Giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Giải pháp việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (LV thạc sĩ) (Trang 88)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.5.2. Giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn

trên địa bàn huyê ̣n Hòa An, tỉnh Cao Bằng

Thứ nhất, Đảng và Nhà nước cần có chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn đào tạo nghề với sử dụng lao động phù hợp. Lao động nông thôn thiếu việc làm do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là trình độ văn hóa thấp, lại không được đào tạo nghề nên lao động phổ thông là phổ biến. Đã có những doanh nghiệp sau khi thu hồi đất của nông dân, nhận lao động trẻ ở nông thôn vào làm việc, nhưng chỉ một thời gian ngắn lại phải cắt hợp đồng, do lao động này không đáp ứng được yêu cầu công việc của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc đẩy mạnh đào tạo nghề và đa dạng các hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn đang là đòi hỏi bức thiết của cuộc sống và phải có sự tham gia của các cấp, các ngành, các lực lượng trong toàn xã hội. Trước hết, chính quyền các cấp phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để nhân dân các địa phương, nhất là lực lượng lao động trẻ có nhận thức đúng về học nghề, thay đổi quan niệm cũ là phải vào các trường đại học mới có việc làm, thu nhập đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Trên cơ sở có nhận thức đúng về học nghề, cần phân luồng giúp họ chọn đúng ngành, nghề phù hợp với bản thân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của mỗi địa phương. Đây không phải là vấn đề có thể thực hiện trong “một sớm, một chiều”, vì làm thay đổi nhận thức và thói quen của mỗi người và cả một thế hệ cần phải có thời gian và sự kiên trì. Trong đào tạo nghề, cần phân loại để có hình thức và nội dung đào tạo phù hợp. Đối với những lao động lớn tuổi (từ 35 tuổi trở lên), không có điều kiện đi học tập trung, cần tạo điều kiện tổ chức các lớp dạy nghề tại chỗ, với những nghề truyền thống của địa phương. Sau khi học xong, cần có sự hỗ trợ về vốn để người lao động phát triển kinh tế hộ gia đình. Với đối tượng này có thể áp dụng hình thức dạy nghề lưu động, lồng ghép với các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công, tạo cơ hội cho lao động nông thôn có nghề. Đối với lao động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

còn trẻ, là lực lượng lao động lâu dài của xã hội, cần khuyến khích họ vào học tại các trường và trung tâm dạy nghề, đảm bảo có tay nghề vững, chuyên môn chắc, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Các trường dạy nghề có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút và đào tạo nghề cho học viên. Bởi vậy, các trường, một mặt, phải nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên; mặt khác, chủ động đào tạo nghề thông qua liên doanh, liên kết giữa các trường với cơ sở dạy nghề với nhau; giữa trường dạy nghề với các trường đại học, cao đẳng; giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp và với các trung tâm giáo dục quốc phòng, vừa đào tạo nghề, vừa bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, để sau khi tốt nghiệp, hoặc nhận được chứng chỉ nghề, học viên có thể tìm kiếm được việc làm đáp ứng nguyện vọng của bản thân, vừa sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự khi có yêu cầu. Với đối tượng nghèo, không có điều kiện để học nghề, Nhà nước có thể hỗ trợ một phần kinh phí học nghề dưới hình thức phù hợp, như cấp thẻ học nghề một lần cho người thực học. Các trường dạy nghề của quân đội, bên cạnh đào tạo nghề cho quân nhân, tiếp tục nhận thanh niên bên ngoài vào đào tạo. Quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới công tác quản lý và chú trọng gắn đào tạo nghề với rèn luyện trong môi trường quân sự, bởi đó là những phẩm chất không chỉ cần thiết cho nền sản xuất mới, mà còn đáp ứng yêu cầu của quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Cùng với công tác đào tạo nghề, cần nghiên cứu mở sàn giao dịch việc làm, đẩy mạnh hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm ở ngay các địa phương, chứ không chỉ ở các đô thị lớn, để doanh nghiệp và người lao động có cơ hội gặp gỡ, đáp ứng nhu cầu của nhau. Sau đào tạo nghề, các địa phương còn có thể tìm hiểu và tổ chức chặt chẽ việc đưa lao động nông thôn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

Thứ hai, tiếp tục thúc đẩy công tác giới thiệu việc làm cho người lao động nông thôn tới các khu công nghiệp và xuất khẩu lao động.

