Cung cầu về lao động ở nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa,

Một phần của tài liệu Giải pháp việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (LV thạc sĩ) (Trang 28 - 34)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.1.3.Cung cầu về lao động ở nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa,

hiện đại hóa

1.1.3.1. Khái quát cung, cầu về lao động

Cung lao động là một bộ phận dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân hay có nhu cầu cung ứng sức lao động cho nền kinh tế để có việc làm.

Cung lao động phụ thuộc vào những nhân tố cơ bản sau: - Qui mô và tốc độ tăng của dân số.

- Qui mô và tốc độ tăng của nguồn nhân lực. - Độ dài thời gian làm việc của người lao động. - Mức sống của các tầng lớp dân cư.

- Trình độ dân trí, phong tục tập quán.

Cầu về sức lao động (gọi tắt là cầu lao động). Cầu lao động là nhu cầu sức lao động của nền kinh tế ở một thời kỳ nhất định, thường được xác định thông qua chỉ tiêu việc làm.

Cầu lao động của một nền kinh tế phụ thuộc vào những yếu tố sau: - Khả năng phát triển kinh tế của đất nước.

- Cơ cấu ngành nghề và sự phân bổ ngành nghề giữa các khu vực. - Trình độ công nghệ máy móc, thiết bị được sử dụng.

- Tỉ lệ thất nghiệp và lạm phát.

- Các chính sách của nhà nước tác động lên cầu lao động. - Giới tính, lứa tuổi, dân tộc,...

Cung, cầu lao động là hai yếu tố cơ bản của thị trường sức lao động (thường gọi là thị trường lao động). Sự cân bằng của hai yếu tố này phản ánh mức độ có việc làm của người lao động trong nền kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trong trường hợp mức cung lao động phù hợp với mức cầu lao động, hay nói cách khác, mức cầu lao động có khả năng thu hút tất cả những người có khả năng lao động và mong muốn làm việc thì thị trường lao động vận hành tốt. Người lao động có việc làm và thu nhập ổn định. Trong trường hợp nếu cung lao động lớn hơn cầu lao động thì thị trường lao động sẽ lâm vào trạng thái không ổn định. Người lao động sẽ thiếu việc làm, phải làm những công việc có thu nhập rẻ mạt, giá cả sức lao động sẽ thấp hơn giá trị sức lao động, ảnh hưởng đời sống của người lao động. Còn nếu ngược lại cung lao động nhỏ hơn cầu lao động, nền kinh tế sẽ thiếu nguồn nhân lực để phát triển. Tuy nhiên sự phù hợp giữa cung và cầu lao động còn phụ thuộc vào sự phù hợp giữa cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế. Vấn đề đặt ra là với trình độ phát triển nhất định cần bao nhiêu lao động cho qui mô sản xuất hiện tại ? Người lao động có được khả năng và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của cơ hội việc làm hay không? Ở nước ta hiện nay cung lao động có chiều hướng tăng do sức ép của mức tăng dân số, cho nên mặc dù cơ cấu việc làm có sự chuyển biến tích cực nhưng do cung lao động lớn hơn cầu lao động nên nền kinh tế còn tồn tại lực lượng lao động dư thừa dưới nhiều hình thức, trong đó tình trạng thiếu việc làm là phổ biến, nhất là ở khu vực nông thôn.

1.1.3.2. Tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến cung cầu lao động ở khu vực nông thôn

Khi nền kinh tế còn là một nền kinh tế lạc hậu thì lao động trong nông nghiệp chiếm tuyệt đại đa số. Nhưng khi kinh tế hàng hóa phát triển, năng suất lao động tăng lên, sẽ xuất hiện sự “tách rời lần lượt các ngành công nghiệp ra khỏi nông nghiệp” và “có một bộ phận ngày càng đông trong dân cư tách khỏi nông nghiệp, tức là nhân khẩu công nghiệp tăng lên làm cho nhân khẩu nông nghiệp giảm xuống” (Nolwen Heraff và Yves Martin, 2001) [10]. Đi đôi với quá trình công nghiệp hóa, hiện địa hóa lao động hoạt động trong các ngành nông nghiệp sẽ không ngừng giảm xuống cả về số tuyệt đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

và số tương đối. Ngược lại, lao động trong ngành công nghiệp, dịch vụ và các ngành phí nông nghiệp khác sẽ tăng lên không ngừng và ngày càng chiếm tỉ trọng lớn. Đây là xu thế tất yếu của sự phát triển kinh tế xã hội.

