Sự miêu tả thời gian

Một phần của tài liệu Phong vị cổ điển trong thơ mới lãng mạn 1932 1945 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 63 - 69)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.1.Sự miêu tả thời gian

Tìm hiểu thời gian là một trong những vấn đề hiện đại của nghiên cứu văn học. Phạm trù mỹ học này ở ta tuy chưa được phổ biến rộng rãi, nhưng xét ra không phải là xa lạ vì nó toát ra từ các nguyên lý cơ bản của mỹ học xem văn học là một thế giới nghệ thuật đặc thù, không đồng nhất với thế giới thực tại.

Là phương thức tồn tại của thế giới vật chất, thời gian cũng như không gian đi vào nghệ thuật cùng với cuộc sống được phản ánh như là một yếu tố của nó. Nếu như mọi hiện tượng thế giới khách quan đi vào nghệ thuật được soi sáng bằng tư tưởng và tình cảm, được nhào nặn và sáng tạo để trở thành một hiện tượng nghệ thuật, phù hợp với một thế giới quan, phương pháp sáng

tác, phong cách, truyền thống và thể loại nghệ thuật nhất định thì thời gian trong tác phẩm thơ văn cũng vậy.

Trong thơ cổ phương Đông, thời gian được miêu tả thường là thời gian vũ trụ, nhằm để thể hiện ý thức về cái hữu hạn của đời người. Lấy con người làm bản vị, các nhà thơ trung đại luôn luôn cảm thấy lo lắng, bối rối trước thời gian trôi nhanh vô tình. Trong Li tao, Khuất Nguyên đối lập xưa nay, sớm tối:

Ta vội vàng dường chẳng kịp a Sợ tuổi xanh ta không trở lại Sớm bẻ mộc lan núi tì a Chiều túc mục bãi sông hái

Ngày tháng vùn vụt chẳng dừng a Đắp đổi hết xuân rồi lại thu.

Còn trong Cảm hoài, Đặng Dung viết:

Thế sự du du nại lão hà

(Việc đời đi mãi mà ta già rồi)

Cảm thức thời gian các nhà thơ trung đại như thế, nhìn chung thống nhất với cảm thức thời gian của các nhà triết học. Khổng Tử khi đứng trên bờ sông: “Cái mất đi như thế sao, bất kể ngày đêm”. Con người luôn cảm thấy sức ép thời gian đè nặng lên đôi vai mình.

Trong quan niệm triết học của đạo gia, thiên nhiên, vũ trụ là vĩnh hằng, vô thủy, vô chung, con người hữu hạn, chỉ có hòa mình vào thiên nhiên, vũ trụ, con người mới được tự do, thư thái. Trong thiên Chí lạc, Trang Tử nói: “xưa có một con chim biển đáp xuống ngoài thành nước lỗ. Vua Lỗ ngự ra bắt nó, rước về Thái miếu, đặt tiệc mừng nó, tấu nhạc cửu thiều, làm lễ thái lao khoản đãi. Nhưng con chim dớn dác, âu sầu, không ăn một miếng thịt, không uống một giọt rượu, ba ngày sau thì chết. Đấy là lấy cách nuôi dưỡng mình mà nuôi chim, chứ không phải lấy cách nuôi chim mà nuôi chim. Muốn lấy

cách nuôi chim mà nuôi chim thì phải cho nó ở trong rừng sâu, tự do dạo trên đồng lầy, trôi nổi trên sông hồ...”. Đấy là Trang Tử đã cho người ta thấy thời gian ngắn ngủi, chóng tàn và hướng họ về một thời gian tự nhiên vĩnh hằng, bất biến.