Thứ ba, nhà nước cần có chính sách nhằm động viên, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào những nơi còn nhiều khó khăn, địa bàn xung yếu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Nhiều địa phương, nhất là các tỉnh miền núi, biên giới, những khu vực trọng yếu về quốc phòng và an ninh, giàu tiềm năng nhưng chưa được "đánh thức", do còn thiếu đầu tư và thiếu lao động. Những khu vực này đang đòi hỏi Nhà nước và các địa phương có chính sách khuyến khích, nhằm động viên được mọi nguồn lực đầu tư, mở rộng sản xuất, dịch vụ, khai thác tiềm năng, để vừa phát triển kinh tế-xã hội, xoá đói, giảm nghèo, vừa tạo ra nguồn nhân lực, hậu cần và kỹ thuật tại chỗ cho khu vực phòng thủ. Đây là những vùng còn nhiều khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có lực lượng lao động trẻ, khoẻ, nhiệt tình, trình độ, tâm huyết, gắn bó lâu dài với địa bàn. Bởi vậy, các địa phương cần có chính sách ưu đãi hợp lý về đất đai, vốn, thuế,... nhằm động viên, khuyến khích các nguồn lực đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, các khu kinh tế phù hợp với yêu cầu xây dựng và bảo vệ địa bàn; có quy hoạch đồng bộ các yếu tố về kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thiết yếu như: đường giao thông, nhà ở, nước sinh hoạt, chợ, trạm y tế, trường học,... để những lao động đến đây có điều kiện bảo đảm nhu cầu cơ bản, yên tâm và gắn bó xây dựng địa bàn vững mạnh, giầu đẹp. Đồng thời, có chính sách thu hút lực lượng lao động ở các vùng, miền khác đến định cư, sinh sống, làm cho kinh tế địa phương phát triển, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Muốn vậy, không chỉ động viên thanh niên địa phương, mà còn phải tuyên truyền, vận động thanh niên ở miền xuôi lên lập nghiệp; sinh viên ra trường về công tác tại các vùng còn nhiều khó khăn. Cần nghiên cứu, nhân rộng mô hình trí thức trẻ tình nguyện, làng thanh niên lập nghiệp để đáp ứng yêu cầu trên. Đặc biệt, tiếp tục phát huy vai trò của các khu kinh tế - quốc phòng trong tạo công ăn việc làm cho nhân địa phương, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số,...

Thứ tư, xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn toàn diện và hợp lý. Việc xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn toàn diện và hợp lý bao gồm cả nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ có vai trò to lớn trong giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Nông thôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

huyện Hòa An còn mang nặng tính thuần nông, điều đó dẫn đến tính thời vụ cao làm cho lao động lâm vào tình trạng thiếu việc làm. Thực tế các hộ kiêm ngành nghề và phi nông nghiệp có thời gian lao động ổn định hơn và có thu nhập cao hơn. Để phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp cần có nhiều giải pháp đồng bộ. Đẩy mạnh liên kết với các làng nghề truyền thống trong đào tạo nghề và tiêu thụ sản phẩm. Ưu tiên cho vay vốn phát triển các hoạt động phi nông nghiệp.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Lao động nông thôn có trình độ hạn chế. Muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội nông thôn, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn thì công tác đào tạo nghề là vô cùng quan trọng. Công tác đào tạo nghề cần phải xem xét đến nhu cầu xã hội, đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm. Việc đào tạo nghề cho nông dân cũng cần quan tâm đến lĩnh vực quản lý kinh tế để người nông dân có tầm nhìn rộng và toàn diện hơn.

