Nguồn nhân lực huyện Hòa An

Một phần của tài liệu Giải pháp việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (LV thạc sĩ) (Trang 58 - 61)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.1.Nguồn nhân lực huyện Hòa An

Hòa An được coi là một huyện trong những năm gần đây có nhiều biến đổi về mọi mặt, trong đó phải kể đến dân số và lao động, là một huyện có mật độ dân số cao so với toàn tỉnh, trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Để thấy rõ thực trạng về dân số và lao động của xã trong những năm qua, ta đi xem xét bảng 3.2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.2: Tình hình dân cư huyện Hòa An từ năm 2013 - 2015

Đơn vị: % Năm Diện tích (km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km2) Tỷ lệ tăng (%) Số lao động phi nông nghiệp (người) 2013 607,10 54.009 88,96 0,53 1.748 2014 607,10 54.218 89,31 0,39 1.939 2015 605,98 54.347 89,68 0,24 1.884

Nguồn: UBND huyện Hòa An

Dân số của huyện qua các năm vẫn tăng tương đối, với mức độ tăng trung bình qua các năm là 0,34%. Dân số tăng lên còn diện tích đất lại giảm xuống, dân số trung bình năm 2013 là 54,009 với mật độ 88,96 người/km2, tăng 0.53%. Năm 2014 tăng 0,39% với 54.218 người, mật độ tăng lên 89,31 người/km2. Năm 2015, diện tích đất tự nhiên giảm xuống còn 605,98km2, trong khi đó tỷ lệ gia tăng dân số vẫn là 0,24%, với 54.347 người, mật độ dân số tăng lên 89,68 người/km2. Như vậy, thấy rằng dân số của huyện tăng lên còn diện tích đất tự nhiên lại giảm xuống, mật độ dân số trung bình tăng lên, đồng nghĩa với đó là diện tích đất canh tác/đầu người giảm xuống. Điều này tạo cho huyện Hòa An một áp lực rất lớn trong việc tạo việc làm, ổn định thu nhập cho người lao động.

Lao động của huyện có xu hướng chuyển dịch ngành nghề, đó là xu hướng chuyển dịch sang lĩnh vực phi nông nghiệp ngày càng tăng, năm 2013 có 1.748 đến năm 2014 tăng lên 1.939 lao động làm việc phi nông nghiệp; tuy nhiên, năm 2015 số người làm việc phi nông nghiệp lại giảm xuống còn 1.884 người. Chính vì vậy, trong những năm tới để đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp, dịch vụ thì xã phải có giải pháp đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho người lao động, có chiến lược khuyến khích các doanh nghiệp thu hút người lao động vào làm việc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trải qua một quá trình hợp lưu lâu dài, hiện nay huyện có nhiều dân tộc cùng sinh sống; dân tộc Tày sống ở đây lâu đời nhất và có dân số nhiều nhất, có trình độ, tổ chức xã hội khá cao và sống tập trung ở vùng đồng; dân tộc Nùng đông thứ hai sống tương đối tập trung ở các xã phía đông huyện; dân tộc Mông, Dao sống rải rác ở các xã vùng cao; dân tộc Kinh và dân tộc Hoa sống chủ yếu ở phố Nước Hai, phố Cao Bình. Thành phần cư dân có nhiều nguồn gốc khác nhau trong đó có một số đồng bào Kinh ở vùng xuôi lên sinh sống lâu đời và đại bộ phận đã trở thành người dân tộc địa phương. Với thành phần dân cư như thế, Hòa An là nơi hợp lưu các dòng văn hóa của các dân tộc đưa lại. Dân số của huyện hiện có 54.347 người, trong đó dân tộc Tày chiếm tỷ lệ 63.33%, Nùng 24,73%, Mông 6,58%, Dao 2,36%, Kinh 2,87%, dân tộc khác 0,14%.

Các dân tộc ở Hòa An có truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn thờ các danh nhân có công với dân. Đền thờ Pú Lương Quân thờ cha Báo Luông, mẹ Slao Cải tương truyền đã sinh ra con cháu người Tày ngày nay được lập ở bờ sông Tả Sẩy xã Bế Triều. Thành Bản Phủ của Thục Phán - An Dương Vương, chùa Đống Lân, chùa Đà Quận (xã Hưng Đạo - nay thuộc thành phố Cao Bằng), đền Kỳ Sầm (xã Vĩnh Quang - nay thuộc thành phố Cao Bằng), đền Vua Lê (xã Hoàng Tung). Các dân tộc đã sớm có ý thức thống nhất dân tộc nên sự khác biệt không lớn lắm, tuy nhiên mỗi dân tộc vẫn giữ được bản sắc riêng của mình. Ngôn ngữ phổ biến ở huyện ngoài tiếng phổ thông là tiếng Tày.

Các dân tộc trong huyện mang những nét đặc trưng riêng trong bản sắc văn hoá, đời sống cũng như trong tập quán, trình độ sản xuất, nhưng có truyền thống cách mạng, cần cù chịu khó, ham hiểu biết và có ý thức vươn lên. Trong quá trình đấu tranh cách mạng cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, lao động xây dựng quê hương, các dân tộc ở Hoà An đã đoàn kết chặt chẽ, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình tạo nên sự hoà nhập của cộng đồng, mang bản sắc văn hoá phong phú và đa dạng tạo nên nguồn động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hòa An nói riêng và của Cao Bằng nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (LV thạc sĩ) (Trang 58 - 61)