Sự vận dụng nguyện vẹn thể loại

Một phần của tài liệu Phong vị cổ điển trong thơ mới lãng mạn 1932 1945 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 48 - 53)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.Sự vận dụng nguyện vẹn thể loại

Về những cách tân trên phương diện hình thức của Thơ mới, các nhà nghiên cứu đã nói đến nhiều, và trên thực tế, Thơ mới về cơ bản đã mở ra một cách thắng lợi công cuộc hiện đại hóa thi ca Việt Nam, mở ra “một thời đại trong thi ca”. Tuy nhiên, Thơ mới không phủ nhận tất cả. Sự kế thừa truyền thống đã mang đến cho thơ mới hơi thở cổ điển trên phương diện thể loại.

Sau khi khảo sát 1.257 bài thơ trong cuốn Thơ mới 1932 - 1945 tác giả và tác phẩm, chúng tôi thu được kết quả như sau: Thể thơ Đường (chỉ điểm thơ tứ tuyệt và thất ngôn bát cú) có 117 bài (trong đó tứ tuyệt có 49 bài, thất ngôn bát cú 68 bài); thể hành có 5 bài; thể ngâm có 7 bài.

Riêng thể thất ngôn bát cú, tác giả sáng tác nhiều nhất là Bích Khê 9 bài, Vân Đài 9 bài; Vũ Hoàng Chương 9 bài; Quách Tấn 5 bài. Thể tứ tuyệt Bích Khê 13 bài; Quách Tấn 5 bài. Tác giả ít nhất là Trần Huyền Trân, TCHYA (Đái Đức Tuấn), Cẩm Lai, Lê Ta, Nam Trân, Thái Can, J. LEIBA chỉ 1 bài.

Một số nhà nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, ở góc độ cú pháp, Thơ mới đã đưa thơ Việt Nam thoát khỏi câu thơ điệu ngâm để thể hiện cảm xúc mới bằng câu thơ điệu nói. Và cách tân đáng ghi nhận nhất ở đây chính là

việc các nhà thơ mới đã sáng tạo nên câu thơ tám chữ. Điều này là không thể phủ nhận, thậm chí, không chỉ tám chữ mà còn nhiều hơn thế. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể thấy trong Thơ mới sự vận dụng những câu thơ bảy chữ, vốn là câu thơ có gốc gác từ thơ Đường. Đấy chỉ là một trong những biểu hiện của sự di truyền thể loại, của “sức trì kéo quá khứ” theo cách nói của R.Barthes trong Độ không của lối viết. “Sức trì kéo của quá khứ” ấy không chỉ thể hiện trong các vấn đề cục bộ, như câu thơ, chữ thơ… mà còn thể hiện nhiều khi nguyên vẹn thể loại, là một sự di thực toàn bộ thể loại cổ điển vào thơ mới. Tuyệt cú chẳng hạn, là một thể loại được các nhà Thơ mới vận dụng khá rộng rãi, có thể nói rất nhiều tác giả Thơ mới viết theo thể loại này, mặc dù, trong những vấn đề cụ thể như cấu trúc bài thơ có thể không còn giữ hoàn toàn lệ cũ. Thế Lữ có Nàng thơ lạnh, Trưa, Chiều; Lưu Trọng Lư có Lá bàng rơi, Đợi, Mây trắng, Chiều cổ, Điệu huyền, Khi yêu, chia li, Hướng lòng, Cảnh thiên đường, Hàn Mặc Tử có Em lấy chồng, Nguyễn Nhược Pháp có

Nàng Nguyễn Thị Kim khóc Lê Chiêu Thống, Bích Khê có Lời tuyệt mệnh, Chùa ông Thu xà, Cảm hứng, Hoàng Hạc lâu, Tình xuân, Giữa cây đào, Không phải lúc, Xuân hồng, Tiếng ca, Tình oán, Nam hành, Nguyễn Bính có

Ngược xuôi, Không đề, ông hoàng Thơ mới Xuân Diệu có Nguyên đán, Mùa

thi, Huy Thông có Amicvs Amicae,… rồi Đoàn Văn Cừ, Đông Hồ, Giản Chi, Thái Can… rất nhiều nhà thơ trong phong trào Thơ mới có thất ngôn tứ tuyệt.