Thứ sáu, tăng cường cho nông dân vay vốn kết hợp với công tác khuyến nông và khuyến công. Trong kết quả chạy hàm sản xuất, vốn là yếu tố có ảnh hưởng mạnh thứ hai sau lao động đến thu nhập của hộ nông dân huyện Hòa An. Do vậy, việc cung cấp vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, người nông dân nhiều khi không giám vay vốn vì không biết đầu tư vào đâu, vay vốn làm gì và làm như thế nào. Vì thế cần kết hợp việc cung cấp vốn cho nông dân với công tác khuyến công và khuyến nông, giúp người nông dân sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.

Thứ bảy, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kết hợp với đẩy mạnh cơ giới hóa. Trong kết quả chạy hàm sản xuất, lao động là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập của hộ nông dân. Điều đó cũng chứng tỏ nông thôn huyện Hòa An sản xuất còn lạc hậu, lao động thủ công là chính. Vì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

vậy, cần tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm tăng năng suất lao động. Việc đẩy mạnh cơ giới hóa có ý nghĩa rất to lớn trong phát triển kinh tế nông thôn. Điều đó làm bớt đi sự nặng nhọc của nông dân, chuyển được lao động sang làm nghề khác dẫn đến thu nhập của người nông dân tăng. Tuy nhiên, để tăng cường cơ giới hóa trong nông nghiệp thì cần đẩy mạnh xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông và hệ thống điện nông thôn nhằm tăng hiệu quả hoạt động của máy móc thiết bị.

Thứ tám, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo. Qua phân tích số liệu điều tra cho thấy các hộ nghèo có tỷ suất sử dụng thời gian lao động rất thấp. Những lý do nghèo đói thường là thiếu đất canh tác, không có các hoạt động phi nông nghiệp, trình độ văn hóa thấp dẫn đến khả năng quản lý kém, kết hợp một số rủi ro khác,… Việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn xóa đói giảm nghèo là hết sức quan trọng đi liền với công tác khuyến nông, đào tạo kỹ thuật cũng như khả năng quản lý cho hộ nghèo. Làm được như vậy sẽ có tác động hiệu quả đến tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.

Thứ chín, tăng cường hợp tác trong tiêu thụ nông sản. Sản xuất của các hộ nông dân trong tỉnh vẫn phổ biến là sản xuất nhỏ, manh mún, điều đó gây khó khăn cho tiêu thụ nông sản. Hoạt động tiêu thụ nông sản chủ yếu là hoạt động riêng rẽ của các hộ nông dân. Điều đó dẫn đến hai hệ lụy, một là bị tư thương ép giá, hai là không có khả năng tiêu thụ làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ. Chính quyền các cấp cần giúp nông dân hình thành nên những nhóm hộ hợp tác với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, điều đó tạo điều kiện cho hộ nông dân giới thiệu sản phẩm, tìm hiều thị trường, nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh.

Thứ mười, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp trình độ cao, vì Hòa An là huyện có thế mạnh về nông nghiệp của tỉnh Cao Bằng. Việc thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hợp lý là vô cùng quan trọng. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho áp dụng khoa học kỹ thuật mới, đưa giống cây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

trồng và con gia súc mới vào sản xuất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung với trình độ công nghệ cao. Việc quy hoạch vùng hợp lý còn tạo điều kiện cho việc xây dựng thương hiệu hàng hóa và dễ dàng hơn trong hoạt động tiều thụ sản phẩm, là điều kiện quan trọng nâng cao thu nhập của nông dân.

