Sự miêu tả không gian

Một phần của tài liệu Phong vị cổ điển trong thơ mới lãng mạn 1932 1945 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 69 - 105)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.2.Sự miêu tả không gian

Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là yếu tố đảm bảo cho sự tồn tại của thế giới nghệ thuật ấy, được tạo lập bởi điểm nhìn, trường nhìn của tác giả. Không gian nghệ thuật thể hiện ở những hình ảnh, chi tiết gợi ra những ý nghĩ về mô hình thế giới như ngôi nhà, dòng sông, con đường, các chiều kích rộng hẹp, sâu cạn, xa, gần…

Trong thơ ca cổ điển phương Đông, con người luôn đặt mình trong tương quan không gian vũ trụ. Đó là không gian được tạo bởi các yếu tố, các thành phần của vũ trụ, như trăng, sao, mây, gió, chim thú, cỏ cây… Các yếu tố ấy trở thành không gian tồn tại và biểu hiện của con người. Trong tương quan với không gian gắn với sinh hoạt con người, không gian vũ trụ luôn là yếu tố chủ đạo. Ví dụ trong bài Thu hứng của Đỗ Phủ:

Ngọc lộ điêu sương phong thụ lâm Vu sơn vu giáp khí tiêu sâm

Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng Tái thượng phong vân tiếp địa âm Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ Cô chu nhất hệ cố viên tâm Hàn y xứ xứ thôi đao xích

Bạch đế thành cao cấp mộ châm.

Bài thơ, cảm hứng chính là nói về nỗi niềm con người trong thời li loạn, nhưng không gian chủ đạo là không gian vũ trụ…

Hay không gian trong bài Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc lâu Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu Cô phàm viễn ảnh bích không tận Duy kiến Trường giang thiên tế lưu.

Là tình cảm lưu luyến tiễn bạn lên đường, nhưng không gian là không gian vũ trụ, thời gian là thời gian tự nhiên, dường như chẳng liên quan gì đến người trong cuộc, khác với không gian đưa tiễn trong Cuộc chia li màu đỏ của Nguyễn Mĩ, không gian trong Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính…

Và trong thơ mới, kiểu không gian vũ trụ hoặc không gian gợi về những nỗi niềm vũ trụ vẫn xuất hiện, nhiều khi như một sự đảm bảo cho nhận

thức về tồn tại của con người. Những tác giả vẫn gian díu với kiểu không gian này không ít: Huy Cận, Huy Thông, Bích Khê, Quách Tấn, Thế Lữ, Nam Trân, Giản Chi, Vân Đài, Thao Thao, TCHYA (Đái Đức Tuấn), Đoàn Văn Cừ, Phạm Văn Hạnh, Xuân Diệu…

Huy Cận, với Tràng giang, thực sự đã đem lại một thế giới vũ trụ khá kì thú khiến người đọc, đứng trước yêu cầu tiếp nhận chắc chắn phải tạo cho mình một tâm thế đối diện với vũ trụ. Không gian vũ trụ hiện lên da diết trên cái mênh mông của câu đề từ “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Sau đó, hình ảnh dòng tràng giang với những nỗi buồn điệp điệp, với nỗi sầu trăm ngả khiến cho không gian trở nên mênh mông. Và không gian ấy càng trở nên mênh mang, vô tận khi trong đó điểm xuyết những con thuyền lùi lũi trôi đi, một cành củi khô “lạc mấy dòng”… Không gian ấy tiếp tục mở ra miên man, vô định với những cồn nhỏ gió “đìu hiu”, với:

Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài trời rộng bến cô liêu

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.

Ở đấy ta thấy cái tôi trữ tình bé mọn dường như lọt thỏm giữa cái miên viễn của trùng trùng thiên nhiên, trời đất.

Chúng ta cũng gặp cái tôi bé nhỏ rợn ngợp của Quách Tấn trong Đêm thu nghe quạ kêu:

Từ Ô y hạng rủ rê sang

Bóng lẫn đêm thâu tiếng rộn ràng

Trời bến Phong Kiều sương thấp thoáng Thu sông Xích Bích nguyệt mơ màng Bồn chồn thương kẻ nương song bạc Lạnh lẽo sầu ai rụng giếng vàng

Tiếng dội lưng mây đồng vọng mãi Tình hoang mang gợi tứ hoang mang.

Hoặc trong Chiều xuân:

Chim mang về tổ bóng hoàng hôn Vàng lửng lơ non biếc đọng cồn Cành gió hương xao hoa tỉ muội Đồi sương lượn sóng cỏ vương tôn Khói mây quanh quẩn hồi chuông vọng Trời biển no cao tiếng địch dồn

Thương cảnh ông câu tình tự quá Thuyền con chở nguyệt đến cô thôn.

