5. Kết cấu luận văn
3.2.2. Chất lượng doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn
3.2.2.1. Tình hình chất lượng doanh nghiệp du lịch kinh doanh khách sạn
Sự ra đời của các khách sạn cao cấp thời gian qua đã cho thấy sự tăng trưởng của dịch vụ lưu trú trong lĩnh vực du lịch, đáp ứng ngày càng tốt hơn chất lượng phục vụ khách du lịch đến tham quan lưu trú, nghỉ dưỡng tại Hạ Long. Các khách sạn cao cấp chủ yếu tập trung ở TP Hạ Long. Tuy nhiên chất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
lượng mà các doanh nghiệp kinh doanh du lịch mang lại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Việc tăng cường công tác quản lý hoạt động xếp hạng và duy trì kiểm tra chất lượng các khách sạn đã được xếp hạng vẫn còn chưa tốt.
Bảng số liệu 3.8 phản ánh chất lượng dịch vụ lưu trú. Với việc phân hạng khách sạn như bảng số liệu trên cho thấy khả năng đáp ứng đa dạng của các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú. Số lượng khách sạn 3 sao và 4 sao tăng đều hàng năm, trong đó tốc độ tăng khách sạn 4 sao lên tới 217%, điều này phản ánh sự đầu tư có quy mô và thể hiện các DN làm du lịch chuyên nghiệp, sánh ngang với các tỉnh khác trong nước và một số quốc gia trong khu vực. Năm 2014, thực hiện chính sách mở rộng khuyến khích đầu tư nên tại thành phố đã thu hút đầu tư một khách sạn 5 sao là Viperarl Ha Long Resort mang tầm cỡ quốc tế đã thu hút đông đảo khách quôc tế đến với Hạ Long. Triển vọng trong tương lai, bằng chính sách đầu tư hấp dẫn và thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước thì thành phố Hạ Long còn phát triển mạnh hơn về số lượng khách sạn 5 sao.
Bảng 3.8. Tình hình chất lượng khách sạn trên địa bàn Thành phố Hạ Long giai đoạn 2010-2014
Năm Khách sạn 1 sao và 2 sao Khách sạn 3 sao Khách sạn 4 sao Khách sạn 5 sao Số lượng (KS) Tốc độ tăng giảm (%) Số lượng (KS) Tốc độ tăng giảm (%) Số lượng (KS) Tốc độ tăng giảm (%) Số lượng (KS) Tốc độ tăng giảm (%) 2010 7 - 5 - 1 - 0 - 2011 9 129 6 120 2 200 0 - 2012 14 156 9 150 3 150 0 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2013 23 164 14 156 6 200 0 - 2014 40 174 20 143 13 217 1 100
(Nguồn: Sở Văn hoá, thể thao và du lịch Quảng Ninh)
3.2.2.2. Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Bảng 3.9: Trình độ chủ doanh nghiệp của các DN kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Trình độ học vấn Số phiếu trả lời Tỷ lệ (%) Sau đại học 11 22,0 Đại học 32 64,0 Cao đẳng 5 10,0 Trung cấp 2 4,0 Tổng 50 100
(Nguồn: Điều tra của tác giả)
Trình độ học vấn là tiêu chí phản ánh chất lượng của chủ các doanh nghiệp kinh doanh trong mọi ngành nghề. Trình độ này cho biết khả năng ra quyết định trong điều kiện kinh doanh biến động; chiến lược và sách lược kinh doanh; khả năng lãnh đạo giúp DN; tầm nhìn trong kinh doanh; các chính sách liên quan đến marketing, tài chính, nhân sự, kỹ thuật,…
Bảng số liệu 3.9 phản ánh được trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp. Số lượng chủ doanh nghiệp có trình độ đại học là nhiều nhất 32 người (tương ứng chiếm 64,0%), trình độ sau đại học là 11 người (tương ứng chiếm 22,0%). Còn trường hợp chủ doanh nghiệp có trình độ cao đẳng, trung cấp nhưng tỷ lệ này thấp (tương ứng là 10,0% và 4,0%). Thật vậy, đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thì đòi hỏi trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp sẽ phải thích ứng nhanh nhạy và xử lý nhiều tình huống hơn hẳn so với ngành nghề kinh doanh khác, bởi kinh doanh dịch vụ mang yếu tố vô hình, khách hàng có thể cảm nhận và đánh giá chất lượng thông qua các sản phẩm, con người, cơ sở vật chất,…và để khách hàng đánh giá tốt và quay lại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
sử dụng dịch vụ trong lần du lịch tiếp theo đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải thường xuyên đưa ra chiến lược kinh doanh mới, độc đáo.
Biểu đồ 3.4: Trình độ chủ doanh nghiệp trong các điều tra trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
(Nguồn: Điều tra của tác giả)
Nhìn chung, trình độ của chủ doanh nghiệp trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch là tương đối đồng đều, đa số có trình độ đại học trở lên. Điều này phản ánh chất lượng dịch vụ du lịch được nâng cao và chú trọng đầu tư, chính vì vậy lượng du khách đến với thành phố Hạ Long ngày một tăng.
3.2.2.3. Trình độ chuyên môn của lao động trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
Trong bối cảnh kinh doanh như hiện nay, trước những yêu cầu phát triển và áp lực cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp cần trang bị cho mình đội ngũ lao động tinh nhuệ, có trình độ chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng như cầu công việc ngày càng cao. Đối với ngành dịch vụ, nhân tố con người là nhân tố quyết định, bởi đội ngũ lao động này trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sự thỏa mãn của du khách.
Bảng 3.10. Trình độ của lao động trong các doanh nghiệp điều tra trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn STT Trình độ của LĐ Số lao động Tỷ lệ (%) 1 Sau đại học 30 8,58 2 Đại học 149 42,57 3 Cao đẳng 110 31,43 4 Trung cấp 41 11,71 5 Khác (Cấp 2,3) 20 5,71 Tổng 350 100
(Nguồn: Điều tra của tác giả)
Dựa vào bảng số liệu 3.10 trên có thể thấy trình độ của lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch được các doanh nghiệp quan tâm và khai thác. Trong 50 doanh nghiệp du lịch mà tác giả điều tra là 350 lao động đang làm việc trực tiếp tại các doanh nghiệp đó. Trình độ lao động có trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao nhất là 42,57%, trình độ cao đẳng chiếm 31,43%, trình độ trung cấp chiếm 11,71%, trình độ sau đại học chiếm 8,58% và trình độ khác (học hết cấp 2,3) chiếm 5,71%. Số lao động khác chủ yếu được doanh nghiệp sử dụng theo mùa vụ khi vào mùa du lịch cao điểm. Cơ cấu trình độ của lao động được chủ doanh nghiệp quan tâm ngay từ khâu tuyển dụng ban đầu. Các vị trí công việc như trưởng phó phòng chức năng của doanh nghiệp có trình độ đại học hoặc sau đại học; trưởng bộ phận khác (buồng, phòng, bar, hướng dẫn viên du lịch, quản lý nhà hàng, khách sạn…) chủ yếu có trình độ đại học. Về cơ bản, lao động trong các doanh nghiệp lữ hành đáp ứng được yêu cầu về chất lượng doanh nghiệp.