Chính trên cơ sở cảm thức về vũ trụ vĩnh hằng, bất biến ấy, con người luôn cảm thấy sự hữu hạn của mình. Trong đó có sự hữu hạn về thời gian tại thế. Từ đời Hán bắt đầu xuất hiện ý thức thời gian sinh mệnh của con người. Cuộc đời ngắn ngủi, chóng qua, vô thường nhất là so với những gì bất biến. Lí Bạch viết: “Đời người đắc ý uống cho thỏa/ chớ để chén vàng suông đối trăng”, hay:

Nước sông Hoàng từ trời cao đổ xuống Chảy ra khơi cuồn cuộn chẳng quay về Gương lầu cao sáng soi sầu bạc tóc Sớm tơ xanh chiều tuyết trắng lê thê.

Cao Thích:

Năm nay mùng bảy nhớ suông nhau Mồng bảy sang năm biết ở đâu?

Trần Quang Khải:

Bán phần xuân sắc nhàn ta quá Ngũ thập suy ông dĩ tự tri.

(Nửa phần xuân sắc đã hờ hững trôi đi/ Năm mươi tuổi tự biết mình suy yếu - Xuân nhật hữu cảm).

Điều này được Xuân Diệu thể hiện trong bài Hoa nở để mà tàn, xin được dẫn lại:

Hoa nở để mà tàn

Trăng tròn để mà khuyết Bèo hợp để mà tan Người gần để li biệt

Trênmặt người kia in nét đau.

Trong văn thơ cổ phương Đông còn tồn tại kiểu thời gian vũ trụ bất biến. Đây là thời gian vũ trụ hóa thân trong hình ảnh thiên nhiên, trong mây, núi. Vương Duy đã từng tìm thấy sự yên tĩnh vĩnh hằng trong thiên nhiên:

Xuống ngựa mời anh rượu Hỏi anh đi về đâu

Anh bảo bất đắc chí Về nằm trong núi sâu Đi đi đừng hỏi nữa Vô tận mây một màu.

Trần Quang Khải:

Mai ổ tuyết chiêu châu bội lỗi

Trung đình vân quyển bích lang can.

(Tan tuyết, bờ mai châu kết nụ/ Quang mây, đình trúc ngọc đâm chồi. Phúc Hưng Viên)

Trong nhiều bài thơ, thời gian gần như không vận động, tất cả đều đọng lại và chuyển hóa thành không gian: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tấp tểnh trời vừa mọc đẩu tinh Ban khi trống một mới thu canh Đầu nhà khói tỏa lồng sương bạc Sườn núi chim gù ẩn lá xanh Tuần điếm kìa ai khua mõ cá Dâng hương nọ kẻ nện chày kình Nhà nam nhà bắc đều no mặt Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình.

Và kiểu thời gian ấy cũng được thể hiện trong Thơ mới. Có thể kể đến đây những câu thơ của Huy Cận:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng.

(Tràng giang -Huy Cận)

Theo lời kể của Huy Cận, bài thơ được viết trong một buổi chiều khi tác giả từ trên bờ Chèm nhìn xuống dòng sông Hồng mênh mông. Đây là một thời khắc hết sức nhạy cảm đối với mỗi người, nhất là đối với những người có tâm hồn nghệ sĩ. Hẳn Huy Cận, bên cạnh nỗi buồn xa xứ, cũng cảm nhận được từng bước chuyển nặng nề của thời gian, cái vô thủy vô chung của thời gian vũ trụ và cảm nhận được nỗi hữu hạn kiếp người. Dường như ở đây le lói một chút tâm sự của Trần Tử Ngang, của Lí Thương Ẩn, của cả Đặng Dung, Nguyễn Du… Thời gian đằng đẵng được chuyển hóa thành không gian mênh mông. Chính vì thế, người đọc có thể cảm nhận trong những gợn sóng và sự chuyển động chậm chạp, hiền lành của con thuyền trên mặt tràng giang vời vợi kia gợi ra những nỗi niềm của dòng thời gian được gọi về từ một dĩ vãng rất xa xăm, và vì thế, bốn câu thơ lung linh nỗi sầu vạn cổ - một thứ “đặc sản” của thơ Huy Cận. Trong thơ Thâm Tâm, trong thơ Quách Tấn, trong thơ Vũ Đình Liên, trong thơ Chế Lan Viên…, ta vẫn hằng gặp kiểu thời gian được không gian hóa này. Thời gian trong không gian tàn tạ của một vùng văn hóa Chiêm, thời gian vón lại trong giây phút người đi trên bến sông, trong màu hoàng hôn ánh mắt, thời gian nhớ tiếc trong không gian góc phố đã vắng ông đồ xưa, thời gian bàng bạc trong bến Phong Kiều, trên sông Xích Bích với sương trăng bàng bạc.

