3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2.4. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở nước ta
1.2.4.1. Tình hình lao động và việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước tính đến thời điểm 01/01/2016 là 54,61 triệu người, tăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
185 nghìn người so với cùng thời điểm năm 2014, trong đó lao động nam chiếm 51,7%; lao động nữ chiếm 48,3%. Đến thời điểm trên, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ước tính 48,19 triệu người, tăng 506,1 nghìn người so với cùng thời điểm năm trước.
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2015 ước tính 52,9 triệu người, tăng 142 nghìn người so với năm 2014. Đặc biệt, tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo năm 2015 ước tính đạt 21,9%, cao hơn mức 19,6% của năm 2014, trong đó lao động qua đào tạo khu vực thành thị đạt 38,3% (Năm 2014 là 35,9); khu vực nông thôn đạt 13,9% (Năm 2014 là 12,0).
Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động, ở thanh niên là vấn đề đáng quan ngại. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2015 có sự gia tăng là 2,31% (Năm 2013 là 2,18%; năm 2014 là 2,10%), trong đó có xu hướng tăng thất nghiệp ở khu vực nông thôn (năm 2015 là 1,83% so với năm 2013 là 1,54%; năm 2014 là 1,49%).
Điều này được lý giải bởi nền kinh tế khởi sắc với sự phát triển mạnh của khu vực công nghiệp và dịch vụ là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (Từ 15-24 tuổi) năm 2015 lên tới 6,85% (Năm 2013 là 6,17%; năm 2014 là 6,26%). Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên năm 2015 là 1,27% (Năm 2013 là 1,21%; năm 2014 là 1,15%).
Mặc dù vậy, một tín hiệu vui được nêu ra trong Báo cáo là tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2015 giảm 1,82% (so với năm 2013 là 2,75%; năm 2014 là 2,40%), trong đó khu vực thành thị là 0,82% (Năm 2013 là 1,48%; năm 2014 là 1,20%); khu vực nông thôn là 2,32% (Năm 2013 là 3,31%; năm 2014 là 2,96%). Tỷ lệ thiếu việc làm có xu hướng giảm dần vào cuối năm (Quý I là 2,43%; quý II là 1,80%; quý III là 1,62%; quý IV là 1,66%) và giảm chủ yếu ở khu vực nông thôn (Quý I là 3,05%; quý II là 2,23%; quý III là 2,05%; quý IV là 2,11%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Ước tính trong năm 2015 cả nước có 56% lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản có việc làm phi chính thức (Năm 2013 là 59,3%; năm 2014 là 56,6%), trong đó thành thị là 47,1% (Năm 2013 là 49,8%; năm 2014 là 46,7%) và nông thôn là 64,3% (Năm 2013 là 67,9%; năm 2014 là 66,0% [23].
1.2.4.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Việt Nam
Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Điều đó được thể hiện ở nhiều chính sách như chính sách đất đai, chính sách tín dụng nông thôn, chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn…
- Chính sách đất đai
Người nông dân gắn với đất đai. Không có điều đó thì nông nghiệp không thể phát triển. Kể từ khoán 100, khoán 10 cho đến luật đất đai năm 2003, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện được điều đó. Đất đai trở thành nguồn sinh lợi chủ yếu của nông dân. Họ có quyền tự chủ cao hơn với đất đai. Điều đó làm cho nguồn vốn, kỹ thuật và lực lượng lao động ở nông thôn được giải phóng. Việc làm trong nông thôn được tạo ra nhiều hơn, thu nhập của nông dân được nâng cao. Hiện nay, để nông nghiệp phát triển cao hơn cần dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất tạo điều kiện phát triển mạnh kinh tế trang trại. Trên phạm vi cả nước, xu hướng này đang được khuyến khích phát triển mạnh mẽ.
- Chính sách tín dụng nông thôn. Vốn là yêu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng. Đặc biệt nông dân nước ta còn nghèo nên yêu cầu về vốn càng gay gắt. Từ thực tế đó, nhà nước đã chỉ đạo hình thành mạng lưới tín dụng cho nông dân rộng khắp trên cả nước nhằm cung cấp vốn kịp thời cho nông dân. Hiện nay, một cơ sở kinh doanh được vay tối đa 500 triệu đồng, hộ gia đình được vay tới 20 triệu đồng với lãi suất ưu đãi. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh và tạo việc làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Phát triển nông nghiệp hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và nông thôn
Thực chất của chính sách này là thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông hôn và trang trại, phát triển các ngành phi nông nghiệp trong nông thôn.
Cùng với sự giúp đỡ của nhà nước, những năm qua kinh tế hộ và trang trại ngày càng phát triển, nhiều loại cây trồng và con gia súc mới được đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khoa học công nghệ được áp dụng làm cho năng suất cây trồng và vật nuôi ngày càng cao. Trong khi đó các ngành phi nông nghiệp cũng phát triển mạnh đã giải quyết quan trọng vấn đề việc làm và thu nhập của nông dân.
- Chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trong những năm qua nước ta đã đưa hàng chục vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Chương trình này có ý nghĩa to lớn trong giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động. Giải quyết được nhu cầu việc làm cho lao động, ngoài ra hàng năm người lao động ở nước ngoài còn gửi một lượng ngoại tệ khá lớn về nước. Điều đó góp phần quan trọng xoá đói giảm nghèo và tạo việc làm mới trong nước. Về lâu dài hơn, chương trình cũng tạo ra một đội ngũ công nhân lành nghề do học được kỹ thuật và kinh nghiệm từ các nước mà họ đến làm việc.
Chương trình quốc gia giải quyết việc làm
Để chính sách giải quyết việc làm đi vào cuộc sống, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chương trình giải quyết việc làm cụ thể.
- Nghị quyết 120 /HĐBT ngày 11 - 4 -1992 về những chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong những năm tới.
Nguồn vốn 120 được hình thành từ ngân sách nhà nước, thu từ lao động làm việc ở nước ngoài và từ hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Quỹ 120 thực hiện cho vay với lãi suất thấp nhằm tạo việc làm mới, hỗ trợ đào tạo nghề cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
người lao động. Với nông nghiệp nông thôn, quỹ hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển nông lâm ngư nghiệp, mở mang và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn.
- Chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Theo chi thị 327/CT-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 15/9/1992. Nguồn vốn được hình thành từ ngân sách nhà nước, thuế tài nguyên, vốn viện trợ, vốn vay hợp tác nước ngoài. Chương trình 327 nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phát triển nông lâm kết hợp tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, phát triển kinh tế bền vững.
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 27/11/2009 về đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Theo chương trình này, từ nay đến năm 2020 sẽ đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm. Đây là chương trình lớn, tạo cơ hội thuận lợi cho lao động nông thôn trong những năm tới.
- Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ : Về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Mục tiêu đến năm 2020: Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của khu vực.Giải quyết cơ bản vấn đề sản xuất, việc làm, thu nhập để nâng cao đời sống của dân cư ở các huyện nghèo gấp 5 - 6 lần so với hiện nay. Lao động nông nghiệp còn khoảng 50% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trước hết là hệ thống thuỷ lợi bảo đảm tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa có thể trồng 2 vụ, mở rộng diện tích tưới cho rau màu, cây công nghiệp; bảo đảm giao thông thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản đã được quy hoạch; cung cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư; bảo đảm cơ bản điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Việc làm lao động nông thôn với các liên quan đến nguồn lực lao động và việc làm của hộ gia đình nông thôn tại địa bàn nghiên cứu thuộc huyê ̣n Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: 3 xã gồ m: Bạch Đằng, Nam Tuấn và Dân Chủ thuô ̣c đi ̣a bàn huyê ̣n Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
- Thời gian:
+ Số liệu sơ cấp thu thập năm 2016.
+ Số liệu thứ cấp thu thập năm 2013, 2014, 2015.
- Lĩnh vực: Người lao động nông thôn (chủ hộ và thành viên gia đình), lao động, việc làm, gồm việc làm được được trả lương và việc làm không được trả lương.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu.
- Thực trạng nguồn lực lao động, việc làm của hộ gia đình nông thôn tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
- Khó khăn, thách thức.
- Giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn trên địa bàn huyê ̣n Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
2.3. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Tiếp cận nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi sử dụng các tiếp cận sau đây:
- Tiếp cận vĩ mô: Sử dụng tiếp cận vĩ mô để thu thập các thông tin số liệu ở tầm tổng thể, bao quát trên phạm vị huyện, xã, hoặc thu thập thông tin qua khảo sát ở cấp sở, ban, ngành liên quan đến nông thôn mới. Nghiên cứu khảo sát tình hình lao động, việc làm và phát triển kinh tế xã hội trên phạm vi toàn xã, huyện Hòa An hay tỉnh Cao Bằng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Tiếp cận vi mô: Sử dụng tiếp cận này để nghiên cứu một cách chi tiết, chuyên sâu các thông tin số liệu thu thập ở cấp độ nông hộ liên quan đến lao động - việc làm. Nghiên cứu những số liệu từ các hộ trong hai xã thông qua việc khảo sát và phỏng vấn đến các hộ trong 3 xã nghiên cứu
- Tiếp cận hệ thống: Hệ thống 3 cấp từ huyện đến xã và thôn bản về lao động - việc làm của người dân. Nghiên cứu liên quan đến các giải pháp xóa đói giảm nghèo tăng thu nhập của người dân. Sử dụng tiếp cận hệ thống để nghiên cứu một cách bài bản, đầy đủ và toàn diện các nội dung nghiên cứu.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo hoặc các tài liệu đã công bố. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng dự án,…
Trong phạm vi nghiên cứu này, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp sử dụng để có được các số liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã từ UBND xã, cán bộ khuyến nông, cán bộ nông nghiệp, các trưởng thôn, hội nông dân, hội phụ nữ,... Các báo cáo của các dự án liên quan.
