5. Kết cấu luận văn
1.1.2. Kinh doanh du lịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Về bản chất, hoạt động kinh doanh du lịch là tổng hòa mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế với kinh tế của hoạt động du lịch, hình thành trên cơ sở phát triển đầy đủ sản phẩm hàng hóa du lịch và quá trình trao đổi mua và bán hàng hóa du lịch trên thị trường.[2]
1.1.2.2. Các loại hình kinh doanh du lịch
*) Kinh doanh cơ sở lưu trú
Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở kinh doanh buồng, giường và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch, gồm: khách sạn, nhà nghỉ kinh doanh du lịch, biệt thự kinh doanh du lịch, làng du lịch, căn hộ kinh doanh du lịch, bãi cắm trại du lịch. Kinh doanh cơ sở lưu trú là hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời bằng việc phục vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, bán hàng và các dịch vụ cần thiết khác trong cơ sở lưu trú đó. Sản phẩm của cơ sở lưu trú phải kể đến đầu tiên là dịch vụ cho thuê phòng ngủ, đây cũng được xem như một chức năng chủ yếu của hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú. Nhưng nhu cầu của khách rời khỏi nơi cư trú đầu tiên không phải chỉ có ngủ mà còn có nhiều nhu cầu khác như ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin mua hàng… như vậy sản phẩm của cơ sở lưu trú còn bổ sung các dịch vụ khác phục vụ nhu cầu của khách. Dựa vào tính chất là cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ nhu cầu của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ, chúng ta có thể khái quát được sản phẩm của cơ sở lưu trú là toàn bộ dịch vụ phục vụ khách diễn ra trong quá trình từ khi nghe lời yêu cầu đầu tiên của khách đến khi tiễn khách rời khỏi cơ sở lưu trú, do đó, không thể xem sản phẩm của cơ sở lưu trú chỉ là những hàng hóa dịch vụ đơn lẻ mang tính kỹ thuật khô cứng.
*) Kinh doanh vận chuyển khách du lịch
Tại Điều 57 mục 3 của Luật Du Lịch ban hành ngày 27/06/2005 có quy định: Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch và tại các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch. Hoạt động kinh doanh vận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
chuyển khách du lịch nhằm mục đích sinh lời thông qua việc sử dụng, cho thuê các phương tiện vận chuyển bằng đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển. Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh này, có nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau như: ôtô, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay…Thực tế cho thấy, ít có doanh nghiệp du lịch (trừ một số tập đoàn du lịch lớn trên thế giới) có thể đảm nhiệm toàn bộ việc vận chuyển khách du lịch từ nơi cư trú của họ đến điểm du lịch và tại điểm du lịch. Phần lớn trong các trường hợp, khách du lịch sử dụng dịch vụ vận chuyển của các phương tiện giao thông đại chúng hoặc của các công ty chuyên kinh doanh dịch vụ vận chuyển.[9]
*) Kinh doanh lữ hành
Hoạt động kinh doanh lữ hành nói chung đề cập đến các hoạt động chính như: làm nhiệm vụ giao dịch; ký kết với các tổ chức kinh doanh du lịch trong nước, nước ngoài để xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch. Trên thực tế, hoạt động kinh doanh lữ hành thường tồn tại hai hoạt động phổ biến sau: [6]
Kinh doanh lữ hành: là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần; quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch.
Kinh doanh đại lý lữ hành: là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng ký nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin du lịch và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng. Trong đó, Kinh doanh lữ hành bao gồm có kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế. Lữ hành nội địa là việc xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa. Lữ hành quốc tế là việc xây dựng, chào bán các chương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách quốc tế vào nước mình và đưa công dân nước mình đi du lịch nước ngoài, thực hiện chương trình đã bán hoặc ký hợp đồng ủy thác từng phần, trọn gói cho lữ hành nội địa.
*) Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác
Ngoài các hoạt động du lịch kinh doanh như đã nêu trên, trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ như kinh doanh các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí; tuyên truyền, quảng cáo du lịch; tư vấn đầu tư du lịch… Cùng với xu hướng phát triển ngày càng đa dạng những nhu cầu của khách du lịch, sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và sự gia tăng mạnh của các doanh nghiệp du lịch, dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường du lịch thì các hoạt động kinh doanh bổ trợ này ngày càng có xu hướng phát triển mạnh. Phần không thể thiếu trong hành trình Du lịch là kinh doanh khu vui chơi, giải trí, các dịch vụ mua bán hàng hóa, hàng lưu niệm, dịch vụ thể thao như sân golf và dịch vụ cho thuê dụng cụ đánh golf, dịch vụ thuê các thiết bị lướt ván, lặn biển, các dịch vụ thuê dụng cụ leo núi, các dịch vụ thuê dụng cụ du lịch mạo hiểm, dịch vụ massage… [6]