Lợi ích tiềm năng của Chương trình

Một phần của tài liệu Đánh giá hệ thống môi trường và xã hội (Trang 36)

QUẢN LÝ XÃ HỘI

Lợi ích tiềm năng của Chương trình

Chương trình quốc gia về xoá cầu tạm (NPETB) hỗ trợ theo PforR này đã được phát triển trong Chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020. Chương trình NPLRD và NPETB liên kết chặt chẽ với nhau vì cả hai đều có mục tiêu cải thiện việc giao thương tới các vùng nông thôn có khả năng tiếp cận thấp, đặc biệt là đối với các khu vực nơi mà các cộng đồng dân tộc thiểu số nghèo cư trú cũng như các nhóm dễ bị tổn thương khác do tỷ lệ nghèo đói. lợi ích của chương trình bao gồm: (i) các cơ hội tiềm năng cho việc làm và (ii) giao thông tốt hơn và khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản..

116. Chương trình sẽ có những tác động tích cực đối với môi trường kinh tế-xã hội trong ngắn hạn, khi giúp tạo việc làm cho người lao động dẫn đến tăng thu nhập. Về lâu dài, cải thiện điều kiện đường xá, cung cấp khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội, thị trường và có thể cải thiện việc làm nói chung ở các địa phương. Lợi ích kinh tế-xã hội cụ thể bao gồm: tăng nhu cầu lao động có tay nghề và lao động phổ thông; tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương; và cơ hội việc làm gián tiếp từ việc cung cấp dịch vụ cho công nhân xây dựng, (ví dụ như cung cấp thực phẩm) và cung cấp các dịch vụ khác .

117. Lợi ích xã hội của Chương trình cũng sẽ bao gồm đường đi đủ dộ tin cậy trong tất cả các điều kiện thời tiết , giảm chi phí vận chuyển, tiếp cận thị trường cho người sản xuất và các sản phẩm địa phương, tăng cường đầu tư phát triển bất động sản, công nghiệp và thương mại, tiếp cận tốt hơn tới dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dịch vụ xã hội khác . Về lâu dài, điều này sẽ có lợi ích tích cực cho sự phát triển kinh tế địa phương.

Các rủi ro/tác động tiềm tàng của Chương trình

Một phần của tài liệu Đánh giá hệ thống môi trường và xã hội (Trang 36)