5. Kết cấu luận văn
3.5.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân
3.5.2.1. Những hạn chế, yếu kém
Bên cạnh những tiến bộ đạt được, trong những năm qua các doanh nghiệp kinh doanh du lịch vẫn phải đối mặt với những thách thức mới: xu thế cạnh tranh càng gay gắt hơn, giá cả thị trường tăng nhanh, thị trường tài chính tiền tệ diễn biến phức tạp, cơ sở vật chất hạ tầng của ngành còn thấp và chưa đồng bộ. Sản phẩm du lịch nghèo nàn kém hấp dẫn, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long còn yếu, kinh nghiệm quản lý kinh doanh còn hạn chế, nguồn nhân lực, nhất là người có chuyên môn, ngoại ngữ giỏi còn rất thiếu.
Trong những năm qua, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong công tác quản lý, song, việc tổ chức quản lý các doanh nghiệp kinh doanh du lịch vẫn còn gặp không ít khó khăn do tình trạng lộn xộn của một việc người người làm du lịch, nhà nhà làm du lịch. Trên địa bàn Thành phố, việc các nhà nghỉ, khách sạn xây dựng tùy tiện; cảnh quan, vệ sinh môi trường du lịch ít được quan tâm, hoạt động kinh doanh du lịch chưa được quản lý chặt chẽ. Trong những năm qua, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong công tác quản lý, song, việc tổ chức quản lý các doanh nghiệp kinh doanh du lịch vẫn còn gặp không ít khó khăn do tình trạng lộn xộn của một việc người người làm du lịch, nhà nhà làm du lịch. Trên địa bàn Thành phố, việc các nhà nghỉ, khách sạn xây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
dựng tùy tiện; cảnh quan, vệ sinh môi trường du lịch ít được quan tâm, hoạt động kinh doanh du lịch chưa được quản lý chặt chẽ. Do đó cần phải tạo môi trường thuận lợi cho việc cạnh tranh, phát triển bền vững các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long.
- Về số lượng doanh nghiệp: Hệ thống doanh nghiệp kinh doanh du
lịch Thành phố hạ Long đang ngày càng phát triển và có nhiều đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp du lịch Thành phố Hạ Long có quy mô vừa và nhỏ, năng lực có hạn, nhân lực thiếu chuyên nghiệp, liên kết còn lỏng lẻo, chưa tạo được sức mạnh chung để cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh du lịch chưa thực sự thuận lợi, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, điện, thuế đất tăng làm giá dịch vụ du lịch trong nước tăng cao, làm giảm sức cạnh tranh, có doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ.
- Về chất lượng doanh nghiệp: Các loại hình dịch vụ du lịch chưa
được đa dạng, các chương trình hu hút khách du lịch chưa được đặc biệt và có điểm nhấn. Chất lượng phục vụ du khách đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách. Bên cạnh đó việc quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn đơn giản chưa tạo được ấn tượng sâu sắc đối với du khách. Ngoài ra sự hợp tác cùng phát triển giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn kém chưa tạo được mối liên kết hợp tác cùng phát triển.
- Về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp:
+ Công tác hỗ trợ tài chính tín dụng: khả năng tiếp cận nguồn vốn đầu tư còn khó khăn, đặc biệt là quy trình thủ tục.
+ Công tác hỗ trợ mặt bằng, địa điểm kinh doanh: gây khó khăn cho doanh nghiệp, bởi khác với các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi hỏi mặt bằng, địa điểm thông thoáng, gần đường quốc lộ, xây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
dựng ở nơi đông dân,…chính điều này khiến DN tìm địa điểm kinh doanh ưng ý.
+ Công tác hỗ trợ đào tạo và phát triển NNL: đa số thông tin về địa điểm, thời gian, nội dung đào tạo được công báo rộng rãi trên các phương tiện nhưng vẫn còn một số DN chưa quan tâm đăng ký tập huấn.
+ Khó khăn cho người nước ngoài trong việc đầu tư, thành lập doanh nghiệp Quảng Ninh đang cố gắng thu hút đầu tư nước ngoài như một nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng, trong đó có cả những dự án lớn như sân bay Vân Đồn và những dự án nhỏ phát triển sản phẩm du lịch, khách sạn nghỉ dưỡng phát triển hệ thống nhà hàng quy mô nhỏ. Quảng Ninh cần phải có những thay đổi về môi trường đầu tư tích cực hơn để trở thành một địa phương thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.
- Về công tác quản lý nhà nước trong công tác phát triển du lịch của tỉnh
+ Thiếu sản phẩm du lịch chất lượng cao và các cơ sở lưu trú cao cấp đồng nghĩa với việc nhiều khách du lịch thuộc phân khúc khách du lịch cao cấp, có khả năng chi trả cao sẽ không chọn Quảng Ninh là điểm đến. Việc các chuỗi khách sạn nổi tiếng (như Sofitel, Le Meridien, Four Seasons) và các điểm du lịch có chất lượng được đưa vào bản đồ cung cấp cho khách du lịch sẽ tạo niềm tin và là căn cứ quan trọng để khách du lịch chọn Quảng Ninh là điểm đến khi có ý định đi du lịch Việt Nam.