Trước hết, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một bộ phận lực lượng lao động trong nông nghiệp sẽ được rút ra khỏi sản xuất nông nghiệp. Do ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, sử dụng máy móc trong sản xuất, làm cho năng suất lao động trong nông nghiệp tăng, dẫn đến thời gian lao động trong nông nghiệp giảm xuống, cho phép một bộ phận lao động trong nông nghiệp chuyển sang làm các ngành nghề khác. Bởi vì: Cũng như lao động cá biệt càng có thể cung cấp được nhiều lao động thặng dư bao nhiêu thì thời gian lao động tất yếu của người ấy càng giảm đi bấy nhiêu, đối với một bộ phận dân cư cần thiết để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt cũng vậy, bộ phận này càng ít đi bao nhiêu thì bộ phận dôi ra để dùng cho các việc khác càng nhiều bấy nhiêu. Bộ phận lao động “dôi ra” ấy từ sản xuất nông nghiệp nếu chưa được sử dụng “cho các việc khác” thì nó sẽ góp phần làm cho nguồn cung lao động cần việc làm ngày càng lớn hơn ở nông thôn.

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là hướng cơ bản tạo ra cầu lao động ngày càng lớn cho khu vực nông thôn. Lịch sử phát triển các nước trên thế giới đã khẳng định: “Không có công nghiệp thì không có cách nào khác để tạo thêm công ăn việc làm. Điều đó đặc biệt có ý nghĩa đối với bất kỳ ai trên thế giới này, đặc biệt là đối với những ai đang chịu số phận là kẻ bán thất nghiệp trong nông nghiệp hay thất nghiệp hoàn toàn ở nơi khác” (Đỗ Thế Tùng, 2000) [20]. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo cơ hội việc làm cho người lao động ở nông thôn, bởi lẽ:

Thứ nhất, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với việc đổi mới và sử dụng nhiều trang thiết bị hiện đại, đó là điều kiện tiên quyết cho việc tạo lập ra những khối lượng lớn việc làm cho người lao động. Vì việc sử dụng máy móc là cơ sở thiết lập ra những xí nghiệp vừa và nhỏ và là cơ sở để nâng cao năng suất lao động, tạo thu nhập và việc làm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Thứ hai, khu công nghiệp là nơi có khả năng thu hút lao động rất lớn từ nông thôn. Hiện nay những ngành công nghiệp như giày da xuất khẩu, may công nghiệp,... là những ngành đưa lại khối lượng việc làm lớn cho lực lượng lao động trẻ ở nông thôn, giúp giảm bớt sức ép về việc làm ở khu vực này.

Các khu công nghiệp mọc lên đồng thời cũng làm xuất hiện những vùng chuyên canh cung cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp và nhu yếu phẩm cho đội ngũ công nhân. Điều đó giúp phát triển và mở rộng sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở những vùng lân cận. Hệ thống dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp không ngừng phát triển. Sản xuất được gắn liền với chế biến lưu thông và tiêu thụ, sản xuất ngay tại nông thôn, làm hình thành cơ cấu công nông nghiệp dịch vụ ở khu vực này. Sự chuyển dịch đó của cơ cấu kinh tế đã tạo ra nhiều loại hình việc làm, thu hút khối lượng lao động lớn ở nông thôn. Người nông dân có thể chuyển từ lao động thuần nông sang lao động ở các ngành nghề khác hay kết hợp vừa làm nông vừa làm kinh tế dịch vụ rất phong phú và đa dạng. Như vậy đã thực hiện sự chuyển dịch như nhiều người vẫn thường nói “Li nông bất li hương”.

Thứ ba, công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới ở khu vực nông thôn nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới. Hiện nay có rất nhiều ngành nghề mới ở nông thôn như: chế biến, bảo quản rau quả, chế biến súc sản, hải sản, chăn nuôi lợn siêu nạc, nuôi tôm trên cát,... nhờ ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, có khả năng thu hút lao động rất lớn. Đó là nơi đến của lực lượng lao động rút ra từ lĩnh vực thuần nông. Quá trình tạo mở việc làm cho người lao động tăng lên cùng với tốc độ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thông thường vốn đầu tư xây dựng các ngành công nghiệp càng lớn, càng cho phép tạo ra nhiều nơi làm việc và thu hút nhiều lao động nông nghiệp chuyển sang. Như vậy cùng với quá trình rút một bộ phận lao động ra khỏi sản xuất nông nghiệp, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng thu hút ngày càng lớn bộ phận lao động vào các ngành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