2.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
a, Phương pháp điều tra bảng hỏi (Survey and Questionnaires - phiếu điều tra)
Đây là cách thức thu thập thông tin dựa trên những câu hỏi của một bảng hỏi được chuẩn bị chu đáo theo đề tài nghiên cứu, là một phương pháp quan trọng và thông dụng thường được dùng trong nghiên cứu kinh tế - xã hội. Xây dựng một bộ câu hỏi điều tra để phỏng vấn trực tiếp mỗi xã 60 hộ nông dân tại 3 thôn khác nhau với một bảng hỏi được thiết kế với nội dung gồm nhiều hợp phần khác nhau như: thông tin chung về hộ gia đình (tên, tuổi, giới tính, dân tộc, văn hóa, phân loại kinh tế hộ,…), các nguồn lực sinh kế của gia đình gồm vốn tự nhiên (đất đai, cây trồng, vật nuôi, hoạt động phi nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
nghiệp...), Vốn vật chất (nhà ở, tài sản,…), Vốn xã hội (tham gia các tổ chức, đoàn thể...), thu nhập và vốn tài chính của gia đình, các khó khăn, trở ngại trong sản xuất nông nghiệp. Với bộ câu hỏi này, số liệu thu thập được trong quá trình điều tra được tổng hợp vào các bảng biểu.
- Cơ sở chọn mẫu điều tra
Lựa chọn 03 xã đại diện để điều tra: Bạch Đằng, Dân Chủ, Nam Tuấn. Trong mỗi xã chọn đại diện 3 thôn có điều kiện kinh tế phát triển nhất, trung bình và khó khăn nhất để điều tra.
Lựa chọn hộ điều tra: Chọn 180 hộ dân tại 3 xã để điều tra (mỗi xã 60 hộ, mỗi thôn 20 hộ) dựa vào phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên.
b, Phương pháp quan sát trực tiếp
Phương pháp này được sử dụng để thu thập các thông tin số liệu liên quan đến các hoạt động sinh kế diễn ra hàng ngày của người dân và để thu thập thông tin số liệu liên quan đến đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương.
Phương pháp này được sử dụng để quan sát, ghi chép các hiện tượng, sự kiện thực tế tại hiện trường, đồng thời để có thể giải thích một số vấn đề liên quan có được khi sử dụng các phương pháp khác.
2.3.2.3. Phương pháp phân tích sử lý số liệu
- Các thông tin số liệu thứ cấp được tổng hợp, phân tích và sử dụng theo các phương pháp phân tích tài liệu thông dụng.
- Số liệu điều tra bảng hỏi được nhập vào máy tính trên Excel, rồi tiến hành sử lý và phân tích số liệu trên PivotTable.
Các thông tin định lượng trong bảng hỏi (phiếu điều tra) được tính toán xử lý một số đại lượng thống kê thông dụng của mẫu như: Độ lệch chuẩn (SD), sai số chuẩn (SE) và hệ số biến động (CV%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Trong đó, độ lệch chuẩn (SD) được tính như sau:
SD = √S (S là phương sai). Độ lệch chuẩn cũng có thể được xác định trên excel thông qua hàm StdDev.
Sai số chuẩn (SE) được tính theo công thức:
(SD là độ lệch chuẩn, n: độ lớn mẫu)
Khi đó, hệ số biến động (CV%) được tính như sau:
(SD: độ lệch chuẩn, mean: số trung bình)
2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Nhóm chỉ tiêu về danh tính hộ: Tuổi, giới tính, quan hệ với chủ hộ, học vấn, phân loại kinh tế, dân tộc, các nguồn lực đất đai, vốn, tư liệu sản xuất,...),...
- Nhóm chỉ tiêu nguồn nhân lực của hộ: nhân khẩu, lao động trong độ tuổi, lao động ngoài độ tuổi,...
- Nhóm các chỉ tiêu về lao động: Số lượng lao động, chất lượng lao động (được đào tạo, chưa đào tạo, đạo tạo nghề, truyền nghề, đào tạo đại học,...).
- Nhóm chỉ tiêu về việc làm: việc làm theo ngành nghề (nông nghiệp, phi nông nghiệp), việc làm trong nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp), việc làm phi nông nghiệp (thương mại, làng nghề, dịch vụ sản xuất, dịch vụ đời sống, làm thuê,...), việc làm theo thời gian làm việc (toàn bộ thời