng 10/1999, Cục quản lý Công sản - Bộ Tài chính đã tiến hành dự thảo lần thứ nhất về sửa đổi bổ sung Nghị định số 22/1998/NĐ-CP về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước

thu hồi đất. Trong đó, một số điều cơ bản đã được đề nghị sửa đổi như xác định mức đất để tính bồi thường, giá bồi thường, lập khu tái định cư, quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải chuyển đến nơi ở mới, các chính sách hỗ trợ và các điều kiện bắt buộc phải có của khu tái định cư, Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng và thẩm định phương án bồi thường giải phóng mặt bằng.

- Thông tư số 145/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 22/1998/NĐ-CP bao gồm các phương pháp xác định hệ số K, nội dung và chế độ quản lý, phương án bồi thường và một số nội dung khác.

- Văn bản số 4448/TC-QLCS ngày 04/9/1999 của Cục quản lý Công sản - Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý một số vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 29/6/2001 quy định cụ thể hơn về việc bồi thường thiệt hại và giải phóng mặt bằng, cụ thể:

a. Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được bồi thường hoặc hỗ trợ. Việc bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

b. Nhà nước có chính sách để ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi. Trong trường hợp người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở thì được mua nhà ở của Nhà nước hoặc được giao đất có thu tiền sử dụng đất để làm nhà ở. Trong trường hợp phương án bồi thường được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được công bố công khai và có hiệu lực thi hành theo quy định của pháp luật mà người bị thu hồi đất không thực hiện quyết định thu hồi thì cơ quan quyết định thu hồi đất có quyền ra quyết định cưỡng chế. Trong trường hợp Chính phủ ra quyết định thu hồi đất thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định cưỡng chế. c- Trong trường hợp cộng đồng dân cư xây dựng công trình phục vụ lợi ích công cộng của cộng đồng theo quy hoạch bằng vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước có hỗ trợ thì việc bồi thường hoặc hỗ trợ cho người có đất được sử dụng để xây dựng công trình do cộng đồng dân cư và người có đất đó thoả thuận.

1.3.2.2. Từ khi có Luật Đất đai 2003

Trên cơ sở tổng kết 10 năm thi hành Luật Đất đai và xuất phát từ yêu cầu của giai đoạn mới, Hội nghị lần thứ VII, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ra Nghị quyết về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Hiện nay có rất nhiều dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, khu thương mại đang được thực hiện và trong tương lai con số các dự án sẽ tăng lên rất nhanh. Sau khi có Luật Đất đai năm 2003 được ban hành, Nhà nước đã ban hành nhiều các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư cụ thể hóa các điều luật về giá đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, bao gồm:

- Nghị định số: 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

- Nghị định số: 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về việc bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

- Thông tư số: 116/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về việc bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

- Nghị định số: 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá và khung giá các loại đất.

- Thông tư số: 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá và khung giá các loại đất.

- Căn cứ Nghị định số: 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về việc quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Căn cứ Nghị định số: 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Căn cứ Nghị định số: 88/2009/NĐ-CP ngày 19/9/2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Thông tư số: 14/TT-BTNMT ngày 1/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất cho thuê đất.

