Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng nhà máy thủy điện khe bố, huyện tương dương, tỉnh nghệ an (Trang 41 - 50)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất

2.3.1.4. Tình hình quản lý sử dụng đất

2.3.2. Đánh giá kết quả công tác bồi thường GPMB của dự án xây dựng nhà máy thủy điện Khe Bố, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An thủy điện Khe Bố, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An

2.3.2.1. Tổng quan về dự án xây dựng nhà máy thủy điện Khe Bố, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An và những vấn đề liên quan

- Khái quát về dự án xây dựng nhà máy thủy điện Khe Bố, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.

2.3.2.2. Đánh giá kết quả công tác GPMB dự án xây dựng nhà máy thủy điện Khe Bố, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.

- Đối tượng và điều kiện bồi thường

- Tổng hợp kết quả công tác GPMB về đất đai - Kết quả công tác bồi thường GPMB đất đai

- Kết quả công tác bồi thường GPMB về tài sản gắn liền với đất - Kết quả tổng hợp kinh phí hỗ trợ GPMB của dự án

- Kết quả bố trí tái định cư của dự án

2.3.2.3. Đánh giá kết quả công tác bồi thường GPMB thông qua ý kiến của người dân và cán bộ chuyên môn trong khu vực dự xây dựng nhà máy thủy điện Khe Bố, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An

- Đánh giá kết quả công tác bồi thường GPMB thông qua phiếu điều tra của hộ dân bị thu hồi đất của dự án

- Đánh giá kết quả công tác bồi thường GPMB thông qua ý kiến của cán bộ chuyên môn của dự án

2.3.3. Đánh giá tác động của việc thực hiện công tác bồi thường GPMB đến đời sống, lao động, việc làm, thu nhập của người dân sau khi bị thu hồi đất của sống, lao động, việc làm, thu nhập của người dân sau khi bị thu hồi đất của dự án

- Kết quả thu hồi đất nông nghiệp

- Tác động của việc thực hiện công tác bồi thường GPMB đến đời sống của người dân sau khi bị thu hồi đất

- Tác động của việc thực hiện công tác bồi thường GPMB đến lao động, việc làm, thu nhập của người dân sau khi bị thu hồi đất

2.3.4. Đánh giá những mặt đạt được, chưa đạt được, thuận lợi, khó khăn, rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An

2.3.4.1. Những mặt đã làm được 2.3.4.2. Những mặt chưa làm được 2.3.4.3. Thuận lợi

2.3.4.5. Bài học kinh nghiệm

2.3.4.6. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường GPMB

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin tài liệu

2.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các thông tin, tài liệu sau:

- Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất của huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An.

- Các số liệu về hiện trạng đất đai, dân số, lao động trong khu vực của “Dự án xây dựng nhà máy thủy điện Khe Bố huyện Tương Dương, Nghệ An”.

- Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu liên quan đến kết quả công tác bồi thường GPMB “Dự án xây dựng nhà máy thủy điện Khe Bố huyện Tương Dương, Nghệ An”.

- Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ các bài báo, bài viết, sách, các báo cáo và các văn bản đã được công bố.

- Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan tại các phòng ban liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

(Nguồn: Các số liệu trên được thu thập tại UBND huyện Tương Dương gồm các phòng ban sau: Phòng Tài nguyên và Môi trường; Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất; Phòng Nội vụ; Phòng Tài Chính; Phòng Nông nghiệp; phòng Thống Kê; phòng Dân tộc; Báo Nghệ An và 8 xã bị ảnh hưởng bởi dự án xây dựng Nhà máy thủy điện).

2.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Xây dựng bộ câu hỏi điều tra, sử dụng bộ câu hỏi điều tra phỏng vấn trực tiếp cán bộ chuyên môn phụ trách công tác bồi thường GPMB “Dự án xây nhà máy thủy điện Khe Bố, Tương Dương, Nghệ An” (16 phiếu điều tra) và người dân trong khu vực GPMB với Số mẫu điều tra là 130 mẫu trong đó chia làm 3 nhóm đối tượng sau:

+ Nhóm 1: Bị thu hồi từ 70% diện tích đất thổ cư và đất nông nghiệp trở lên. + Nhóm 2: Bị thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất thổ cư và đất nông nghiệp trở lên.

+ Nhóm 3: Bị thu hồi dưới 30% diện tích đất thổ cư và đất nông nghiệp trở lên. .- Phương pháp quan sát trực tiếp: Phương pháp này giúp tất cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe... qua đó các thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể.

2.4.2. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu

- Số liệu, thông tin thứ cấp: Được phân tích, tổng hợp sao cho phù hợp với các mục tiêu của đề tài.

- Số liệu sơ cấp: Được xử lý trên bảng tính Excel để kiểm tra, phân tích, tổng hợp, đánh giá các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra.

2.4.3. Phương pháp thống kê

Thống kê các thông tin, tài liệu đã thu thập được về tổng diện tích, tổng số tiền bồi thường cũng như chi tiết từng loại như thế nào và mức ảnh hưởng của dự án.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất của huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An quản lý sử dụng đất của huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tương Dương là huyện miền núi vùng cao, nằm về phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An có tuyến quốc lộ 7A và sông Cả chảy qua địa bàn huyện, cánh thành phố Vinh khoảng 200km; cách cửa khẩu Nặm Cắn khoảng 90km; có 4 xã tiếp giáp nước CHDCND Lào với tổng chiều dài đường ranh giới là 58,3km. Có tọa độ địa lý từ 18058’ đến 19030’ vĩ độ Bắc và 104003’ đến 104055’ kinh Đông.

-Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Quế Phong, Quỳ Châu và nước CHDCND Lào; -Phía Nam và Tây Nam giáp nước CHDCND Lào;

-Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Con Cuông; -Phía Tây giáp huyện Kỳ sơn.

Diện tích tự nhiên của huyện là 2.811,3km2, chiếm 17,04% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Tương Dương có mạng lưới giao thông đường thuỷ khá thuận lợi và quan trọng, là một trong những ưu điểm để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của huyện. Tuyến sông Cả chảy qua với chiều dài 65km, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hang hoá đến các huyện lân cận và ngược lại. Tuyến sông Nậm Nơn có chiều dài 102km, là tuyến vận tải hành khách, hàng hóa chủ yếu cho các xã vùng trên.

Tuyến quốc lộ 7A nằm trên địa bàn huyện có chiều dài 54km, ưu thế cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội với các huyện miền xuôi cũng như một số địa phương trong tỉnh và nước bạn Lào. Do địa hình phức tạp nên việc giao lưu giữa các xã trong huyện còn gặp nhiều khó khăn, chưa khai thác hết tiềm năng đất đai cũng như các tài nguyên khác trên địa bàn huyện, song lại là huyện có vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh.

Hình 2.1. Vị trí của nhà máy thủy điện Khe Bố trên bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An

(Nguồn: Tập bản đồ hành chính Việt Nam, NXB Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ)

Hình 2.2. Vị trí của nhà máy thủy điện Khe Bố trên bản đồ hành chính huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An

(Nguồn: Tập bản đồ hành chính Việt Nam, NXB Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ)

3.1.1.2. Tài nguyên nhân văn

Trên địa bàn huyện Tương Dương có các dân tộc: Kinh, Thái, Khơ Mú, H’Mông, Poọng, Ơ Đu và dân tộc khác. Dân tộc Thái chiếm tới 70,17% tổng dân số, sống ở vùng thấp dọc 2 bên triền sông, suối và các vùng thung lũng có nguồn nước và giao thông tương đối thuận lợi (xã Tam Thái, Tam Quang, Tam Đình, Xá Lượng...). Các dân tộc khác phần lớn phân bố ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại cực kỳ khó khăn, thiếu nguồn nước sinh hoạt: Dân tộc Khơ Mú và Ơ Đu cứ trú ở lưng chừng núi, dân tộc H’Mông định cư ở trên đỉnh núi cao. Mối quan hệ giữa các dân tộc ở Tương Dương có từ lâu đời và ngày càng nêu cao được tinh thần đoàn kết dân tộc (người Thái có mối quan hệ thân thiết với các dân tộc anh em: Khơ Mú lấy chữ Thái làm chữ viết, người Ơ Đu sống xen kẽ với người Thái và Khơ Mú lấy họ theo người Thái).

Đặc biệt, trên địa bàn huyện có dân tộc Ơ Đu - là một dân tộc thiểu số chỉ sinh sống trên địa bàn huyện nhà. Với dân số thấp, trình độ văn hóa, kinh tế cũng như các kỹ thuật canh tác còn hạn chế nên bộ phận người dân thuộc dân tộc này đã và đang được sự quan tâm, giúp đỡ của nhân dân, chính quyền địa phương cũng như của trung ương qua các chính sách dân tộc và miền núi. Vần đề đặt ra là làm thế nào để phát triển kinh tế mà không làm mai một bản sắc văn hóa, truyền thống đặc trưng của dân tộc.

Các dân tộc ở Tương Dương có những lễ hội đặc sắc như Hội hát Rắc Búa, Hội Rài sán, Lễ cầu mưa, Lễ hội Đền Vạn... và vẫn còn giữ được những sinh hoạt văn hoá độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc của mình. Đến nay trên địa bàn Tương Dương có 4 di tích được UBND tỉnh Nghệ An công nhận, đó là Đền Vạn Đồi, hang Thẩm Cùng (Tam Đình), danh thắng Cửa Rào (Xá Lượng), hang Thẩm Coóng, và Thẩm Bồng (Tam Quang).

3.1.1.3. Thực trạng môi trường

Tương Dương là huyện miền núi cao, núi non trùng điệp, độ ẩm cao, là huyện có tiềm năng rừng đa dạng và phong phú. Diện tích rừng nguyên sinh còn lớn và đang được bảo tồn thuộc 2 khu vực: vườn Quốc gia Pù Mát và khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống đã tạo cho Tương Dương có được môi trường sinh thái tương đối ôn hoà. Vấn đề ô nhiễm môi trường chưa là áp lục lớn đối với huyện.

Nhìn chung môi trường của toàn huyện còn trong sạch, không khí chưa bị ô nhiễm, hệ sinh thái rừng phong phú, đa dạng, môi trường nước trong sách, môi trường đất còn tương đối tốt.

Tuy nhiên trong những năm qua do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu cộng với địa hình đồi núi, độ dốc lớn, Tương Dương đã phải trải qua một số thiên tai gây hậu quả nặng nề về môi trương, thiệt hại về tính mạng, tài sản của người dân do sạt lở, lũ quét, lũ ống.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng nhà máy thủy điện khe bố, huyện tương dương, tỉnh nghệ an (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)