Một thể thơ khác được sử dụng nhiều trong Thơ mới là thất ngôn bát cú Đường luật. Đây có thể coi là thể thơ khó làm nhất bởi yêu cầu về niêm luật quá chặt chẽ, là chỗ hoàn thiện nhất của một trật tự, của quy phạm, của độ hài hòa và hàm súc. Và mặc dù, cái ý “Nắn nót miễn sao nên bốn vế/ Chẳng thơ thì cũng cóc cần thơ” là nhằm đả phá trật tự thơ cũ, trong đó có vẻ như thất ngôn bát cú là đối tượng chính được nói đến, nhưng không phải các nhà thơ mới thực sự ruồng bỏ thất ngôn bát cú. Họ vẫn còn lưu luyến, nghĩa là vẫn ghi nhận những giá trị của thể thơ này, sử dụng nó và thậm chí có những tác

phẩm sáng giá. Điều thú vị là rất nhiều nhà thơ tiêu biểu của phong trào, theo nghĩa là có những đóng góp quan trọng cho việc đổi mới thơ lại có những bài thơ hay ở thể truyền thống ấy. Chúng ta có thể kể đến đây Hàn Mặc Tử với những bài xướng họa cùng Phan Bội Châu, Vũ Hoàng Chương với Dựng, Nhắn về thiên cổ, Nửa đêm ca quán, Một phút ngừng say, Trăng cũ, Ngoài ba mươi tuổi, Hờn thặng phấn, Trần Huyền Trân với Mỵ Ê, Nguyễn Thị Kim

khóc Lê Chiêu Thống, Bích Khê với Gửi Liên Tâm, Mộng trong hương, Gõ

bồn, Hai tiên nữ nhớ Lưu Nguyễn, Trên núi Ấn nhìn sông Trà, Đăng lâm, Ngũ hành sơn, Tinh chất ngàn xuân, Đinh Hùng với Lạc hồn ca (12 thiên), Phạm Văn Hạnh với Mộng, Thu, Tế Hanh với Trường xưa, Giản Chi với Chiều rừng, Chia tay, Bè say sông vàng, Vân Đài với Không đề, Mười năm đất khách, Lên đường, Đảo Cát Bà, Chiều quê, Khóc bạn Lê Thanh, Qua Dục Thúy sơn, Tàu đi… và nhiều tác giả với các tác phẩm khác. Mặc dù trong tất cả các bài thơ kể trên, cũng như những bài chưa nhắc đến, không phải tất cả đều là những bài thơ luật đạt đến trình độ tinh diệu của thi tài và thi luật, nhưng chừng đó cũng đủ khiến người đọc yên tâm khi nhắc đến tính chất cổ điển của thơ mới trên bình diện thể loại. Tất nhiên, điều vừa nói không đồng nghĩa với việc không tìm thấy ở phong trào thơ này những bài thuộc loại tinh xảo, những bài thơ luật nghiêm chỉnh, đạt đến trình độ nghệ thuật cao. Phần lớn các tác phẩm luật thi của Quách Tấn chẳng hạn, đều có thể coi là phù hợp với nhận định vừa nêu. Thơ Quách Tấn ở thể loại này thường là những bài toàn bích, sự toàn bích thể loại không chỉ nằm trong việc tuân thủ một cách chặt chẽ niêm luật, ở sự làm thơ đúng “phép tắc” mà còn thể thể hiện trong tứ thơ, hơi thơ, tình thơ. Thử đọc một bài trong số đó:

ĐÊM THU NGHE QUẠ KÊU Từ Ô y hạng rủ rê sang

Bóng lẫn đêm thâu tiếng rộn ràng

Thu sông Xích Bích nguyệt mơ màng Bồn chồn thương kẻ nương song bạc Lạnh lẽo sầu ai rụng giếng vàng? Tiếng dội lưng mây đồng vọng mãi Tình hoang mang gợi tứ hoang mang…