+ Thiếu nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là lao động nghề. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm du lịch và là thách thức lớn khi Quảng Ninh sẽ hướng đến chiến lược du lịch chất lượng cao với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
những sản phẩm du lịch đẳng cấp có sức hấp dẫn và cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn ở tầm khu vực và quốc tế.
+ Quản lý ô nhiễm và rác thải là vấn đề cấp thiết bởi danh tiếng quốc tế của Vịnh Hạ Long phụ thuộc vào vẻ đẹp tự nhiên của vịnh. Nếu không có những hòn đảo nguyên sơ với nước biển trong xanh, Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long sẽ nhanh chóng mất đi sức hấp dẫn và tổn hại hình ảnh trên truyền thông du lịch quốc tế.
+ Tính sẵn sàng đáp ứng thông tin và xây dựng thương hiệu trên các kênh truyền thông quốc tế. Quảng Ninh còn chưa thực sự chủ động trong việc quản trị thương hiệu điểm đến mang tầm quốc tế của mình và phối hợp với các tổ chức khác trong lĩnh vực du lịch/lữ hành để truyền bá thông tin về hình ảnh điểm đến và các sản phẩm du lịch mà tỉnh cung cấp. Sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ và hình ảnh tích cực trên các thị trường du lịch đã trở thành tài sản quan trọng trong phát triển du lịch hiện đại.
3.5.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
Tồn tại những hạn chế nêu trên có nguyên nhân sâu sa từ gốc xuất phát điểm thấp của du lịch Việt Nam mới thực sự phát triển sau khi có chính sách mở cửa, hội nhập cuối thập niên 80, khi đất nước vừa thoát khỏi khủng khoảng;
- Về phía cơ quan QLNN tại địa phương:
+ Phân bổ nguồn lực không hợp lý và thiếu liên kết trong đầu tư cho các lĩnh vực then chốt như hạ tầng, xúc tiến quảng bá và phát triển nguồn nhân lực; chưa phát huy đúng vai trò của khối doanh nghiệp trong phát triển sản phẩm, khu, tuyến, điểm du lịch;
+ Cơ chế chính sách chưa đủ hấp dẫn để thu hút đầu tư phát triển du lịch của vùng, những chủ trương và chính sách mang tính đột phá, đặc biệt ban hành những cơ chế, chính sách thuận lợi, bình đẳng nhằm thu hút mọi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
thành phần kinh tế phát triển du lịch nói chung và hạ tầng du lịch nói riêng tại địa phương mình; thì phần lớn các địa phương khác trong vùng vẫn thiếu các cơ chế, chính sách đột phá, trong thu hút các nhà đầu tư; trong khi nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi đưa ra còn chung chung, chưa cụ thể, chi tiết, gây khó khăn cho các nhà đầu tư.
+ Năng lực quản lý nhà nước về phát triển du lịch một số nơi chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển tại địa phương. Công tác tham mưu của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn thiếu chủ động, hiệu quả chưa cao. Các cơ quan chính quyền còn thiếu kiên quyết trong việc xử lý các dự án du lịch trọng điểm, có quy mô lớn đã được cấp phép nhưng chậm triển khai. Công tác GPMB, giao đất sạch cho nhà đầu tư triển khai dự án còn chậm, từ đó khiến tiến độ dự án chậm so với kế hoạch, đồng thời ảnh hưởng đến môi trường đầu tư chung của tỉnh. Công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực CSHT du lịch chưa được đẩy mạnh, chưa có sự kết nối giữa các dự án du lịch tại địa phương mình.
+ Sự không thống nhất về việc xếp hạng sao đã gây ra những cạnh tranh mạnh mẽ về giá cả và hạ thấp cả về tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ và lợi nhuận liên quan.. Hệ thống xếp hạng sao cho các cơ sở lưu trú không có độ tin cậu cao qua thực tế có nhiều khách sạn đầu tư chi phí thấp nhưng lại dành được thứ hạng sao cao hơn so với mức dịch vụ họ cung cấp. Những khách sạn chuyên phục vụ nhóm khách mục tiêu là khách cao cấp không thể cung cấp những dịch vụ sang trọng bởi các khách sạn đầu tư chi phí thấp nhưng lại có 64 cùng cấp độ sao đã chào giá dịch vụ thấp hơn trên thị trường, hạ thấp chất lượng tiêu chuẩn dịch vụ.
+ Kinh doanh khách sạn chịu thiệt thòi khi ở thành phố thiếu những dịch vụ giải trí để giữ chân khách mà hiện thời gian lưu trú của khách chỉ ở khoảng từ một đến hai đêm, chủ yếu là khách tour. Nhiều khách sạn chọn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
cách đầu tư vào tàu của mình để tăng lợi nhuận từ dịch vụ lưu trú trên biển. Có rất ít hoạt động trong khu vực dành cho khách du lịch, ngoài chợ đêm và một số cửa hàng địa phương. Những lúc trái vụ trong mùa đông và lúc bão trong mùa hè, khách du lịch có rất ít lựa chọn trên đất liền khi thời tiết không cho phép các tàu du lịch ra vịnh.