- Nghị định số: 123/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số: 188/2004/NĐ-CP; Thông tư số: 145/2007/TT- BTC ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số: 188/2004/NĐ-CP và Nghị định số: 123/2007/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số: 02/2010/TTLT-BTNMT-BTC ngày 08/01/2010, của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính, hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành bảng giá đất và điều chỉnh bảng giá đất thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Hiện nay, có rất nhiều các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, khu thương mại đang được thực hiện và trong tương lai con số các dự án sẽ tăng lên rất nhanh. Các dự án này đều đòi hỏi phải có mặt bằng để xây dựng vì vậy Nhà nước phải thu hồi một phần đất của nhân dân. Khi thu hồi đất, người ta đã tính toán đến lợi ích thu được từ việc sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, ổn định cuộc sống của người dân trong diện được bồi thường, đảm bảo công bằng đồng thời cũng góp phần điều chỉnh hiện trạng sử dụng đất theo quy hoạch. Nhưng hiện nay, vấn đề GPMB diễn ra rất chậm, chưa hiệu quả, còn nhiều sai sót gây khiếu kiện trong nhân dân làm ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư, triển khai dự án, đồng thời công tác quy hoạch và quản lý xây dựng còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án. Mặt khác, các chính sách đất đai đã được đổi mới nhiều song công tác quản lý đất đai ở nước ta vẫn còn nhiều yếu kém. Đối với một số địa phương, công tác GPMB dường như là công việc luôn luôn mới vì chỉ khi có dự án mới thành lập hội đồng bồi thường. Hội đồng bồi thường thông thường chỉ kiêm nhiệm hoặc điều động tạm thời, thậm chí là hợp đồng ngắn hạn, không có bộ phận chuyên trách thực hiện công việc, do đó khi tích luỹ được chút ít kinh nghiệm là lúc kết thúc dự án. Mặt khác, thường là khi thu hồi đất và giải quyết bồi thường thiệt hại về đất đi đôi với việc giải quyết tranh chấp, giải quyết các trường hợp vi phạm pháp

luật về đất đai mà trong đó giải quyết những trường hợp sử dụng đất bất hợp pháp là rất khó khăn mang tính chất xã hội phức tạp.

Về bồi thường thiệt hại, nhìn chung Nhà nước chỉ bồi thường về giá trị đất và tài sản trên đất còn cuộc sống của người dân bị mất đất sau thu hồi thì chưa quan tâm triệt để hoặc nếu có thì chỉ mang tính hình thức. Từ thực tế tình hình quản lý nhà nước và các chính sách đất đai, chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất qua các thời kỳ và hiện tại, chúng tôi nhận thấy rằng việc chỉnh lý, bổ sung chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là cần thiết nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ GPMB thực hiện CNH- HĐH, ổn định đời sống nhân dân.

1.4. Hiện trạng sử dụng đất, tình hình quản lý sử dụng đất và một số dự án Nhà máy thủy điện tại Nghệ An.

a. Hiện trạng sử dụng đất, tình hình quản lý sử dụng

Nghệ An là một tỉnh trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ, cùng với cả nước Nghệ An cũng đang đẩy mạnh thực hiện CNH-HĐH địa phương. Theo quy hoạch thủy điện đã được phê duyệt, trên địa bàn tỉnh có 45 dự án nhà máy thủy điện với tổng công suất 1.414 MW. Trong đó có 4 dự án lớn đã hoàn thành và đang thi công là các dự án thủy điện Bản Vẽ, Hủa Na, Khe Bố, Bản Mồng, đã phải di dân TĐC 6.033 hộ dân. Đây là các dự án phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng nên công tác BTHTTĐC cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền địa phương các cấp.

Nghệ An cũng là một trong những địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị, các công trình công cộng, an ninh quốc phòng... do địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn; xuất phát điểm thấp; nông thôn phát triển thiếu quy hoạch; nhiều khu vực nông thôn đang trong tình trạng phát triển một cách tự phát...

Khắc phục những bất cập trên, tỉnh Nghệ An giao các Sở, Ban ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với các địa phương tập trung tháo gỡ, bổ sung văn bản hướng dẫn các thủ tục hành chính trong công tác BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.

khai CNH-HĐH. Qua 9 năm thực hiện việc BTHTTĐC khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật đất đai, tính từ 01/7/2004 đến 31/5/2012, toàn tỉnh đã có 793 dự án liên quan đến công tác BTGPMB khi Nhà nước thu hồi đất, tổng diện tích đất phải thu hồi 5.697,75 ha với tổng kinh phí BT là 2.605,8 tỷ đồng (Nguồn: UBND Tỉnh Nghệ An).

b. Một số dự án xây dựng nhà máy thủy điện tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.

* Dự án thủy điện Bản Vẽ

Dự án thủy điện Bản Vẽ được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư tại

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng nhà máy thủy điện khe bố, huyện tương dương, tỉnh nghệ an (Trang 31 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)