Trong Thơ mới, thời gian được khai thác ở nhiều cung bậc. Có thể là thời gian bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Cũng có thể là thời gian tuần hoàn

trong năm, tháng, ngày. Hay thời gian theo kim chỉ của đồng hồ… Theo dòng chảy của thời gian có thể nhanh hay chậm hoặc ở một mức nhất định. Qua thời gian các nhà Thơ mới ký thác tâm tình, nỗi niềm của mình.

Lưu Trọng Lư là một nhà Thơ mới, nhưng có giọng rất xưa, bởi thời gian không phải là hiện tại mà của xa xưa:

Năm tháng ta vui chốn bụi hồng Cảnh xưa gò ngựa một chiều đông…

(Lá mồng tơi)

Trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ, con hổ bị giam cầm nằm đếm từng khắc thời gian trôi:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua…

Khi viết về cảm hứng lịch sử, trong thơ ca ở giai đoạn này như cố thể hiện những lời hối tiếc, những tiếng thở dài về cái mất cái còn trong cuộc đời hôm nay. Vũ Đình Liên để một phần tâm hồn của lưu luyến với những cảnh xưa. “Lòng ta là những hàng thành quách cũ”. Mực tàu, giấy đỏ, câu đối tết… những nét tinh hoa của một thời với hình ảnh một ông đồ xưa dần trở thành xa lạ trong cảnh đời hiện tại: “Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?”. Huy Cận gắn liền cảm hứng lịch sử với những hình ảnh của quê hương, đất nước.

Một buổi chiều xưa, một nét đẹp xưa… Tất cả dường như không còn nữa. Quá khứ trở về trong hồi tưởng, trong đường nét của thời gian, không gian như xa vời vợi và bị mờ nhạt đi:

Đồn xa quằn quại bóng cờ

Phất phơ buồn tự thuở xưa thổi về Ngàn năm sực tỉnh lê thê

Trên thành son nhạt - Chiều tê cúi đầu…

Quách Tấn là người luôn hướng đến thiền với thiện tâm và lòng ngộ đạo. Trong thơ ông, tiếng chuông chùa luôn ngân vang. Tiếng chuông ấy vẳng vào lúc canh khuya lại càng lay động:

Trăng lên đồi trại thuỷ Chuông khuya lời âm ba.

(Bồi hồi)

Thoảng tiếng chuông chùa vọng Bóng đèn khuya rung rinh.

(Thâm u)

Nhưng có khi tiếng chuông kia đã ngưng mà lòng người còn mãi vọng. Hoá ra tiếng chuông chùa chỉ là cái cớ, là khởi điểm của bao nỗi niềm:

Mai chiều chuông đã tạnh ư Vòng sóng còn long lanh.

(Tiếng ngân) Sự xuất hiện một số đối tượng diễn ra trong thời gian:

Sắc liễu xanh xao tiếng địch chiều.

(Xuân quạnh)

Tiếng địch ngân xa thổi lại gần.

(Tương lân)

Như vậy, thời gian được các nhà Thơ mới miêu tả thật sinh động phong phú trên nhiều cấp độ. Có thời gian hiện tại, có thời gian quá khứ… góp phần tạo cho Thơ mới bên cạnh chất hiện đại là vẻ đẹp cổ điển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phong vị cổ điển trong thơ mới lãng mạn 1932 1945 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 63 - 69)