3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2. Kết quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án xây dựng nhà máy thủy
thủy điện Khe Bố, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An
3.2.1. Tổng quan về dự án xây dựng nhà máy thủy điện Khe Bố, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An và những vấn đề liên quan
3.2.1.1. Khái quát về dự án xây dựng nhà máy thủy điện Khe Bố huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An
Dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện Khe Bố được khởi công vào tháng 9 năm 2007, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho phép đầu tư tại Quyết định số 1793/TTg-CN ngày 7/11/2006. Công trình Thuỷ điện Khe Bố thuộc cấp II, nhóm A, với dung tích hồ chứa là 97,8 triệu m3,dự án dự kiến thực hiện trong 4 năm (1 năm chuẩn bị và 3 năm xây dựng), là công trình thủy điện lớn thứ hai được xây dựng sau Thủy điện Bản Vẽ với tổng vốn đầu tư là 2.973 tỷ đồng. Nhà máy thủy điện được xây trên dòng Sông Cả thuộc địa bàn huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, là công trình đợt 2 trên hệ thống bậc thang thủy điện sông Cả, hạ lưu thủy điện Bản Vẽ. Nhà máy có công suất lắp máy 100 MW, 2 tổ máy, sản lượng điện trung bình hằng năm 442.8 triệu KWh. Hồ chứa của Nhà máy Thủy điện Khe Bố với cao trình mặt nước dâng bình thường 70m.
Nhiệm vụ của công trình Thủy điện Khe Bố là cung cấp điện cho hệ thống điện Quốc gia, điều tiết dòng chảy hạ lưu thủy điện Bản Vẽ, tạo điều kiện cho Nhà
máy Thủy điện Bản Vẽ phát huy được tối đa hiệu ích năng lượng, đồng thời đảm bảo nhiệm vụ tạo nguồn nước cho hạ lưu, tăng khả năng cấp nước và đẩy mặn cho vùng hạ lưu Sông Cả về mùa khô. Quá trình xây dựng thành công thủy điện Khe Bố sẽ có đóng góp to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nhà cũng như của cả tỉnh Nghệ An.
Thu hồi đất tại 34 bản, thuộc 8 xã, thị trấn (Tam Quang, Tam Đình, Tam Thái, Thạch Giám, Thị Trấn Hòa Bình, Xã Lượng, Lượng Minh, Yên Thắng) với tổng diện tích thu hồi lên đến 932,32 ha; 585 hộ và 2.650 nhân khẩu phải di dời. Quá trình xây dựng thủy điện Khe Bố được đánh giá là có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống vật chất cũng như văn hóa, tinh thần của nhân dân trong vùng, nhất là đối với nhân dân vùng lòng hồ phải di dời tới nơi TĐC mới. Tổng kinh phí BTHTTĐC của dự án lên tới 433 tỷ đồng, trong đó bồi thường là 379 tỷ đồng hỗ trợ và TĐC là 53 tỷ đồng.
3.2.1.2. Tình hình dân số và lao động trong khu vực giải phóng mặt bằng của dự xây dựng nhà máy thủy điện Khe Bố, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An
* Dân số
Bảng 3.2: Dân số theo độ tuổi trong khu vực GPMB
STT Độ tuổi Số người Tỷ lệ (%)
1 Dưới 16 tuổi 846 31,92
2 Từ 16 đến 60 tuổi 1.251 47,21
3 Trên 60 tuổi 553 20,87
Tổng 2.650 100
(Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Tương Dương)
Qua bảng 3.2 trên ta thấy tổng số dân theo độ tuổi trong khu vực GPMB là 2.650 người, trong đó:
+ Có 1.251 người trong độ tuổi từ 16 đến 60 tuổi chiếm 47,21% đây là đa số trong tổng số dân nằm trong khu vực GPMB là nhóm tuổi lao động chính trong gia đình bị ảnh hưởng nhiều nhất về việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp.
+ Độ tuổi trên 60 tuổi có 553 người chiếm 20,87% đây là nhóm người không có việc làm ổn định, họ chỉ sản xuất nông nghiệp tại nhà vì tầm tuổi của họ sự tiếp cận các khoa học kỹ thuật hạn chế.
+ Độ tuổi dưới 16 tuổi có 846 người chiếm 31,92%. Đây là độ tuổi chỉ sống phụ thuộc vào gia đình.
* Lao động
Bảng 3.3: Tình hình lao động trong khu vực GPMB
STT Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)
1 Hộ nông nghiệp 351 60
2 Hộ phi nông nghiệp 234 40
Tổng 585 100
(Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Tương Dương)
Qua bảng 3.3 ban bồi thường GPMB đã xác định được 585 hộ gia đình và cá nhân bị ảnh hưởng bởi dự án cho thấy tình hình lao động trong khu vực GPMB có sự chênh lệch cụ thể là số lao động trong ngành nông nghiệp năm 2015 là 351 hộ chiếm 60%, lao động trong ngành phi nông nghiệp là 234 hộ chiếm 40% trong tổng số lao động.