Thứ mười một, cần phải đánh giá chính xác về chất lượng việc làm trên cơ sở đưa ra những chỉ tiêu cụ thể phù hợp với từng đối tượng trong các khu vực kinh tế. Bên cạnh đó cần phải thực hiện việc cải tiến các dữ liệu, số liệu thống kê bao phủ các nhóm đối tượng, các chỉ tiêu và có tính thống nhất qua các năm. Xuất phát từ nội hàm của chất lượng việc làm khi đánh giá chất lượng việc làm cần phải đánh giá đầy đủ các nội dung: (1) An toàn và sức khỏe nơi làm việc, nhằm bảo vệ chống lại tai nạn và bệnh tật nơi làm việc thông qua các quy định về an toàn và sức khỏe, giới hạn về thời gian làm việc, thời điểm làm việc như làm việc vào ban đêm; (2) Thu nhập và phúc lợi từ việc làm: đảm bảo thu nhập thường xuyên và tiếp cận các lợi ích khác ngoài tiền lương, các khoản thu nhập tăng thêm (hoặc thu nhập thay thế), bảo vệ quyền lợi về thu nhập thông qua hệ thống tiền lương tối thiểu, chính sách an sinh xã hội,... (3) Giờ làm việc và cân bằng công việc và cuộc sống; (4) An sinh việc làm: bảo vệ chống lại sự sa thải tùy tiện và sự bền vững của việc làm trong nền kinh tế thị trường; (4) Đối thoại xã hội; (6) Đào tạo và phát triển kỹ năng: mở rộng cơ hội học nghề và phát triển kỹ năng thông qua đào tạo và đào tạo lại nghề, nếu nghề hay kỹ năng nghề có nguy cơ lạc hậu không được sử dụng; (7) Mối quan hệ nơi làm việc và động lực làm việc, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Như vậy, chất lượng việc làm bao gồm nhiều hay một tập hợp các chỉ số đa dạng phản ánh đầy đủ nhu cầu, mong muốn của cá nhân và xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua phân tích thực trạng việc làm của lao động nông thôn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng có thể rút ra một số kết luận sau:

- Hòa An là huyện trọng điểm về phát triển kinh tế của tỉnh Cao Bằng, song nhìn chung cơ cấu kinh tế nông thôn còn lạc hậu, điều đó ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động nông thôn. Trong những năm qua, mặc dù huyện đã có nhiều cố gắng để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tuy nhiên việc giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông thôn hiện nay trên địa bàn đang gặp nhiều trở ngại do gia tăng nguồn cung lao động ở mức cao. Mặt khác, khả năng thích ứng của người nông dân với thị trường còn yếu, ít khả năng thay đổi hướng sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao, mức độ giao lưu kinh tế và tỷ lệ chủ hộ mức rất cao (đến 92,8%) chưa được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật được đánh giá là một trong những tồn tại và thách thức lớn nhất trong việc giải quyết việc làm nông thôn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Bên cạnh đó, vốn là yếu tố ảnh hưởng lớn đến thu nhập của nông dân, điều đó chứng tỏ người nông dân thiếu vốn và thiếu khả năng tiếp cận các nguồn vốn.

- Trong các nhóm hộ nông thôn, nhóm hộ cận nghèo và nghèo đi làm thuê nhiều hơn (bình quân mỗi hộ có 1,9-2,9 người đi làm thuê), bởi do nhóm hộ này không còn kế sinh nhai nào khác nên mới phải đi làm thuê, do đó cần cải thiện sinh kế nông nghiệp bền vững cho nhóm hộ cận nghèo và nghèo để họ thoát nghèo. Đáng chú ý là có tới 45 hộ có lương hoặc phụ cấp, chiếm tỷ lệ rất cao (chiếm 25% so với tổng số hộ điều tra), chứng tỏ đội ngũ cán bộ hưởng lương, hưởng phụ cấp ở địa phương rất lớn. Đây cũng có thể là gánh nặng đối với ngân sách nhà nước và địa phương. Mặt khác, nhóm hộ cận

Một phần của tài liệu Giải pháp việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (LV thạc sĩ) (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)