Bài thơ có vẻ như giãi bày những tâm tư, tình cảm của một người đang trong tâm trạng của một lữ khách không nhà, không một sự sẻ chia, trong đó chủ thể trữ tình chính là một cái tôi hoang mang trước cảnh nước trời mù mịt xa xôi, gợi nỗi tha hương đằng đẵng. Ở đó dội về thứ thời gian, không gian như vón lại vẻ đẹp của huyền tích, và trong đó nghe âm ba của trống trận, của lửa cháy, của màn sương thăm thẳm, như một miền cổ tích, bởi tinh thần của chủ thể được trợ hứng bởi những hình ảnh đã đi vào truyền thống thi ca cổ - trung đại như những mẫu mực, đạt trình độ điển cố. Không gian thơ kéo ta về với không gian của Phong Kiều dạ bạc, của Tiền Xích Bích phú, Hậu Xích Bích phú… Những hình ảnh giếng vàng, song bạc, hình ảnh sợi tơ sầu hay tiếng dội lưng mây… đều có thể dắt dẫn người ta đến bờ cảm xúc của những “mùa cổ điển”. Cách gieo vần, đặt thanh, sự đăng đối giữa các vế câu trong bộ đôi thực, luận, cách mở ra không gian, thời gian, tâm tình trong hai câu đề và việc đi đến một kết luận có tính chất toàn cục trong hai câu kết… đều làm nên vẻ đẹp của một bài thơ cổ.

Bên cạnh việc sử dụng hầu như nguyên vẹn các thể thơ luật Đường, chúng ta cũng có thể thấy trong thơ mới xuất hiện những bài thơ được làm theo lối cổ thể. Đây là bài Hoa nở để mà tàn của “nhà thơ mới nhất trong phong trào thơ mới” - Xuân Diệu:

Hoa nở để mà tàn

Trăng tròn để mà khuyết Bèo hợp để mà tan Người gần để li biệt

Hoa thu không nắng cũng phai màu: Trênmặt người kia in nét đau.

Bài thơ nói về quy luật tuần hoàn của vũ trụ và nỗi khắc nghiệt của thời gian trước cái hữu hạn, chật chội của kiếp người, nói đến những bi kịch chia phôi trong khát vọng hòa hợp. Mặc dù quan niệm trong đó là quan niệm chủ yếu xuất hiện ở thời hiện đại - nói “chủ yếu”, vì trước đó nó đã xuất hiện, ít nhất trong thơ Nguyễn Công Trứ, nhưng hình ảnh thơ lại chủ yếu là những hình ảnh có trong vốn cổ. Và đặc biệt, văn bản bài thơ được cấu trúc theo lối cổ phong, một bài cổ phong ngũ ngôn kết hợp với lục ngôn, nó đồng dạng với cấu trúc của khá nhiều bài thơ cổ, ví như bài Đăng U châu đài ca

của Trần Tử Ngang:

Tiền bất kiến cổ nhân Hậu bất kiến lai giả Niệm thiên địa chi du du Độc thương nhiên nhi thế hạ

Và càng gần gũi hơn với cấu trúc bài Cáo tật thị chúng của Mãn Giác Thiền Sư:

Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo bách hoa khai Sự dịch nhẫn tiền quá Lão tòng đầu thượng lai Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Chúng ta cũng có thể nhìn thấy những ám ảnh thể loại văn chương cổ điển trong Thơ mới ở một loạt các bài ngâm, hành, ca… Trần Huyền Trân có

Độc hành ca, Say ca, Nguyễn Nhược Pháp có Mĩ tửu ca, Đinh Hùng có

hồn ca, Lạc hồn ca, Thâm Tâm có Tráng ca… Nguyễn Nhược Pháp có Nam

Can trường hành, Vọng nhân hành (trường hợp Thâm Tâm khá đặc biệt: trong Thi nhân Việt Nam, Thâm Tâm được chọn một bài, đó là một bài hành, trong Thơ mới 1932 - 1945 tác giả và tác phẩm, ông được chọn bốn bài thì có một bài ca, ba bài hành, như vậy, tất cả các sáng tác được chọn của tác giả này đều làm theo lối cổ). Vũ Hoàng Chương có Túy hậu cuồng ngâm và gần với nó là Bài hát cuồng

Một phần của tài liệu Phong vị cổ điển trong thơ mới lãng mạn 1932 1945 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 48 - 53)