Có thể thấy, trong hai bài thơ trên quánh đặc âm hưởng cổ điển vì nhiều lí do, trong đó có sự xuất hiện của một loạt các hình ảnh kiến tạo nên một thứ không gian vũ trụ với một gam màu lạnh buồn da diết. Những bến Phong Kiều, sông Xích Bích chẳng những gợi nên linh hồn cổ xưa với tư cách là những điển cố, những địa danh quen thuộc của thơ cổ, mà còn gợi lên cái mênh mông của thế giới, xô đẩy con người vào cái cảm giác bé mọn tự thức, tự tri. Trong bài thơ thứ hai vừa dẫn, dường như thi sĩ cố ý gọi lại quá vãng, trên mọi bình diện không gian, thời gian, chi tiết… Không phải chỉ gọi bằng cách gợi, rõ ràng ở đây chẳng những mô hình, mà ngay cả những chi tiết miêu tả không gian cũng được tác giả chọn lọc trong số các chi tiết, hình ảnh các bậc tiền bối đã lựa chọn. Non, cồn gợi nhớ ít nhất là Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn; hoa tỉ muội, cỏ vương tôn, tiếng địch, cô thôn gợi nhớ những tuyệt tác của Bà huyện Thanh Quan (Chiều hôm nhớ nhà, Thăng Long hoài cổ…) của Trần Nhân Tông (Thiên Trường vãn vọng), tiếng chuông khiến ta không thôi chạnh nghĩ đến Trương Kế (Phong Kiều dạ bạc)…

Cũng chính cảm quan về vũ trụ ấy mà không gian trong thơ cổ thường gắn với núi sông hùng vĩ, điều này chúng ta bắt gặp trong Thơ mới không

phải ít. Những Dục Thúy Sơn, Bạch Đằng hải khẩu, những danh lam thắng cảnh như niềm tự hào hoặc xót thương đất nước trong thơ Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông đã xuất hiện trở lại ở đây. Kế đó, chúng ta thấy sở thích đăng cao, vọng viễn của thơ cổ - trung đại phương Đông để chiếm lĩnh không gian cũng tồn tại trong thơ ca thời đại này. Ở đây, ta thấy Bích Khê từng lên núi Ấm để ngắm sông Trà, từng “Đăng lâm” (Lên rừng - tên một bài thơ Bích Khê), đứng trên cao, chiếm lĩnh Ngũ hành sơn để “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” (chúng tôi mượn câu thơ dịch từ bài Đi đường của Hồ Chí Minh), từng “lên chơi hòn non nước” (xin xem Ngũ Hành sơn, Ngũ Hành sơn - tiền, Ngũ Hành sơn - hậu); Vân Đài với Qua Giục Thúy sơn, H.Minh Tuyền

với Sông Bạch Đằng…

2.3.3. Miêu tả hình ảnh, chi tiết

Phong trào Thơ mới là một cuộc cách mạng thi ca. Thơ mới có sự cách tân trên nhiều phương diện. Bởi thế Thơ mới đã tạo ra thời đại mới, thời đại của chữ “tôi”, cá nhân cá nhân hoá. Mỗi nhà Thơ mới có phong cách, lối đi riêng và có chỗ đứng vững chãi với tên tuổi được thu hút độc giả bao thế hệ.

Trong sáng tác của mình, mỗi nhà Thơ mới lựa chọn, miêu tả hình ảnh, chi tiết theo màu vẻ riêng. Thông qua đó có người khắc hoạ vẻ đẹp của làng quê Việt Nam, hoặc có người tái hiện, hồi tưởng quá khứ đẹp đẽ, hoặc mùa xuân tràn đầy sự sống… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thơ Nguyễn Đình Thư có những “lũ bướm ong vàng bay ngẩn ngơ” vì sắc xuân đầy thời, thì trong những vần thơ nhiều màu sắc của Anh Thơ, lũ chuồn chuồn lại “ngẩn ngơ” vì nhớ tiếc mùa hạ đã qua:

Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay.

Hình ảnh mùa hạ cũng đẹp, đầy sức sống cho muôn loài như mùa xuân vậy. Nhà thơ đã lựa chọn hình ảnh, chi tiết độc đáo tăng tính hình tượng cho thơ. Và đây là hình ảnh cô gái Chiêm Thành đẹp, yêu kiều của Chế Lan Viên:

Ta vừa thấy bóng nàng trên cỏ biếc Suối tóc dài êm chảy giữa dòng trăng

(Mộng)

Chi tiết, hình ảnh “cỏ biếc”, “suối tóc dài”, “dòng trăng” gợi lên vẻ đẹp lạ thường, thơ mộng của cô giá Chiêm Thành ở độ tuổi trăng tròn. Xuân Diệu là thi sĩ của tình yêu. Cho nên thi ca thường nhìn thiên nhiên qua cái đẹp của người thiếu nữ (trong khi nhiều thi sĩ khác lại so sánh con người với vẻ đẹp của thiên nhiên).