công nghiệp và dịch vụ, làm cho cung cầu lao động ở khu vực nông thôn dịch chuyển theo hướng ngày càng thu hẹp khối lượng cầu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và mở rộng cầu lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm xuất hiện những khu kinh tế, khu công nghiệp hay khu chế xuất, làm hình thành những trung tâm kinh tế và thúc đẩy quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ. Quá trình đó đòi hỏi phải dành một bộ phận lớn đất đai để xây dựng, làm cho đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng ngày càng nhiều. Sự giảm sút một bộ phận khá lớn đất nông nghiệp đã và đang diễn ra cũng là một tất yếu khách quan cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng nó cũng kéo theo những vấn đề kinh tế - xã hội khác ảnh hưởng tới đời sống của người lao động, nhất là người lao động ở nông thôn. Người nông dân sẽ thiếu tư liệu sản xuất để lao động. Trong điều kiện đất nông nghiệp được chuyển giao cho các hộ nông nghiệp sử dụng lâu dài, việc thu hồi đất sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch làm ăn lâu dài, ổn định, tự chủ về nhiều mặt, trong đó có vấn đề việc làm của mỗi hộ gia đình. Thậm chí một số bộ phận lớn người lao động sẽ mất việc làm và nơi ở, phải di dời đến chỗ ở mới, tìm việc làm mới, ngành nghề mới. Vì vậy, tìm kiếm việc làm phù hợp để ổn định đời sống là nhu cầu bức thiết của bộ phận lao động này.

Mặt khác, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thực chất là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Như vậy lao động trong những ngành thu hẹp sản xuất sẽ buộc phải chuyển nghề, tính chất ổn định của nghề nghiệp sẽ giảm đi, sự bấp bênh và yêu cầu chuyển đổi tăng lên cùng với sự đòi hỏi cao về trình độ, tay nghề sẽ gây áp lực lớn cho lực lượng lao động ít khả năng thích ứng, bộ phận này chủ yếu là lực lượng lao động dôi dư từ sản xuất nông nghiệp ở vùng nông thôn. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

đang tạo ra những thách thức cho người lao động ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng mang lại nhiều cơ hội, việc làm cho người lao động ở khu vực này.

Tuy nhiên mức độ thỏa mãn nhu cầu đó về lao động của nền kinh tế lại phụ thuộc vào trình độ tay nghề hay chất lượng nguồn cung lao động. ở khu vực nông thôn, số lao động dôi dư trừ sản xuất nông nghiệp phần lớn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Vì vậy, mối quan hệ cung cầu lao động ở khu vực này còn căng thẳng về mặt kết cấu. Một mặt, qui mô, khả năng tạo mở việc làm, thu hút lao động ở nông thôn là rất lớn nhưng khu vực này chưa đủ điều kiện để biến khả năng đó thành hiện thực. Mặc dù những năm qua, cơ cấu công - nông nghiệp và dịch vụ ở nông thôn đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng khu vực nông thôn còn hạn chế nhiều về cơ sở hạ tầng, về vốn, thị trường và công nghệ nên quá trình tạo mở việc làm cho người lao động còn hạn chế. Mặt khác nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn là vô cùng to lớn nhưng còn nhiều điểm yếu nên chưa được phát huy.

Để giải quyết mối quan hệ này, phải đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động ở khu vực nông thôn nhất là dạy nghề cho nông dân dưới nhiều hình thức. Kết hợp trang bị kiến thức, tác phong làm việc với hỗ trợ về vốn, công nghệ và hướng dẫn bà con sản xuất, làm ăn một cách cụ thể “cầm tay chỉ việc” để người nông dân có khả năng tìm việc làm và tự tạo việc làm. Đồng thời, lựa chọn kiểu và mức độ phát triển công nghiệp và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo hướng mở rộng các ngành sản xuất với qui mô nhỏ, lựa chọn công nghệ sản xuất phù hợp, sử dụng nhiều lao động. Chọn công nghệ với chi phí tối thiểu để sử dụng nhiều lao động hơn thay vì nhập khẩu và áp dụng các công nghệ với dung lượng vốn lớn để tăng qui mô việc làm. Mặt khác, cần thúc đẩy các ngành công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp cả ở khu vực truyền thống lẫn hiện đại, cả ở nông thôn và thành thị. Ngoài ra cũng có thể tập trung phát triển các công nghệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

có giá thành thấp, sử dụng nhiều lao động, đáp ứng những nhu cầu về cơ sở hạ tầng ở nông thôn như: đường sá, hệ thống điện, cấp thoát nước hay các dịch vụ y tế và giáo dục (Đỗ Thế Tùng, 2002) [20].

Tóm lại, quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang đặt ra những những cơ hội và thách thức về lao động, việc làm cho người lao động, nhất là người lao động ở nông thôn nước ta. Do vậy, cần xây dựng chiến lược an toàn việc làm cho người lao động. Một mặt tập trung tạo nhiều việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động dư thừa trước mắt, nhưng mặt khác phải có chính sách vĩ mô, chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa và khả năng phát triển trong tương lai của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (LV thạc sĩ) (Trang 28 - 34)