5. Kết cấu luận văn
3.3.1.3. Môi trường kinh tế
Yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến cơ hội cũng như áp lực trong kinh doanh đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Thật vậy, Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình phục hồi kinh tế sau suy thoái nên có dấu hiệu tích cực.
Tốc độ tăng trưởng của Thành phố Hạ Long năm 2014 (GDP, giá so sánh 1994) tăng 11%, cao hơn mặt bằng chung của toàn tỉnh (tăng trưởng GDP toàn tỉnh 8,8%); Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước tính đạt 1.247,4 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2013 (thu chuyển giao ngân sách là 141,5 tỷ
đồng; thu hồi các khoản chi năm trước 3,0 tỷ đồng; thu chuyển nguồn 35,9 tỷ đồng; thu quản lý qua ngân sách 9,35 tỷ đồng); chi ngân sách đạt 1.156,0 tỷ
đồng. Theo số liệu thống kê, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 12 tháng năm 2014 so với cùng kỳ giữ mức thấp 103,35%. Do nguồn cung hàng hóa dồi dào, tổng cầu tăng chậm, nhiều mặt hàng tăng thấp hoặc giữ giá. Nhiều nhóm hàng có chỉ số giá thấp như đồ uống và thuốc lá (101,96%), thiết bị và đồ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
dùng gia đình (101,28%), thuốc và dịch vụ y tế (101,09%), bưu chính viễn thông (100,49%). Nhóm hàng ăn và dịch vụ; nhóm nhà ở điện nước và vật liệu xây dựng là hai nhóm có chỉ số giá cao nhất cũng chỉ tăng ở mức trên 4% so với cùng kỳ năm 2013: Chỉ số bình quân vàng năm 2014 so cùng kỳ 87,47%; Chỉ số bình quân Đô la Mỹ so cùng kỳ 100,12%.
Sự bình ổn kinh tế của thành phố Hạ Long đã thu hút khách du lịch đến tham quan, mua sắm. Lạm phát được chính phủ kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng ổn định góp phần bình ổn giá tất cả các dịch vụ. Như vậy, tạo được cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn.
3.3.1.4. Chủ trương, chính sách phát triển du lịch
Với quan điểm phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng trong việc thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển bền vững và chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”; thời gian qua, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng và triển khai các nghị quyết, kế hoạch phát triển du lịch, như: Nghị quyết số 07-NQ/TU về phát triển du lịch giai đoạn 2013-2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Kết luận số 29-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về nhiệm vụ giải pháp phát triển du lịch giai đoạn 2013-2015; Chỉ thị 11/CT-UBND và Quyết định 3268/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh về quản lý môi trường kinh doanh du lịch v.v.. Tỉnh mạnh dạn thuê tư vấn nước ngoài (Tập đoàn tư vấn Boston của Hoa Kỳ) xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030…
Tuy nhiên, du lịch Quảng Ninh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, đóng góp vào GDP của tỉnh còn thấp. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng. Kết cấu hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ còn thiếu đồng bộ. Quy mô doanh nghiệp du lịch còn nhỏ. Chất lượng dịch vụ du lịch chưa cao. Hoạt động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
quảng bá, xúc tiến du lịch chưa có chiến lược dài. Việc chấn chỉnh môi trường kinh doanh du lịch còn chưa triệt để. Công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức…Đặc biệt là chính sách thu hút đầu tư chưa thỏa đáng, còn nhiều tiềm năng đối với nhà đầu tư nước ngoài vào địa bàn tỉnh đặc biệt là thành phố Hạ Long. Bảng 3.16 thống kê các dự án đang thực hiện trên địa bàn:
Bảng 3.16: Các dự án du lịch có giấy chứng nhận đầu tư đang thực hiện
Dự án Năm bắt
đầu
Lũy kế vốn đầu tư (triệu USD)
Xây dựng và kinh doanh khách sạn 5 sao; khu vui chơi có thưởng
2010 45
Khách sạn và công viên vui chơi giải trí Hồng Vận 2008 5 Đầu tư và kinh doanh khách sạn 3 sao, cửa hàng ăn
uống, gian hàng giới thiệu sản phẩm, văn phòng và căn hộ cho thuê, dịch vụ massage, tắm hơi, trò chơi điện tử
2007 18
Hạ Long Star 2008 25
Dự án công ty liên doanh Vĩnh Thuận 2008 24
Đầu tư và kinh doanh dưới hình thưc cho thuê: nhà chung cư, văn phòng, các công trình phục vụ các hoạt động văn hóa, chăm sóc sức khỏe thẩm mỹ,…
2007 1
Xây dựng các khu khách sạn, trung tâm thương mại TP Móng Cái
2009 4
Khu nghỉ dưỡng thuyền nổi Vịnh Hạ Long 2007 2 Trung tâm Cash & Carry Metro Hạ Long 2011 21
(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Quảng Ninh 2015)
Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nêu rõ mục tiêu: “Xây dựng Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia, có cơ sở vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, có chất lượng cao, thương hiệu mạnh, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, có năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế; thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và đảm bảo quốc phòng - an ninh”.
3.3.1.5. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Đối thủ cạnh tranh luôn là những người đồng hành cùng doanh nghiệp và cũng là những người đưa doanh nghiệp đến với khó khăn bất cứ lúc nào. Hoạt động du lịch vốn bị cạnh tranh khá gay gắt bởi nhiều đối thủ trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cạnh tranh nhau về sản phẩm du lịch, chất lượng và các chương trình khuyến mãi, hậu mãi của doanh nghiệp dành cho du khách. Sự cạnh tranh lành mạnh sẽ là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp do khả năng cạnh tranh tác động đến hiệu quả kinh doanh. Cạnh tranh quyết định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường thông qua thị phần của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh đã được thành lập với mục tiêu ban đầu đặt ra là xây dựng cầu nối giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch với Nhà nước, liên kết và phối hợp với hội viên trên tinh thần tự nguyện, cùng có lợi, giảm cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ, tăng sức cạnh tranh với bên ngoài, hợp tác hỗ trợ nhau trong kinh doanh, bình ổn thị trường, nâng cao sản phẩm chất lượng, Hiệp hội đã khẩn trương bắt tay vào xây dựng kế hoạch hành động và triển khai nhiều chương trình, hoạt động trọng tâm.
Để tạo điều kiện cho du lịch phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN du lịch, kinh doanh du lịch trong bối cảnh mới là kinh doanh theo chuỗi, DN là trung tâm. Do vậy, cần gỡ bỏ các rào cản cho DN du lịch, đồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
thời, các hoạt động xúc tiến và dịch vụ công trong ngành du lịch nên chuyển dần cho DN …bên cạnh đó, nên miễn thuế nhập khẩu một số lượng hạn chế phương tiện vận chuyển khách du lịch cao cấp để tạo điều kiện cho du lịch trong nước nâng cao chất lượng dịch vụ, cạnh tranh được với các nước trong khu vực; giảm thuế đất công viên, khu vui chơi; giảm giá điện nước đối với các khách sạn, resort; triển khai chương trình hỗ trợ DN du lịch theo hướng ưu đãi vào lĩnh vực đầu tư du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.