- Lá liễu dài như một nét mi…

- Đường rất lặng với hàng cây hay nhớ. Xa sao đành mắt đẹp của hoàng hôn Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.

Qua những chi tiết “Lá liễu dài - nét mi”, “mắt đẹp”, “ngon như cặp môi gần”, hiện lên hình ảnh mùa xuân tràn đầy sự sống, với bao quyến rũ, xinh tươi như nàng tiên vậy. Thơ Xuân Diệu đem đến cho bao người vẻ rạo rực của tình yêu con người, mùa xuân, cuộc đời. Còn Tế Hanh không có được vẻ rạo rực đó và tình đời đằm sâu hương vị của Huy Cận, nét tài hoa của Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên. Mà nhà thơ e ấp riêng một hương vị quê hương. Hình ảnh một con thuyền vội vã lúc ra khơi.

Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Chi tiết “rướn”, “thâu” biểu lộ sự chịu đựng vất vả truân chuyên và anh hùng giữa biển khơi của con thuyền. Đằng sau hình ảnh con thuyền là hình ảnh người ngư dân kiên cường với nghề của mình trên biển cả:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

(Tế Hanh)

Một lần nữa qua chi tiết “làn da rám nắng”, “nồng thở” đã nói lên nhiều sức sống của một miền quê hương và tấm lòng của tác giả.

Cũng viết về miền quê nhà thơ Nguyễn Bính có tình yêu quê hương sâu đậm qua những hình ảnh, chi tiết “thôn Đoài”, “thôn Đông”, qua “tình yêu đôi lứa” ở miền quê. Với tình yêu đó nhà thơ gửi gắm tâm hồn, tấm lòng mình vào những vần thơ thật tha thiết làm sao.

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người

Gió mưa là bệnh của giời Tương tự là bệnh của tôi yêu nàng

(Tương tư)

Nguyễn Bính đã sử dụng thi liệu ca dao, thành ngữ… “chín nhớ mười mong”, tương tư, chi tiết, hình ảnh nắng mưa, bệnh gợi lên mối tình đằm thắm của đôi lứa yêu đương ở miền quê. Với những hình ảnh dung dị, đầy chất quê, nhà thơ khắc hoạ được cảnh đẹp ở làng quê ấm áp tình người:

Sóng giăng chia nửa vườn chè Một gian nhà nhỏ đi về có nhau

(Thời trước)

Chỉ một nửa vườn chè và một gian nhà nhỏ thôi mà sớm tối có nhau, hạnh phúc vô cùng. Tình quê thật đầm ấm, giản dị biết nhường nào. Tình quê ấy đã có từ ngàn xưa, trong mỗi con người Việt ta ai cũng mang đậm tình quê

hương của mình. Khi xa quê mong mỏi muốn được trở về thăm quê, được tận hưởng không khí trong lành của quê hương. Và như thế qua những hình ảnh chi tiết trong thơ của các nhà Thơ mới giành cho quê hương nó mang phong vị cổ điển - đượm màu cổ điển.

Như vậy trong Thơ mới, các nhà thơ đã biết kế thừa những tinh hoa của truyền thống và làm mới cho những vần thơ của mình. Mỗi nhà Thơ mới đã biết lựa chọn, sử dụng thi liệu miêu tả thời gian, không gian, hình ảnh, chi tiết mang đậm phong vị cổ điển. Điều đó làm phong phú thêm cho Thơ mới nói riêng và thơ ca dân tộc nói chung.

Chương 3

MỘT SỐ NHÀ THƠ MANG ĐẬM PHONG VỊ CỔ ĐIỂN TRONG THƠ MỚI LÃNG MẠN 1932 - 1945

Phong trào Thơ mới “cuộc cách mạng trong thi ca” ấy đã sản sinh ra thế hệ nhà thơ xuất sắc của thời đại mới. Mỗi nhà Thơ mới mang phong cách riêng, màu vẻ riêng tạo nên sự phong phú, đa dạng cho Thơ mới. Đặc biệt trong đó có một số nhà thơ mang đậm phong vị cổ điển như Quách Tấn, Phạm Huy Thông, Xuân Diệu… góp phần làm cho Thơ mới vừa có bề rộng lẫn bề sâu.

