Phong vị cổ điển trong các thể loại “phi truyền thống”

Một phần của tài liệu Phong vị cổ điển trong thơ mới lãng mạn 1932 1945 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 53 - 57)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.Phong vị cổ điển trong các thể loại “phi truyền thống”

Phong trào Thơ mới là một cuộc đánh giá lại các thể thơ cũ, tiếp thu những cái tốt đẹp của truyền thống cũ, đồng thời học tập một cách có sáng tạo thơ ca nước ngoài nhất là thơ Pháp. Chính vì thế, bên cạnh các thể loại truyền thống, thi phong vị cổ điển trong các thể loại “phi truyền thống” được các nhà thơ mới thể hiện khá đậm nét. Những thể thơ như thất ngôn, ngũ ngôn rất thịnh. Một số bài của Phan Văn Dật trong Buâng khuâng (Tiễn đưa, Bi Xuân Nương), hay của Hàn Mặc Tử trong Gái quê (Tình quê) vẫn còn giữ được nhạc điệu lối ngũ ngôn cổ phong xưa. Thất ngôn của Thâm Tâm vẫn còn cái rắn rỏi, gân guốc của câu thơ cổ:

Thà với măng phu ngoài bến nước Uống dăm chén rượu quăng tay thước Cái sống ngang tàng quen bốc men…

(Can trường hành)

Nhìn chung thì thất ngôn, ngũ ngôn của Thơ mới mềm mại, uyển chuyển hơn thơ cổ phong. Nó ưa vần bằng hơn vần trắc. Những bài thất ngôn của Xuân Diệu (Huyền diệu, Nguyệt cầm) là một sự kết hợp giữa lối thất ngôn cổ phong xưa với những bài thơ bốn khổ, mỗi khổ bốn câu của Baudelaire (Chim hải âu, Giai điệu buổi chiều).

Một điểm khá đặc biệt là mặc dầu phá vỡ khuôn khổ của thơ Đường (luật thi), Thơ mới ít nhiều vẫn giữ lại nhạc điệu của thơ Đường. Từng gặp

hai câu một (bảy chữ, tám chữ) vẫn giữ lối đối chọi bằng trắc giữa những chữ ở câu trên với những chữ ở câu dưới:

Vần khai vấn thuỷ cô phàm viễn Lô nhiễu lương sơn thất mã trì.

(Cao Thích) Hay:

Lưỡng cá hoàng ly minh thuý liễu Nhất hàng bạch lộ thướng thanh thiên.

(Đỗ Phủ) Với những câu thơ bảy chữ của Hàn Mặc Tử”:

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền

(Đây thôn Vĩ Dạ) Và Huy Cận:

Nắng đã xế về bên xứ bạn

Chiều mưa trên bãi, nước sông đầy

(Vạn lý tình) Trong thơ trước kia cũng đã có vần lưng:

Đứng chéo trông theo cảnh hắt heo Đường đi thiên thẹo quán cheo leo.

Nhưng đến Thơ mới, vần lưng được dùng nhiều hơn. Vần lưng đã làm cho thơ bảy chữ buồn heo hút có một sắc thái riêng:

Dặm liễu đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng.

(Đây mùa thu tới - Xuân Diệu) Vần lưng không những làm giàu nhạc điệu, mà còn có tác dụng đẩy ý đi xa và lâu hơn vào tâm hồn người đọc.

Việc sử dụng trở lại những yếu tố mang tính chất bộ phận của các thể thơ cổ điển trong thơ mới thể hiện khá rõ nét trong hiện tượng giữ lại vần luật, nhịp điệu. Cách ngắt nhịp chẳng hạn. Chúng ta biết câu thơ mới đã chuyển từ điệu ngâm cổ điển sang điệu nói hiện đại, chính vì thế mà dòng thơ trong nhiều bài thường được giãn dài ra, không còn là bảy chữ, mà là tám, hoặc hơn thế. Tuy nhiên, nếu để ý, chúng ta vẫn thấy rất nhiều trong số các bài thơ mới được viết theo lối thơ bảy chữ, theo lối bảy chữ của thơ cổ phong, thậm chí, không phải chỉ là những bài thơ ngắn mang dáng dấp của đoản thiên cổ phong mà có nhiều bài được viết theo mô hình của trung thiên, thậm chí là trường thiên cổ phong. Cần chú ý là trong cách ngắt nhịp. Nếu trong hệ thống thể loại thuần Việt ra đời từ thế kỉ XV, XVI, song thất lục bát, trong hai câu thất, mặc dù có số chữ bằng số chữ của một câu cổ phong hay Đường luật, nhưng về cơ bản đã phá vỡ cách ngắt nhịp của các thể thơ này từ 4/3 hoặc 2/2/3 sang 3/4. Ví dụ câu thơ trong Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu được ngắt như sau:

Tích nhân/ dĩ thừa/ Hoàng Hạc khứ Thử địa/ không dư/ Hoàng Hạc lâu Hoàng Hạc nhất khứ/ bất phục phản Bạch vân thiên tải/ không du du.

Hay trong bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến:

Ao thu lạnh lẽo/ nước trong veo Một chiếc thuyền câu/ bé tẻo teo Sóng biếc theo làn/ hơi gợn tí Lá vàng trước gió/ khẽ đưa vèo.

Còn đây là cách ngắt nhịp ở câu thơ bảy chữ trong song thất lục bát:

Thuở trời đất/ nổi cơn gió bụi

Khách má hồng/ nhiều nỗi truân chuyên.

Thuyền mấy lá/ đông tây lặng ngắt Một vầng trăng/ trong vắt lòng sông.

(Tì Bà hành, bản dịch của Phan Huy Vịnh?) Và đây là cách ngắt nhịp (khá phổ biến) trong câu thơ mới bảy chữ:

Sóng gợn tràng giang/ buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái/ nước song song Thuyền về nước lại/ sầu trăm ngả Củi một cành khô/ lạc mấy dòng

(Tràng giang, Huy Cận)

Chiều mộng/ hòa thơ/ trên nhánh duyên Cây me ríu rít/ cặp chim chuyền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đổ trời/ xanh ngọc/ qua muôn lá/ Thu đến/ nơi nơi/ động tiếng huyền.

(Thơ duyên, Xuân Diệu)

Trăng nằm/ sóng soãi/ trên cành liễu Đợi gió đông về/ để lả lơi

Hoa lá ngây tình/ không muốn động Lòng em hồi hộp/ chị hằng ơi

(Bẽn lẽn, Hàn Mặc Tử)

Trong các ví dụ trên, chúng ta có thể thấy, mặc dù đã có một kiểu ngắt nhịp khác trong câu thơ thuần Việt phá vỡ cách ngắt nhịp của thơ cổ phong và Đường luật, nhưng các nhà thơ mới vẫn rất chuộng kiểu ngắt nhịp của hai thể thơ cổ điển trên. Có lẽ đấy chính là tính chất bác học di truyền trong vô thức thể loại.

Chúng ta cũng có thể thấy phong vị cổ điển thể hiện khá rõ trong âm hưởng thể loại của nhiều bài thơ mới. Âm hưởng này được tạo ra bởi trường ngữ nghĩa, trường xúc cảm, nghệ thuật cấu tứ phối thuộc với cấu trúc văn bản

bài thơ, câu thơ, hệ thống hình tượng, hình ảnh, chi tiết… Đấy là những

Tràng giang của Huy Cận, Nguyệt cầm của Xuân Diệu, Lòng ta là những hàng thành quách cũ của Vũ Đình Liên…

Tóm lại, mặc dù đã thực sự làm nên một cuộc cách mạng trong thi ca với những nỗ lực chối bỏ truyền thống, nỗ lực phá vỡ những quy phạm truyền thống để xác lập những quy phạm thẩm mĩ cua thời đại mình, thậm chí, đã có những tuyên ngôn “hủy diệt” thơ cũ, nhưng trong các sáng tác của mình, trên nhiều phương diện, trong đó có phương diện thể loại, Thơ mới vẫn bảo lưu những yếu tố di truyền, không chỉ trong các hình thức giữ nguyên thể loại, mà ngay trong những chi tiết, những yếu tố mang tính cục bộ, bộ phận của thể loại.

Một phần của tài liệu Phong vị cổ điển trong thơ mới lãng mạn 1932 1945 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 53 - 57)