Công tác dự báo, hoạch định nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại UBND thị xã long khánh đến năm 2020 (Trang 40 - 42)

Hằng năm, UBND thị xã Long Khánh có thực hiện công tác thống kê, rà soát tình hình quản lý và sử dụng cán bộ để tham mưu các cấp có thẩm quyền bổ sung biên chế phục vụ công tác chuyên môn. Ngoài ra, UBND thị xã Long Khánh có quyền tuyển thêm ngoài định biên dưới hình thức hợp đồng nhưng cũng phải cân đối mức chi tiêu nội bộ để có kế hoạch trả lương mà vẫn đảm bảo các hoạt động thường xuyên tại thị xã.

2.2.2.2. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

Nhóm chức năng này chú trọng việc nâng cao năng lực của CBCC, đảm bảo cho CBCC có các kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao. Tuy nhiên hiện nay, thị xã không có chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực riêng biệt do hạn chế về kinh phí nên chủ yếu tham gia vào các chương trình tập huấn quốc gia, bộ, ngành chủ quản hoặc những chương trình đào tạo của tỉnh dành cho cán bộ được quy hoạch chức danh quản lý. Các lớp học này được tổ chức định kỳ hoặc khi có những quy định mới trong lĩnh vực quản lý, điều hành như đăng ký doanh nghiệp, đấu thầu... Đối tượng gửi đi tập huấn phụ thuộc vào nội dung chương trình đã được quy định sẵn và thường có thời gian đào tạo ngắn, từ 1 - 2 tuần. Riêng một vài phòng ban có sự quản lý theo ngành dọc như thanh tra và các chương trình bồi dưỡng về quản lý nhà nước, thời gian đào tạo có thể kéo dài từ 3 tháng đến dưới 1 năm tùy theo chức danh đào tạo như thanh tra viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp…

Hàng năm, UBND thị xã Long Khánh thực hiện rà soát trình độ chuyên môn của CBCC để xác định nhu cầu đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị. Trên cơ sở đó, đơn vị khuyến khích cá nhân người lao động tự học tập nâng cao trình độ nhằm đáp ứng tiêu chuẩn cán bộ theo quy định. Một số cán bộ nguồn, thuộc diện quy hoạch các chức danh lãnh đạo của Tỉnh ủy, Thị ủy thì được bố trí theo học các lớp về lý luận chính trị và quản lý nhà nước. Số liệu cụ thể tại Bảng 2.9

Công tácđánh giá năng lực cán bộ thường được tổ chức vào cuối năm để nhìn nhận lại toàn bộ quá trình phấn đấu cũng như chất lượng thực hiện công việc của CBCC trong một năm. Tuy nhiên, công tác này còn máy móc và mang nặng tính hình thức. Cán bộ đánh giá thường có xu hướng chú trọng nhiều hơn vào tiêu chuẩn phẩm chất (như tính chấp hành pháp luật, kỷ luật; tinh thần phối hợp trong công tác; trung thực trong công việc; lối sống đạo đức; thái độ phục vụ nhân dân…) và tiêu chuẩn trình độ thông qua bằng cấp mà chưa chú ý thỏa đáng đến tiêu chuẩn năng lực. Trong một số trường hợp, người đánh giá có đề cập đến năng lực nhưng chỉ là năng lực chung chung mà chưa có tiêu chí cụ thể, rõ ràng. Điều này dẫn đến một thực tế là công chức chỉ tham gia các khóa đào tạo để có đủ văn bằng, chứng chỉ theo quy định hoặc chỉ để “tô đẹp” hồ sơ cán bộ nhưng thực chất, năng lực giải quyết công việc và hiệu quả công tác vẫn không được nâng lên.

Bảng 2.9: Tình hình đào tạo tại UBND thị xã Long Khánh qua các năm

Các loại hình đào tạo

2009-

Một phần của tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại UBND thị xã long khánh đến năm 2020 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)