3.1. Quách Tấn

Không ồn ào như các nhà Thơ mới khác, Quách Tấn xuất hiện trong trào lưu thơ 1932 - 1945 như một người khách bộ hành thầm lặng. Nói như Lam Giang trong Hồn thơ nước Việt thế kỷ XX. “Giữa lúc Thơ mới ngang nhiên cổ vũ đánh đổ lối thơ có đối đáp vô duyên, vô vị, phi tự nhiên, bất hợp lý, thôi thì đủ mọi thứ danh từ mỉa mai, hằn học trí con người có thể tìm ra. Giữa cảnh náo loạn phi thường ấy, Quách Tấn đã ung dung làm thơ Đường luật mà vẫn được xếp vào hàng thi sĩ hữu danh của phong trào Thơ mới”. Trong phong trào Thơ mới Quách Tấn đứng riêng mình một lối, gần như lẻ loi, vì ngay đến Đông Hồ, theo Hoài Thanh, cũng là người của thế hệ bây giờ tuy trong thơ ông vẫn còn lai láng cái buồn những vần thơ cũ. Quách Tấn lẻ loi nhưng không cô đơn vì bên cạnh ông lúc bấy giờ còn hai nhà thơ lớn khác mà Hoài Thanh không nhắc tới (Phan Mạnh Danh) hoặc chỉ nhắc tới mà không định vị (Phan Khôi). Dù bằng bất cứ lý lẽ nào thì trong Thơ mới Quách Tấn cũng đã khẳng định được một vị trí trang trọng không thể phủ nhận.

Quách Tấn luôn kiên trì trên con đường mà mình đã lựa chọn đó là làm thơ cũ khi phong trào Thơ mới đang trong thời kỳ nở rộ và nhiều người bạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của ông đã giã từ địa hạt thơ cũ để bước sang địa hạt Thơ mới. Ông đã cống hiến cho bạn đọc nhiều tác phẩm có giá trị: Một tấm lòng (1939), Mùa cổ điển (1941), Trăng ma lầu Việt; Nhà Tây Sơn… Ông được xem là “nhà thơ Đường cuối cùng” của Việt Nam và là một trong những nhà thơ mang phong vị cổ điển trong phong trào Thơ mới lãng mạn 1932 - 1945.

Có thể xem thơ của Quách Tấn là một hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam thế kỷ XX nhưng không vì thế mà nó trở nên lạc lõng. Ngược lại thơ tứ tuyệt Quách Tấn phù hợp với quy luật tất yếu của văn học. Thực tế cho thấy trong tiến trình văn học Việt Nam có nhiều thể loại văn học ra đời, phát triển rồi dần dần mất đi vai trò của nó, thậm chí một đi không trở lại. Riêng với thơ Đường của Quách Tấn xuất hiện giữa lúc văn học Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị hoàn tất quá trình hiện đại hoá. Càng thấy Quách Tấn đã đúng khi dũng cảm chọn cho mình hướng đi riêng. Trong lúc các nhà thơ cùng thời đang loay hoay tìm tòi, khám phá, thử nghiệm các thể thơ, các kiểu kết cấu mới lạ, nhằm mục đích tạo nên dấu ấn cá nhân cho tác phẩm của mình. Thì Quách Tấn khẳng định một chân lý giải đơn hơn rất nhiều rằng: Quá trình đổi mới, hiện đại hoá văn học không nhất thiết phải thay đổi hoàn toàn hình thức văn chương cũ đã có sẵn bằng các hình thức mới dù đổi mới luôn là yêu cầu của sự sáng tạo. Tài năng và cá tính sáng tạo của người nghệ sỹ biểu hiện không phải khi nhà văn đó sử dụng một thể loại cũ đã có từ lâu đời hay thể loại vừa mới xuất hiện mà vấn đề cốt yếu nằm ở chỗ tác phẩm có truyền tải được những vấn đề nóng bỏng của thời đại và có thổi vào đó linh hồn, cốt cách riêng của cá nhân nghệ sỹ hay không.

Có thể nói, sở dĩ thơ Đường của Quách Tấn khẳng định được với Thơ mới và bền vững với thời gian là vì Quách Tấn đã kết hợp được cái vi tế của thơ Đường với cách dùng chữ, dùng ý, và nhất là cái chất thơ của lòng thi nhân hoà hợp với sự thay đổi của thời đại. Thi nhân đã nói hộ tấm lòng của những con người không cha mẹ:

Cảnh có núi sông nhiều thú lạ Đời không cha mẹ ít khi vui.

Dù là Thơ mới hay thơ cũ lời thơ cũng đều hợp lòng người. Quách Tấn đã thành công trong việc đưa thiên nhiên vào trong thơ một cách tự nhiên hoà lẫn với tâm hồn và tình cảm của con người.

Cội tùng bóng ngã sương rơi lệ Ngõ trúc mây che cuối giục sầu.

(Về thăm quê)

Sầu mong theo lệ khôn rơi lệ

Một phần của tài liệu Phong vị cổ điển trong thơ mới lãng mạn 1932 1945 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 69 - 105)