+ Về hệ thống xe buýt công cộng, tỉnh còn thiếu nhiều bến xe buýt và đó là thách thức đối với những khách đi du lịch một mình, không theo tour. Nhiều trạm xe buýt lại đặt ở những vị trí không thuận lợi, cách xa bờ biển hoặc những điểm du lịch chính và không phù hợp cho khách du lịch quốc tế do không có lịch trình và vé in bằng tiếng nước ngoài, không có biển chỉ dẫn và nhân viên biết ngoại ngữ.
- Về phía doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch:
+ Quy mô đầu tư còn nhỏ (vốn kinh doanh chủ yếu dưới 5 tỷ đồng); chưa liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trong liên kết chuỗi du lịch;
+ Chưa dám mạnh dạn đầu tư KHCN vào dịch vụ du lịch, DN mới chỉ đầu tư theo chiều rộng mà chưa có chiến lược triển khai theo chiều sâu, chiến lược kinh doanh chưa bài bản.
+ Năng lực tài chính còn hạn chế, chủ doanh nghiệp còn tình trạng điều hành doanh nghiệp theo kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân, chưa thực sự mở rộng khả năng của bản thân thông qua chương trình hỗ trợ của địa phương.
+ Một số chính sách hỗ trợ và triển khai tới doanh nghiệp còn chậm, chưa tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp như hỗ trợ vốn tín dụng, giải phóng mặt bằng sản xuất địa điểm kinh doanh chậm tiến độ.
+ Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, khả năng vay nợ, sự đầu tư, lãi suất...ảnh hưởng đến khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh du lịch mạnh dạn đầu tư cho chính doanh nghiệp của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Chương 4
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
4.1.1. Quan điểm của thành phố Hạ Long về phát triển du lịch và phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch, tăng cường mở rộng dịch vụ trong các hoạt động du lịch trên địa bàn TP Hạ Long, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở địa phương, tạo nguồn thu nhập ngân sách, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2020.
Quan điểm phát triển doanh nghiệp kinh doanh du li ̣ch chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, bảo đảm tính chuyên nghiê ̣p, chất lượng, hiê ̣u quả, bền vững, có thương hiê ̣u và sức ca ̣nh tranh được xem là then chốt nhất cho sự chuyển mình của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Thực tế qua những năm triển khai chiến lược, quan điểm này đang được cu ̣ thể hóa từng bước rõ rệt từ nhâ ̣n thức đến hành đô ̣ng trong tất cả các khâu, các lĩnh vực hoa ̣t đô ̣ng của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, kết quả hoạt đô ̣ng của các doanh nghiệp vẫn chưa xứng với tiềm năng, nhiều bất câ ̣p còn tồn ta ̣i đã ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững và sức ca ̣nh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Xu thế hô ̣i nhập, toàn cầu hóa và ca ̣nh tranh hiê ̣n nay vừa tạo cơ hội vừa đặt ra không ít thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải thực sự đổi mới để thích ứng trong thời kỳ mới.
4.1.2. Định hướng phát triển doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch
Định hướng phát triển doanh nghiệp kinh doanh các loại hình nhà nghỉ, khách sạn. Trong thời gian tới cần đi sâu vào nâng cấp chất lượng hệ thống khách sạn, ưu tiên đầu tư phát triển các khách sạn từ 3-5 sao trên cơ sở các dự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
án đang triển khai. Hạn chế tối đa việc đầu tư phát triển thêm các dự án khách sạn, nhà nghỉ chất lượng thấp vì quỹ đất hiện nay đã bị khai thác quá tải, có nhiều nguy cơ phá vỡ môi trường sinh thái.
Để đáp ứng nhu cầu khám phá và tiếp cận các không gian du lịch mới, cần đầu tư phát triển các doanh nghiệp kinh doanh du lịch vận chuyển khách du lịch với những hình thức mới như: tàu ngầm, cáp treo, kinh khí cầu, trực thăng…
Tổ chức hoạt động phát triển các doanh nghiệp kinh doanh du lịch gắn liền với tổ chức quản lý đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. Đặc biệt phát triển nhưng doanh nghiệp kinh doanh du lịch phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.
4.1.2. Mục tiêu phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng TP Hạ Long trở thành thành phố du lịch hiện đại và văn minh. Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030 mới được UBND tỉnh phê duyệt cũng xác định mục tiêu phát triển của thành phố, đó là: Lấy phát triển du lịch và dịch vụ làm trọng tâm, gắn với việc phát huy giá trị của Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, mở rộng kết nối với Vịnh Bái Tử Long; đồng thời tập trung xây dựng các dự án ưu tiên để xúc tiến đầu tư, xây dựng phát triển ngành công nghiệp dịch vụ, công nghiệp giải trí, công nghiệp văn hoá dựa trên nền tảng công nghiệp sáng tạo được tổ chức ở trình độ cao, tạo